Powered by Techcity

Đại biểu Quốc hội ấn tượng đột phá hạ tầng giao thông

Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

Cao tốc mở ra cơ hội lớn

Góp ý tại nghị trường, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) dẫn lại những điểm nhấn như hơn 2.000km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác; thời gian hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành được rút ngắn; dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sắp được trình Quốc hội chủ trương đầu tư…

Đại biểu Quốc hội ấn tượng đột phá hạ tầng giao thông- Ảnh 1.

Theo các đại biểu Quốc hội, chính sự đột phá về phát triển hạ tầng giao thông đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của đất nước thời gian qua. (Trong ảnh: Cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45). Ảnh: Tạ Hải.

Theo bà, điều này có được là nhờ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, Phó thủ tướng Chính phủ đã bám sát thực tiễn, quyết liệt, linh hoạt, có định hướng giải quyết rõ ràng, chỉ rõ trách nhiệm từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) khẳng định chưa bao giờ hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại được dồn lực đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Từng là “vùng trũng” cao tốc, đến nay khu vực này đã có 120km cao tốc đưa vào khai thác. Mục tiêu đặt ra là năm 2025, toàn vùng sẽ có khoảng 548km, năm 2030 là 763km.

“Đây là những quyết sách quan trọng của Quốc hội, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mở ra cơ hội đầu tư, tạo đột phá, thúc đẩy Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vươn lên cùng cả nước”, bà Thanh nói.

Đường mở đến đâu kinh tế phát triển đến đó

Trao đổi với Báo Giao thông bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu khẳng định, 9 tháng qua, phát triển hạ tầng giao thông là một trong những điểm sáng với rất nhiều dự án trọng điểm trên cả nước được khánh thành, đưa vào sử dụng; nhiều dự án được khởi công và rút ngắn tiến độ.

“Chính sự đột phá về giao thông đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế – xã hội”, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) nhìn nhận.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng đánh giá: “Giao thông như mạch máu. Khi mạch máu thông suốt, không có điểm nghẽn thì kinh tế – xã hội sẽ phát triển thông suốt.

Chúng tôi ở miền núi, vùng sâu vùng xa nên hiểu rất rõ, khi giao thông phát triển bền vững thì kinh tế phát triển theo, tăng trưởng rất nhanh. Tăng trưởng GDP, thu ngân sách của Lâm Đồng tăng từng năm, một trong những đóng góp lớn chính là ở hạ tầng giao thông”.

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), trong đầu tư công, giao thông là ngành mũi nhọn, được giao vốn rất lớn và hiện có tốc độ giải ngân hàng đầu. Nhờ đó, hàng loạt dự án lớn đã hoàn thành.

“Lộ thông, tài thông. Nhờ giao thông được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến trong nhiều năm qua. Trong khi vốn đầu tư ở các nước ngoài giảm thì ở Việt Nam lại tăng cao”, ông Ngân chia sẻ và cho biết, hệ thống cầu cảng, hàng không, đường biển thành hình… đã vun đắp thêm kết quả tăng trưởng kinh tế đất nước thời gian qua.

Để có được điều này, theo ông Ngân, bên cạnh chủ trương đúng đắn của Đảng, sự quyết liệt của Chính phủ, còn phải nhắc tới quyết tâm chính trị của toàn ngành giao thông, những nỗ lực vượt khó, vượt khổ của công nhân ngày đêm trên công trường, không ngại nắng mưa, không quản lễ, Tết.

Tiếp tục phát triển hạ tầng kết nối vùng

Nhìn nhận tầm quan trọng của phát triển hạ tầng giao thông với phát triển kinh tế – xã hội, các đại biểu đều đề xuất thời gian tới cần tiếp tục tập trung, dồn nguồn lực để triển khai nhanh các dự án hạ tầng giao thông để tăng cường kết nối vùng, tạo tiền đề cho tăng trưởng.

Đại biểu Quốc hội ấn tượng đột phá hạ tầng giao thông- Ảnh 2.

Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu Nguyễn Tạo cho biết, hiện khu vực Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng đang ấp ủ một loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng. Điển hình như hai tuyến cao tốc đoạn Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bảo Lộc – Liên Khương theo hình thức PPP.

Trong đó, dự án Tân Phú – Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc về tài chính.

Mới đây, trong chuyến thăm, làm việc tại Lâm Đồng, Thủ tướng đã giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp bàn giải quyết những vướng mắc về 2 dự án cao tốc, cam kết sẽ triển khai sớm hai dự án với tổng chiều dài 140km này.

“Cử tri tại địa phương rất vui mừng và kỳ vọng vì tuyến đường này sẽ giúp từng bước hiện thực hóa giấc mơ cao tốc lên đại ngàn Tây Nguyên, định vị giá trị địa phương trên bản đồ thu hút đầu tư”, ông Tạo chia sẻ.

Còn theo đại biểu Vi Đức Thọ (Sơn La), trong 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025, Chính phủ đã xác định, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, đồng bộ, hiện đại, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường cao tốc, các dự án có tính liên vùng.

Đồng tình và nhất trí rất cao về các nhiệm vụ, giải pháp, đại biểu cũng kiến nghị sớm đầu tư cao tốc để tạo hành lang kinh tế Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: “Các bộ, ngành sớm chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc đoạn từ huyện Mộc Châu – thành phố Sơn La, đảm bảo hoàn thành trước năm 2030. Đến năm 2030, ưu tiên tập trung nguồn lực chuẩn bị đầu tư cao tốc từ thành phố Sơn La đến tỉnh Điện Biên”.

Theo đại biểu, tuyến cao tốc trên có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy phát triển liên kết vùng; tiếp tục giúp cho các tỉnh phía Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng phát huy được tiềm năng, khơi thông nguồn lực, phát triển bền vững.

Sáng 4/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025.

Tham gia ý kiến thảo luận, các đại biểu cho rằng trong năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, sự điều hành năng động, sáng tạo, sát sao, linh hoạt, kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó dự kiến cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, thu ngân sách Nhà nước ước tăng trên 10%.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-bieu-quoc-hoi-an-tuong-dot-pha-ha-tang-giao-thong-192241105002914468.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ GTVT nói về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10, Quốc hội dành thời gian cả ngày làm việc để thảo luận tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… Bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy...

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng năm học tại Vĩnh Long

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng cũng như những kết quả nổi bật đã đạt được của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh của nhà trường trong thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội, nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu,...

Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT và 12 tỉnh thu nộp các khoản chi không đúng quy định

Với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2022. Một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội giao Chính phủ là chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN. Thực hiện các...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Nghiêm thăm, chúc Tết gia đình chính sách và người cao tuổi

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Nghiêm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà tết gia đình bà Lê Thị Nhịn (ấp Cái Tranh, xã Mỹ Phước) là mẹ liệt sĩ. Chiều ngày 15/1, ông Bùi Văn Nghiêm – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, chúc thọ, mừng thọ người cao...

Tạo đà cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn tiếp tục được hình thành, nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Năm 2024 là năm thứ 3 tỉnh Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 1/12/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phát triển nông nghiệp (NN) ứng dụng công nghệ cao (CNC) giai đoạn 2021-2030. Có nhiều thành tựu đạt được trong năm, tạo đà cho phát triển lĩnh vực này trong năm...

Khả năng mặn xâm nhập sâu vào các sông nội đồng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn (XNM) mùa khô năm 2024-2025 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. Phóng viên Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn ông Trương Hoàng Giang- Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, về vấn đề này. Ông Trương Hoàng Giang. * Xin ông...

Doanh nghiệp “lo Tết đong đầy” cho người lao động

Bà Nguyễn Thị Minh Trang- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: TẤN TÂN Năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp (DN) ổn định và phát triển khá. Qua đó, ghi nhận mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các DN có mức...

Hiệu quả tích cực từ các chính sách khuyến công 

Hộ kinh doanh tàu hủ ky Thành Đạt (xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh) đầu tư lò hơi, chảo inox vào sản xuất đã giúp cơ sở giảm 1/3 chất đốt, nhân công đảm bảo môi trường làm việc,... Thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Vĩnh Long (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ...

Cùng chuyên mục

Khả năng mặn xâm nhập sâu vào các sông nội đồng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn (XNM) mùa khô năm 2024-2025 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. Phóng viên Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn ông Trương Hoàng Giang- Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, về vấn đề này. Ông Trương Hoàng Giang. * Xin ông...

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm thứ hạng cao khi được nêu tên đầu tiên. Cùng ngày hôm đó, một bài viết chi tiết giới thiệu về thành nhà Hồ cũng được CNN đăng tải. Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô,...

“OCOP VĨNH LONG” đậm bản sắc địa phương

Nhiều giải pháp hỗ trợ để các sản phẩm của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và tăng thu nhập cho các chủ thể. Nhằm cụ thể chủ trương của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) vào năm 2018. Năm 2019, chương trình bắt đầu khởi động, đến nay đã đạt được nhiều kết quả. Nâng chất sản phẩm OCOP Cụ thể,...

‘Nảy lửa’ play-off vòng loại khu vực TP.HCM

Nhiều ẩn số thú vị Suýt phải dừng bước ở vòng bảng nên HLV Phạm Thái Vinh của đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM tỏ ra rất thận trọng. “Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang có phong độ rất tốt, thể hiện qua việc họ cùng với Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) có thành tích toàn thắng ở vòng bảng. Chúng tôi từng gặp họ cách đây 1 năm và dù thắng nhưng cũng rất khó...

Trường ĐH Tây Đô – Trường ĐH Trà Vinh: Khó cản đội khách

*NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤU Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân khu vực, đang thể hiện phong độ hủy diệt với hai chiến thắng vang dội trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long (4-0) và Trường ĐH FPT Cần Thơ (4-1). Với 6 điểm tuyệt đối cùng hiệu số bàn thắng bại ấn tượng (+7), đại diện đến từ Trà Vinh đã chắc suất bước vào vòng bán kết. Cầu thủ số 8 Cao Lữ Minh...

Cựu binh thể hiện bản lĩnh, đoạt vé dự VCK

Nhà vô địch giải TNSV mùa I, đội ĐH Huế giành chiến thắng sít sao 1-0 trước đội ĐH Duy Tân ở trận play-off, qua đó đoạt vé tham dự VCK tại TP.HCM. Góp công lớn đưa cựu vương trở lại, tiền đạo Dương Hữu Thái Hoàng với 3 bàn sau 3 trận được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. Tấm vé còn lại của khu vực này thuộc...

Trường ĐH Nam Cần Thơ

*NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤU Lần thứ 2 dự giải, Trường ĐH Cửu Long đã thể hiện một bộ mặt rất khác khi liên tiếp khiến khán giả phải bất ngờ với phong độ của đội. Trước lượt trận thứ 3, nhóm A gặp Trường ĐH Nam Cần Thơ chiều này, đại diện đến từ Vĩnh Long đã có 4 điểm trong tay sau 2 trận (hiệu số +3). Sau trận ra quân hòa 0-0 trước Trường ĐH Đồng Tháp,...

Ở Thanh Hóa có người đang phát giá cây cổ thụ này hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Quan sát từ phóng viên Dân Việt, cây khế cổ thụ đang trưng bày tại Quảng trường Lam Sơn (phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa) cao khoảng 4 mét, phần gốc, thân cây có nhiều vết u nần hằn lên. Đặc biệt, điểm nhấn của cây khế cổ này có hoa màu hồng tím, được trổ ra từ các đầu cành rất đẹp. Clip: Cây cổ thụ là một cây khế cổ thụ tại Quảng trường Lam Sơn ở...

Xã An Phước (huyện Mang Thít): Đạt tiêu chí về mô hình ấp thông minh trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(VLO) Sở Thông tin-TT, đã công nhận xã An Phước (huyện Mang Thít) đạt tiêu chí số 2 về Mô hình ấp thông minh trong xây dựng NTM kiểu mẫu năm 2024. Theo đó, ấp Phước Thủy (xã An Phước) thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền các nền tảng phục vụ chuyển đổi số của tỉnh đã triển khai đến người dân; và thành lập 4 nhóm Zalo của ấp để điều hành hoạt động...

Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản

Thành nhà Hồ trong không gian Tây đô Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây bắc là tòa thành đá đồ sộ, còn khá nguyên vẹn có diện tích gần 1 km2 thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến ngày nay. Được xây dựng vào năm 1397, trải qua 600 năm trường tồn cùng lịch sử dân tộc, Thành nhà Hồ là sản phẩm của thiên tài sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất