Powered by Techcity

Giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025

(Vinhlong.gov.vn) – Ngày 02/01/2025, ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chủ trì Hội nghị giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025.


Tham dự Hội nghị còn có ông Nguyễn Minh Dũng – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Lê Thị Lệ Uyên- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long


Theo đánh giá của UBND tỉnh, năm 2024 cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy và giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân tỉnh; cùng với việc khẩn trương triển khai kịp thời các chỉ đạo của Trung ương, các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh và nhất là sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống chính trị đã thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh trong năm 2024 đạt kết quả phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Ước cuối năm 2024, có 21/21 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó có 08 chỉ tiêu vượt. Tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch đề ra và tăng đều cả 3 khu vực kinh tế. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức thực hiện tốt, tăng trưởng ổn định. Sản xuất công nghiệp ghi nhận sự phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,84%; xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, vượt mục tiêu Nghị quyết giai đoạn 2021-2025. Thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu đều tăng trưởng tích cực. Nhiều hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng được tổ chức hiệu quả


Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo được chú trọng thực hiện tốt. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra phong phú, đáp ứng đời sống tinh thần cho người dân. Công tác giáo dục – đào tạo luôn được quan tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh được thực hiện hiệu quả. Các hoạt động thông tin truyền thông, quản lý tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử được chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực thực hiện, nhất là đối với Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia” (Đề án 06). Công tác cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp tục được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện. Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được mở rộng, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch,… Quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế – xã hội của tỉnh vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định, như: Sản xuất công nghiệp chưa có động lực tăng trưởng rõ nét, một số ngành, lĩnh vực sản xuất còn khó khăn, phục hồi chậm, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi tình hình kinh tế thế giới; sản xuất nông nghiệp còn chịu nhiều áp lực trước chi phí giống, vật tư nông nghiệp tăng cao, tác động của hạn mặn, sạt lở bờ sông, biến đổi khí hậu. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng còn thấp…


Năm 2025, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được của năm 2024, kết hợp với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, UBND tỉnh đã đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu để triển khai thực hiện trong năm 2025. Trong đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 10%; tỷ trọng kinh tế phi nông nghiệp đạt 65,25%; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 98 triệu đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.868 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 6.732 tỷ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 20.000 tỷ đồng… Bên cạnh đó cũng tiếp tục chủ động triển khai, giải quyết kịp thời có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo khối lượng thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn cả năm trên 95%, vốn Trung ương đạt 100%.


Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đề xuất những giải pháp, biện pháp nhằm triển khai, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025 đạt kết quả cao nhất.



Ảnh: Ông Lữ Quang Ngời – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị


Phát biểu tại Hội nghị, ông Lữ Quang Ngời – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; đồng thời, đây cũng là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.


Tình hình kinh tế – xã hội trong nước, trong tỉnh dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, do tác động của kinh tế thế giới và trong nước; quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thiếu nhân lực và năng lực về khoa học – công nghệ,…; biến đổi khí hậu được dự báo gia tăng theo hướng cực đoan, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống người dân.


Tuy nhiên, nhìn chung tình hình kinh tế – xã hội sẽ có bước phục hồi tích cực hơn nhờ hiệu quả của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI.


Với nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, ông Lữ Quang Ngời – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành xác định và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu lớn như triển khai hiệu quả các định hướng của Quy hoạch tỉnh, các đề án lớn, các kế hoạch thực hiện các chương trình hành động của Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025…; tập trung các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế – xã hội; chủ động phân cấp, phân quyền và giải quyết nhanh, hiệu quả những khó khăn phát sinh trong thực tiễn, không để chậm trễ, kéo dài như năm 2024.



Ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025


Các ngành, các cấp cần chủ động bám sát công việc, tiếp tục đổi mới, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2025. Trong đó cần khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; đặc biệt là Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; Nghị quyết số 182/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; Tập trung phát huy mọi nguồn lực để phấn đấu năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số (dự kiến 10%) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 140/CĐ-TTg, ngày 27/12/2024.


Song song đó cần tập trung thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các nhiệm vụ, cân đối lớn của kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,…Triển khai nhanh, hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng huyện. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025; nhất là các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời theo quy định.


Thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI); Hỗ trợ phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực cho nền kinh tế. Chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tiếp cận, mời gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các dự án phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.


Đồng thời đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; đặc biệt là hạ tầng giao thông, đô thị, thích ứng biến đổi khí hậu,… Triển khai hiệu quả chương trình phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long; phát triển hạ tầng đô thị gắn với nâng cấp, mở rộng hạ tầng thương mại, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, thực hiện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Tiếp tục cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong đó, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản.


Hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, tạo động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại bình ổn thị trường; đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu.


Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, hiện đại, hiệu quả, bền vững; tập trung phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh. Tăng cường xúc tiến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển du lịch. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.


Bên cạnh đó cũng cần thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách trợ giúp xã hội và giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.


Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao các đề tài khoa học công nghệ vào thực tiễn; đồng thời, chủ động, khẩn trương, quyết liệt đưa vào cuộc sống Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.


Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025. Tập trung xây dựng văn hoá và con người Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính sách, công tác định hướng báo chí tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cơ quan, địa phương. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, đảm bảo thời gian, không để khiếu nại vượt cấp. Kiên quyết thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy mạnh thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.


Đặc biệt là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức đúng quy định, phù hợp thực tiễn và đi vào hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin để cải tiến phương thức, lề lối làm việc và nâng cao năng lực điều hành, quản lý.


Tăng cường đảm bảo quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử.


Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, vận động các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài, các hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa Vĩnh Long với các tổ chức, địa phương trong và ngoài nước nhằm đưa các quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định phát triển bền vững để quảng bá hình ảnh con người Vĩnh Long, tranh thủ các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.


Ông Lữ Quang Ngời – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; kế hoạch thực hiện vốn đầu tư công và dự toán thu – chi ngân sách năm 2025 theo đúng quy định và phù hợp với tình hình của đơn vị, địa phương, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Đồng thời, tập trung thực hiện Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2025.


Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh đã phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.


Ngọc Hân



Nguồn: http://tintuc.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=3212&ID=270249

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Nguyên Đán

(VLO) Nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025, Ban Giám đốc Công ty Điện lực Vĩnh Long yêu cầu các đơn vị lập và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện; không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 từ 0...

Tất bật chăm sóc hoa Tết

(VLO) Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán. Những ngày này, người trồng hoa đang tất bật chăm sóc để bảo đảm hoa phát triển tốt và nở đúng dịp Tết. Nhà vườn trồng hoa hy vọng thời tiết thuận lợi để hoa đạt chất lượng. Thời điểm này, từ tờ mờ sáng, nhiều nông dân đã tất bật ra vườn hoa để chăm sóc hoa Tết. Đang tưới nước cho gần 3.000 chậu vạn thọ, anh...

Huy động trên 820 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(VLO) Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, trong năm 2024, toàn tỉnh đã huy động 820,2 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó phần lớn là ngân sách địa phương (560,849 tỷ đồng) và vốn đầu tư phát triển (127,79 tỷ đồng); đến cuối năm, nguồn vốn này đã giải ngân được 590,863 tỷ đồng, đạt 72,02% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động được đầu tư vào các công tác như: điều chỉnh xây dựng quy...

Tăng cường bình ổn thị trường trong dịp Tết Ất Tỵ và năm 2025

(VLO) UBND tỉnh vừa thông qua kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ ngày 26/12/2024-31/12/2025, chủ yếu tập trung cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, các mặt hàng tham gia bình ổn gồm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu; các nhóm hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết. Sở Công Thương đã triển khai...

Đề phòng độ mặn lên cao trong những ngày Tết

(VLO) Ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (trong đó có Vĩnh Long), những ngày Tết Nguyên đán hàng năm là thời kỳ đầu mùa khô, nước thượng nguồn về giảm, nhưng còn chịu tác động của kỳ triều cao cuối năm và đầu tháng Giêng, riêng các tỉnh ven biển còn chịu gió chướng nên mặn từ phía biển xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến sản xuất và nguồn nước sinh hoạt. Tăng cường theo...

Cùng tác giả

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Nguyên Đán

(VLO) Nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025, Ban Giám đốc Công ty Điện lực Vĩnh Long yêu cầu các đơn vị lập và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện; không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 từ 0...

Tất bật chăm sóc hoa Tết

(VLO) Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán. Những ngày này, người trồng hoa đang tất bật chăm sóc để bảo đảm hoa phát triển tốt và nở đúng dịp Tết. Nhà vườn trồng hoa hy vọng thời tiết thuận lợi để hoa đạt chất lượng. Thời điểm này, từ tờ mờ sáng, nhiều nông dân đã tất bật ra vườn hoa để chăm sóc hoa Tết. Đang tưới nước cho gần 3.000 chậu vạn thọ, anh...

Huy động trên 820 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(VLO) Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, trong năm 2024, toàn tỉnh đã huy động 820,2 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó phần lớn là ngân sách địa phương (560,849 tỷ đồng) và vốn đầu tư phát triển (127,79 tỷ đồng); đến cuối năm, nguồn vốn này đã giải ngân được 590,863 tỷ đồng, đạt 72,02% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động được đầu tư vào các công tác như: điều chỉnh xây dựng quy...

Tăng cường bình ổn thị trường trong dịp Tết Ất Tỵ và năm 2025

(VLO) UBND tỉnh vừa thông qua kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ ngày 26/12/2024-31/12/2025, chủ yếu tập trung cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, các mặt hàng tham gia bình ổn gồm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu; các nhóm hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết. Sở Công Thương đã triển khai...

Đề phòng độ mặn lên cao trong những ngày Tết

(VLO) Ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (trong đó có Vĩnh Long), những ngày Tết Nguyên đán hàng năm là thời kỳ đầu mùa khô, nước thượng nguồn về giảm, nhưng còn chịu tác động của kỳ triều cao cuối năm và đầu tháng Giêng, riêng các tỉnh ven biển còn chịu gió chướng nên mặn từ phía biển xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến sản xuất và nguồn nước sinh hoạt. Tăng cường theo...

Cùng chuyên mục

Tất bật chăm sóc hoa Tết

(VLO) Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán. Những ngày này, người trồng hoa đang tất bật chăm sóc để bảo đảm hoa phát triển tốt và nở đúng dịp Tết. Nhà vườn trồng hoa hy vọng thời tiết thuận lợi để hoa đạt chất lượng. Thời điểm này, từ tờ mờ sáng, nhiều nông dân đã tất bật ra vườn hoa để chăm sóc hoa Tết. Đang tưới nước cho gần 3.000 chậu vạn thọ, anh...

Tăng cường bình ổn thị trường trong dịp Tết Ất Tỵ và năm 2025

(VLO) UBND tỉnh vừa thông qua kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện từ ngày 26/12/2024-31/12/2025, chủ yếu tập trung cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, các mặt hàng tham gia bình ổn gồm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu; các nhóm hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết. Sở Công Thương đã triển khai...

94,24% diện tích sản xuất khép kín chủ động tưới tiêu 

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt về phát triển thủy lợi và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong những năm qua từ...

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 14,86%

Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của người dân trong trồng trọt và chăn nuôi, TP Vĩnh Long đã thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Cây màu tiếp tục phát triển khá hiệu quả theo các mô hình nông nghiệp đô thị, sản xuất theo hướng GAP...

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp 

  Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia một lớp đào tạo về bán hàng online nâng cao. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tuyên truyền các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp (DN); rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh… góp phần đẩy mạnh phát triển DN. Tích cực hỗ...

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng

Năm 2024, Sở KH-ĐT đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư; phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, dự án khu công nghiệp… Từ đó, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội nghị...

Để phát triển bền vững ngành hàng dừa

  Nông dân nâng cao ý thức trồng dừa theo hướng hữu cơ, thực hiện mã số vùng trồng. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng và phát triển vùng trồng dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Qua đó nâng cao giá trị trái dừa, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần từng bước phát triển bền vững ngành hàng dừa. Nhiều cơ hội phát triển bền vững ngành...

Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

  Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời phát biểu kết luận tại hội nghị. Sáng 2/1, UBND tỉnh đã tổ chức họp thường kỳ tháng 12 và hội nghị giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch vốn đầu tư công, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Vĩnh Long năm 2025.  Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong năm 2024 đã thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu. Riêng tháng...

Đảm bảo nguồn cung, ổn định giá bán, kiểm soát chất lượng

Các doanh nghiệp tích cực triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết. Tết đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao khiến thị trường hàng hóa (HH) trở nên sôi động. Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các cơ quan chức năng đã nhanh...

Bộ Giao thông vận tải tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(Vinhlong.gov.vn) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành giao thông vận tải. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đến dự. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất