Powered by Techcity

Đưa “lũ” vào đồng – Vĩnh Long Online


(VLO) Năm nay, từ giữa tháng 8, mực nước sông, rạch trong tỉnh Vĩnh Long dâng cao lên hơn do lượng nước thượng nguồn tràn về, kết hợp với các đợt triều cường. “Mùa lũ, mùa nước nổi” đã về đồng bằng. Đã bao đời, lũ đem lại cho miền sông nước biết bao nguồn lợi. Trước đây, thời điểm tháng 8, tháng 9 là lũ đã tràn đồng, nhưng hơn 20 năm qua cảnh này đã đổi khác!





Mưu sinh mùa nước nổi tràn đồng. Ảnh: HOÀNG KHA (TP Vĩnh Long)

Biệt cảnh mùa lũ

Anh Nguyễn Văn Thuận, 53 tuổi, ở ấp Thành Lễ, xã Thành Trung (huyện Bình Tân) cho hay: “Tôi đã chứng kiến cảnh ngập lũ của 3 mùa lũ lớn liên tiếp năm 2000-2002 và lũ lớn năm 2011, nay nhìn cánh đồng quê tôi so với trước đã thay đổi biết chừng nào. Vùng này ngày trước, mùa lũ về là nước ngập lên nửa cột nhà, có nơi nước lên tận nóc nhà.

Nước cầm thủy đến 3 tháng mới rút. Đường sá lầy lội. Giao thông trắc trở. Người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, vỏ tắc ráng. Còn những năm gần đây, nông dân đi xe gắn máy đến tận ruộng dễ dàng. Đê bao, bờ vùng được đầu tư khép kín.

Đường nông thôn ngày một tôn cao, láng nhựa, cầu giao thông xây lên, nối xóm liền xóm, ấp liền ấp, xã liền xã. Đồng ruộng vào mùa lũ, khi rau màu, lúa thóc chưa vào mùa thu hoạch thì khó tìm thấy cảnh đồng lũ tràn trề như thuở trước.

Cống, đập đóng kín, nước cũng khó vào đồng huống chi con tôm, con cá…”. Đây là điển hình của cảnh nông thôn ở tỉnh ta vào mùa lũ trong nhiều năm trở lại đây.

Vào những mùa lũ qua, người viết cũng đã đi khảo sát nhiều nơi, tận mắt thấy 2 cảnh tượng khác xa giữa vùng đô thị với vùng nông thôn trong tỉnh vào những ngày nước sông, rạch trong tỉnh lên cao.

Nông thôn thì đê bao, đường lộ cao ráo, ruộng đồng vẫn là màu xanh của lúa, của rau màu, ít có cảnh đồng nước lay láng; còn thành thị thì nhiều tuyến đường, khu phố bị ngập bởi mưa, bởi triều cường.





Nhiều nơi ở nông thôn trong tỉnh được đầu tư đê bao, chống lũ ngăn triều cường triệt để, ruộng đồng sản xuất được nhiều vụ.
Nhiều nơi ở nông thôn trong tỉnh được đầu tư đê bao, chống lũ ngăn triều cường triệt để, ruộng đồng sản xuất được nhiều vụ.

Đối với các đô thị như TP Vĩnh Long, TX Bình Minh, TT Cái Nhum,… lũ về là nỗi lo của dân đô thị: lo nước ngập đường, nhà cửa, phố xá, đi lại, mưu sinh khó khăn.

Tại TP Vĩnh Long, vào những kỳ triều cường, khi mực nước sông Cổ Chiên dâng lên trên mức báo động 2, báo động 3 hoặc có trận mưa lớn trên 50mm xuất hiện là còn nhiều tuyến đường, con hẻm bị ngập, và càng ngập nặng hơn khi triều cường đồng hành với mưa to. Đường ngập, nhà ngập, chợ ngập… làm cho cảnh quan thêm xấu đi, môi trường bị ô nhiễm.

Ở nông thôn, đắp đê bao ngăn lũ thì dễ vì mặt bằng rộng rãi, đất có sẵn ở lòng kinh, móc lên là đắp được bờ. Còn thành thị thì không thể làm vậy được, mà phải xây kè, tôn nền nhà, nâng đường, lắp cửa cống…

Mặc dù các đô thị trong tỉnh đã có quy hoạch chung, nhưng đến nay vẫn còn tình trạng ứng phó với triều cường theo kiểu “giật gấu vá vai”- triều cường, nước lên cao tới đâu là tiến hành xây dựng, nâng cấp cốt hết các công trình, nhà, cơ sở sản xuất lên cao đến đó, lên cao trình “vượt đỉnh triều”, mà đâu dễ làm 1 tháng 1 năm là xong, vì rất tốn kém.

Trong lúc khó khăn, dân thành thị cũng chọn giải pháp chống ngập như ở quê là dùng bao cát, xây thêm gờ gạch, lắp tấm mủ… tấn trước cửa để cho nước khỏi tràn vào nhà, vào công sở, nhà xưởng…!

Hãy đưa lũ vào đồng

ĐBSCL có địa hình trũng thấp, được ví như lòng bàn tay lật ngửa. Vào những mùa lũ trước, nước từ trên cao thượng nguồn đổ về, vùng trũng đồng bằng bị ngập trên diện rộng, vùng này không bị ngập sâu cũng bị ngập nông.

Để hạn chế tình trạng ngập, trong những năm qua, nhiều giải pháp thủy lợi đã được triển khai thực hiện mạnh mẽ trong vùng, như: đào kinh phân lũ về Biển Tây nhằm thoát lũ cho vùng đầu nguồn sông Cửu Long; lên đê, xây cống ngăn triều chống lũ triệt để, xây kè, cống, trạm bơm chống ngập cho các đô thị…

Nhưng vùng hạ nguồn, trong đó có Vĩnh Long là vùng ảnh hưởng triều. Triều cường gặp lũ thượng nguồn đổ về càng làm cho mực nước sông, rạch dâng cao thêm. Những dòng sông chính sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên là những bể chứa nước, nước lên cao buộc phải tràn vào những sông nhánh, kinh nhánh nối với sông chính.

Rồi những sông nhánh, kinh rạch được đầu tư lớn, nhiều tuyến được nạo vét kết hợp đắp đê bao thông luồng, thông tuyến, năng lực dẫn nước gia tăng, phân lũ vào hướng nội đồng càng nhanh hơn.

Tuy nhiên, dòng lũ đã bị chặn đứng ngoài dòng kinh bởi hệ thống đê bao, cống đập đóng kín. Lũ không vào đồng được, buộc phải dâng cao ở sông ngòi, kinh, rạch, dẫn đến cảnh vỡ đê, tràn bờ, ngập nặng ở vùng chưa có đê bao và vùng không thể làm đê bao, trong đó có các đô thị.

Ngoài gây ngập lụt nêu trên, lũ hay triều cường còn mang lại nguồn “thực phẩm” quý giá cho cây trồng, cho con người, đó là phù sa và nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ về đồng bằng có xu hướng là lũ nhỏ nên lượng lũ về, lượng phù sa, thủy sản giảm hẳn so với trước đây.





Bố trí mùa vụ, vận hành công trình thủy lợi hợp lý để đưa nước lũ vào vừa cải tạo đồng ruộng, vừa góp phần giảm ngập cho đô thị.
Bố trí mùa vụ, vận hành công trình thủy lợi hợp lý để đưa nước lũ vào vừa cải tạo đồng ruộng, vừa góp phần giảm ngập cho đô thị.

Từ thực tế sản xuất của nông dân và các công trình nghiên cứu khoa học những năm qua cho thấy, càng gia tăng hoạt động trồng trọt, càng đóng cống ngăn lũ triệt để thì tài nguyên đất, lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản tự nhiên càng kiệt quệ.

Lũ nhỏ, thậm chí không lũ là nguy cơ hiện hữu và trong tương lai đối với đồng bằng này. Nhưng vì sao còn ngăn triệt để, không cho lũ tràn đồng? Câu hỏi dễ có lời đáp nhưng thực tế đã, đang và sẽ khó thực hiện bởi việc phân lũ tràn đồng còn nhiều bất cập.

Bởi đồng ruộng bây giờ không phải hoàn toàn là lúa (loại cây trồng chịu ngập), mà có cả rau màu (loại cây trồng không chịu ngập), ao, hồ nuôi thủy sản và nhà cửa, vườn tượt trong đó.

Mùa vụ gói đầu hết vụ này đến vụ khác, đồng ruộng nghỉ xả lũ chỉ từ 1-2 tháng là cùng. Đóng cống ngăn lũ bảo vệ rau màu, ao hồ là bảo vệ luôn cho cả lúa. Đồng ruộng ngăn lũ triệt để không phải là một số vùng mà là đại trà.

Rồi dần dà nhiều địa phương đã ý thức được lợi ích của việc cho lũ, cho phù sa tràn đồng sau khi thu hoạch vụ lúa Thu Đông nhằm bồi bổ dinh dưỡng cho đất sau kỳ thâm canh tăng vụ, còn là môi trường tốt cho các loài thủy sinh sinh sống.

Việc xả lũ còn tiêu diệt các đối tượng dịch hại, sâu bệnh ít hơn, nên đã giảm được số lần phun thuốc đối với cây trồng giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Ở tỉnh ta, địa phương đã triển khai chương trình xả lũ quy mô lớn để cải thiện đồng ruộng từ nhiều năm qua là huyện Bình Tân. Hàng năm, diện tích xả lũ trên toàn huyện khoảng 6.000ha, tập trung ở những khu trồng màu, trồng lúa sau khi thu hoạch xong. Thời điểm xả lũ đồng loạt từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10 âm lịch.

Cũng theo anh Nguyễn Văn Thuận, tuy thời gian xả lũ vào đồng ngắn hơn trước, nhưng cũng giúp cho nhiều hộ có thêm thu nhập từ các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tự nhiên trên đồng và phát triển những mô hình trồng cây thủy sinh như trồng ấu, sen, bông súng, rau nhút…

Từ đó cho thấy, lũ đồng bằng vừa là thiên tai nhưng cũng vừa là nguồn lợi phong phú nếu biết khai thác tốt lợi thế của lũ. Bằng việc bố trí mùa vụ, lịch thời vụ và vận hành công trình thủy lợi hợp lý, các nơi hãy dành chỗ cho lũ vào đồng, góp phần giảm áp lực nước triều cường ngoài sông, giảm ngập cho vùng chưa có đê bao và cho các đô thị.

Bài, ảnh: TRUNG CHÁNH (TP Vĩnh Long)



Nguồn: https://baovinhlong.vn/thoi-su/202409/dua-lu-vao-dong-a306155/

Cùng chủ đề

Để sản phẩm chất lượng “bắt tay” với nhà phân phối

(VLO) Thời gian qua, nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã. Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như “bắt tay” với các nhà phân phối nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Vĩnh Long hiện có nhiều sản phẩm chất lượng, đặc trưng được người tiêu dùng đón nhận. Nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng Mới đây, Sở Công Thương...

Tặng bằng khen các tập thể đóng góp tích cực Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh

(VLO) Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho 11 tập thể đã có thành tích đóng góp và vận động đóng góp trong công tác thực hiện Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024. Đó là: Công ty CP Truyền thông Quốc tế Expo (vận động đóng góp 10,1 tỷ đồng); Công ty CP Tập đoàn T&T (tài trợ 4 tỷ đồng); Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT Việt Nam,...

Nghị quyết ứng phó sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai: Để không còn nỗi lo sạt lở

(VLO) Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Trong đó, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nhiều đã gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, tài sản và đe dọa tính mạng người dân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, cũng như giải quyết những hệ lụy do sạt lở gây ra. Những năm qua, Quốc...

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp xanh

(VLO) Tại hội thảo: “Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh- kinh tế xanh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long”, các chuyên gia, các nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp, chiến lược phát triển nông nghiệp xanh (NNX), kinh tế xanh (KTX) tại địa phương. Qua đó, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, định...

250 đại biểu tham dự hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội MTTQ

(VLO) Trong 2 ngày 26-27/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam và Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long lần thứ X (nhiệm kỳ 2024 – 2029) cho 250 đại biểu là chức sắc, chức việc tôn giáo; kiều bào, thân nhân kiều bào; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu...

Cùng tác giả

Vĩnh Long: Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với 7 tỉnh và 1 thành phố, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố), với 107 xã, phường, thị trấn (có 3 xã thuộc khu vực I, 2 xã thuộc khu vực III) và 752 ấp, khóm (có 4 ấp đặc biệt khó khăn) thuộc xã khu vực I. Dân số của toàn...

Để sản phẩm chất lượng “bắt tay” với nhà phân phối

(VLO) Thời gian qua, nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã. Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như “bắt tay” với các nhà phân phối nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Vĩnh Long hiện có nhiều sản phẩm chất lượng, đặc trưng được người tiêu dùng đón nhận. Nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng Mới đây, Sở Công Thương...

Tặng bằng khen các tập thể đóng góp tích cực Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh

(VLO) Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho 11 tập thể đã có thành tích đóng góp và vận động đóng góp trong công tác thực hiện Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024. Đó là: Công ty CP Truyền thông Quốc tế Expo (vận động đóng góp 10,1 tỷ đồng); Công ty CP Tập đoàn T&T (tài trợ 4 tỷ đồng); Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT Việt Nam,...

Nghị quyết ứng phó sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai: Để không còn nỗi lo sạt lở

(VLO) Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Trong đó, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nhiều đã gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, tài sản và đe dọa tính mạng người dân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, cũng như giải quyết những hệ lụy do sạt lở gây ra. Những năm qua, Quốc...

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

Bà Nguyễn Thị Long (53 tuổi, trú thôn Tân Bình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cùng cháu gái đi ghe đến nhận học bổng Gieo mầm tri thức – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 27-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế trao tặng 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các bạn học sinh nghèo vượt khó của tỉnh, gồm những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập trị...

Cùng chuyên mục

Tặng bằng khen các tập thể đóng góp tích cực Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh

(VLO) Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho 11 tập thể đã có thành tích đóng góp và vận động đóng góp trong công tác thực hiện Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024. Đó là: Công ty CP Truyền thông Quốc tế Expo (vận động đóng góp 10,1 tỷ đồng); Công ty CP Tập đoàn T&T (tài trợ 4 tỷ đồng); Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT Việt Nam,...

Nghị quyết ứng phó sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai: Để không còn nỗi lo sạt lở

(VLO) Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Trong đó, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ngày càng nhiều đã gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, tài sản và đe dọa tính mạng người dân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, cũng như giải quyết những hệ lụy do sạt lở gây ra. Những năm qua, Quốc...

Công nhận lại Phường 8- TP Vĩnh Long đạt chuẩn đô thị văn minh

(VLO) Chiều 26/11, UBND TP Vĩnh Long tổ chức lễ công bố công nhận lại Phường 8 đạt chuẩn đô thị văn minh (ĐTVM). Phường 8 là phường trung tâm của TP Vĩnh Long với diện tích tự nhiên là 4km2, 3.384 hộ, 15.747 nhân khẩu, 5 khóm. Phường được công nhận đạt chuẩn ĐTVM trong giai đoạn 2017- 2018 (theo Quyết định số 1548 ngày 3/4/2019 của UBND TP Vĩnh Long). Lãnh đạo TP Vĩnh Long trao quyết định công...

Festival Gạch Gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 thành công tốt đẹp

Chiều 23/11, tại lế bế mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, BTC đã đánh giá festival diễn ra thành công tốt đẹp; thu hút khoảng 90.000 lượt nhân dân và du khách đến tham quan, điều đó góp phần minh chứng cho sự thành công, sức lan toả của sự kiện này.   Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh...

Tín dụng nông nghiệp – Vĩnh Long Online

Thời gian qua, tín dụng (TD) cho phát triển nông nghiệp (NN) nông thôn chủ yếu dựa vào vốn TD từ ngân hàng, thiếu vắng các định chế tài chính vi mô (quỹ TD nhân dân, các công ty cho thuê tài chính; chính sách bảo hiểm NN đã có nhưng triển khai trong thực tế còn chậm… Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Thúc đẩy TD cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa...

Tỉnh ủy giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024

Từ 20-22/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long sẽ tổ chức 4 đoàn giám sát trực tiếp về tình hình tổ chức thực hiện Nghị quyết năm 2024 của Tỉnh ủy tại các huyện, thị xã, thành phố và một số sở, ngành. * Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh- Nguyễn Minh Dũng giám sát tại Đảng ủy Sở GD- ĐT https://www.youtube.com/watch?v=Eb57l0xA3OM Xem video Sáng 22/11, ông Nguyễn Minh Dũng- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Dâng hương kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

https://www.youtube.com/watch?v=c4Ut7R58fgM Xem video Ngày 23/11, tại Khu Lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (huyện Vũng Liêm) Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức dâng hương kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2024). Đồng chí Trần Văn Rón- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tưởng nhớ Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Tham...

Vĩnh Long công bố Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu lò gạch, gốm huyện Mang Thít

(VLO) Tại lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ- Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, tại làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (huyện Mang Thít), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh- Đặng Văn Chính đã công bố Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu lò gạch, gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2045. Lãnh đạo tỉnh trao giải Cuộc thi Ý tưởng quy hoạch và phương án kiến...

Khai trương phố đi bộ TP Vĩnh Long

(VLO) Tối 16/11, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Gạch Gốm đỏ- Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ I năm 2024, BTC đã khai trương phố đi bộ TP Vĩnh Long tại Khu dân cư T&T Phước Thọ (Phường 3- TP Vĩnh Long). Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai trương phố đi bộ TP Vĩnh Long. Tham dự lễ khai trương có Ủy viên dự khuyến Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH...

Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho phụ nữ khó khăn tại huyện Tam Bình

(VLO) Nhân chuyến công tác về tỉnh Vĩnh Long tham dự Festival Gạch Gốm Đỏ- Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất năm 2024, ngày 16/11, tại xã Bình Ninh (huyện Tam Bình), bà Đặng Thị Ngọc Thịnh- nguyên Phó Chủ tịch nước, cùng các nhà hảo tâm trong đoàn đến thăm hỏi, trao quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại các xã trong huyện. Đoàn trao quà cho các hộ phụ nữ khó khăn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất