Powered by Techcity

Niềm vui tăng lương và nỗi lo tăng giá





Cần lắm công tác quản lý nhà nước để kiểm soát, kiềm chế được lạm phát và giá cả không tăng theo lương.
Cần lắm công tác quản lý nhà nước để kiểm soát, kiềm chế được lạm phát và giá cả không tăng theo lương.

(VLO) Mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ đầu tháng 7. Nhiều người lao động chưa kịp vui đã phải tính toán, cân đối lại chi tiêu phù hợp trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao, một số mặt hàng đã tăng giá trong hơn tháng qua. Nhiều ý kiến mong muốn, Nhà nước cần có biện pháp quản lý giá hiệu quả để việc tăng giá không làm xáo trộn cuộc sống của người dân.

Niềm vui và nỗi lo tăng lương

Anh T.Q.N., viên chức của một cơ quan đặt tại Phường 8, TP Vĩnh Long chia sẻ, là người làm công ăn lương, việc được tăng lương là niềm vui vì có thêm thu nhập để chi tiêu, cải thiện mức sinh hoạt của gia đình. Mỗi tháng thu nhập của anh cũng tăng được thêm gần 1,2 triệu đồng.

Tuy nhiên, điều đáng lo là gần đây hầu như mọi thứ hàng hóa thực phẩm, tiêu dùng và một số dịch vụ… đều có xu hướng tăng.

Đặc biệt, giá xăng liên tục tăng mà không thấy xuống kể từ hôm tăng lương hồi đầu tháng 7 đến nay, đã tác động đến nhiều hoạt động, sinh hoạt của đời sống xã hội. “Mức lương cơ sở tăng, giá cả thị trường phải được giữ ổn định, thì việc tăng lương mới có giá trị với người lao động”, anh T.Q.N. trăn trở.

Cô V., giáo viên một trường tiểu học ở TP Vĩnh Long chia sẻ, lương vừa tăng, chưa kịp vui, thì đã phải tính toán để cân đối các khoản chi của gia đình vì giờ ra chợ cái gì cũng tăng.

Rau cải hồi đầu tháng 7 trên dưới 8.000 đ/kg, thì nay cũng đã tăng lên 10.000-12.000 đ/kg, giá thịt heo, thịt gà cũng tăng thêm khoảng 10.000-20.000 đ/kg, gạo tăng 3.000 đ/kg…

Mỗi thứ tăng một ít, nhưng cộng lại cũng thành một khoản chi không nhỏ. Nếu không cân đối “liệu cơm gắp mắm” thì sẽ thâm hụt vào các khoản khác của gia đình như tiền điện, nước, gas, chưa kể chi phí để chuẩn bị cho con bước vào năm học mới và đám tiệc phát sinh.

Còn Chị Th., ở Phường 9, thì “Trước đây, mỗi buổi đi chợ tôi tiêu hết khoảng 100.000đ, thì nay phải tăng thêm 20.000-40.000đ mới đủ mua thức ăn trong ngày cho gia đình 4 người ăn.

Mặc dù tiền ăn tốn thêm không là bao, nhưng tiền chi lặt vặt cho sinh hoạt gia đình mới nhiều, mà giờ cái gì cũng tăng. Hộp sữa bình dân tui mua uống cũng tăng 20.000đ, từ 170.000đ lên 190.000đ”.

“Hai vợ chồng tôi đều là viên chức nghỉ hưu, việc giá cả tăng như hiện nay khiến cuộc sống gia đình tôi vốn đã “thắt lưng buộc bụng” nay chật vật, vất vả hơn”, chị Th., chia sẻ thêm.

Anh Th., chủ cửa hàng bán bún bò Huế trên đường Hưng Đạo Vương (Phường 1, TP Vĩnh Long), chia sẻ, hầu hết các nguyên liệu đầu vào đều tăng so với trước. Bình gas 12kg tăng 40.000đ, từ 280.000đ lên 320.000đ; thịt bò tăng 10.000-20.000 đ/kg tùy loại, bún tăng 1.000 đ/kg; các loại gia vị như đường, bột ngọt, dầu ăn… đều tăng; tiền thuê mặt bằng kinh doanh tăng 5 %/tháng…

Mặc dù, các thứ đều tăng, nhưng anh vẫn bán giá không đổi và chấp nhận giảm bớt một phần lợi nhuận để chia sẻ khó khăn và giữ chân khách hàng.

Còn anh T., chủ cửa hàng kinh doanh gạo ở Phường 2, TP Vĩnh Long, cho biết, gần đây tất cả các mặt hàng gạo đều tăng từ 1.000-3.000 đ/kg, trừ gạo ST là không tăng. Riêng gạo cấp thấp như IR50404, gạo hàm châu tăng mạnh, tăng hơn 4.000 đ/kg.

Nếu như mấy tháng trước 2 loại gạo này chỉ trên dưới 11.000 đ/kg, thì nay đã hơn 15.000 đ/kg. “Mấy quán bán cơm lấy gạo của tui cũng than cái gì cũng tăng, thịt heo tăng 10.000-20.000 đ/kg, thịt gà công nghiệp tăng… cá các loại, tép, rau củ, chất đốt… đều tăng”, anh T. cho biết thêm.

Trò chuyện với ông Th., một cựu chiến binh ở xã Lộc Hòa (Long Hồ) cho hay “Nhà nước mới tăng lương hưu, giá lúa gạo cũng tăng, thấy phấn khởi vì 4 công lúa Thu Đông sắp thu hoạch, tưởng chừng niềm vui được nhân đôi, nhưng giờ cái gì cũng tăng, đặc biệt giá phân bón tăng cao, có loại tăng hơn 100.000 đ/bao 50kg, chưa kể thuốc trừ sâu bệnh… Tính ra, thì đâu cũng vào đấy, từ phá huề đến lỗ”, ông Th. chia sẻ.

Cần lắm công tác quản lý

Phải nhìn nhận rằng, việc tăng lương 20,8% cho công chức và 12% cho người về hưu là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn.





Nếu tăng lương mà giá cả hàng hóa cũng tăng theo, thì đời sống của người hưởng lương, người lao động nghèo sẽ không được cải thiện.
Nếu tăng lương mà giá cả hàng hóa cũng tăng theo, thì đời sống của người hưởng lương, người lao động nghèo sẽ không được cải thiện.

Đây là việc làm rất ý nghĩa và rất cần thiết nhằm tăng thêm một khoản thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động trong thời điểm hiện nay…

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, thì nhiều người cũng lo lắng vấn đề “té nước theo mưa”, giá cả hàng hóa tăng lên theo lương. Nếu tăng lương mà giá cả hàng hóa cũng tăng theo, thì đời sống của người hưởng lương cũng như người lao động nghèo sẽ không được cải thiện.

Đây là nỗi lo lắng của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là người làm công ăn lương, lao động nghèo và rất mong muốn Nhà nước sớm có biện pháp thích ứng để có thể kiểm soát, kiềm chế được lạm phát và giá cả không tăng theo lương.

Do vậy, để việc tăng lương thực sự là niềm vui trọn vẹn, góp phần nâng cao đời sống, khuyến khích người lao động hăng say công tác, người dân mong muốn các cơ quan cần tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt về giá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Các chuyên gia cho rằng Nhà nước phải “cầm trịch”. Những mặt hàng nào trong phạm vi quản lý, thì phải yêu cầu kê khai giá và kéo giá về mức hợp lý; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kể cả khu vực siêu thị, nhất là ở chợ, hiện nay đang bị buông lỏng.

Đồng thời, cần tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, bình ổn giá, kiểm soát chặt về giá, nhất là chặn đà tăng giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của đời sống; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đảm bảo nhu cầu người dân; có chính sách hỗ trợ người dân về giá tiền điện, nước, tiền thuê nhà…

Bên cạnh, một giải pháp không kém phần quan trọng đó là cần làm tốt công tác truyền thông để giải quyết vấn đề tâm lý của xã hội.

Tâm lý của người dân bị ảnh hưởng càng nhỏ, càng tốt. Khi ấy các giải pháp về kiểm soát giá nêu trên sẽ phát huy tác dụng, giá cả ổn định, bảo đảm cho việc tăng lương cơ sở hàng năm thật sự có nhiều ý nghĩa và đạt mục tiêu mong muốn.

Bài, ảnh: HỒNG THANH (TP Vĩnh Long)

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo, điều trị tốt công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị cho bệnh nhân (BN) và tổ chức điều tra, xử lý nghi ngờ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại Công ty TNHH BoHsing (KCN Hòa Phú, huyện Long Hồ). Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh thăm hỏi sức khỏe, động viên công nhân đang nằm viện tại...

Xác định rõ kinh phí, phân định rõ nhiệm vụ để xây dựng chiến lược, tầm nhìn

  Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý một số nội dung cần quan tâm. Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã lưu ý như trên khi tham gia cùng đoàn khảo sát của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh đến khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 21 ngày 24/3/2022 của HĐND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng...

Cục Thuế Vĩnh Long lựa chọn hóa đơn may mắn quý II/2024

    Ngày 14/8, Cục Thuế tỉnh tổ chức lựa chọn Hóa đơn (HĐ) may mắn quý II/2024. Chương trình lựa chọn trên cơ sở dữ liệu 299.417 HĐ điện tử có mã của cơ quan thuế, có đầy đủ thông tin người mua trên HĐ và có ngày lập trong khoản thời gian từ 1/4 -  30/6/2024. Trong đó, có 71.758 HĐ có người mua là cá nhân, hộ kinh doanh đủ điều kiện đưa vào lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả,...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch

  Đến năm 2030, Vĩnh Long có 11 đô thị. Theo Sở Xây dựng, các tháng đầu năm 2024, các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư đã thực hiện theo quy hoạch (QH) được duyệt, xây dựng phát triển nhà ở gắn với QH phát triển đô thị (ĐT). Công tác rà soát, điều chỉnh QH xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội thực tế tại địa phương và công tác...

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, động viên công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 14/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế và đơn vị có liên quan đến thăm các công nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm trước đó tại Công ty TNHH Bo Hsing, đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú (Long Hồ). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh đến thăm, động viên công nhân đang...

Cùng tác giả

Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

Nhiều mục tiêu hoàn thành, bộ mặt vùng đồng bào DTTS đổi thay Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có dân số trên 1 triệu người, với 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ lớn nhất, là 31,53%. Báo cáo chính trị tại Đại hội cho thấy, giai đoạn 2019 – 2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Trà Vinh đã có những chủ trương và...

Công nhận lại Phường 9- TP Vĩnh Long đạt chuẩn đô thị văn minh

(VLO) Chiều 29/11, UBND TP Vĩnh Long tổ chức lễ công bố công nhận lại Phường 9 đạt chuẩn đô thị văn minh (ĐTVM). Phường 9 nằm ở phía Tây của TP Vĩnh Long với diện tích tự nhiên là 4,64km2, 2.872 hộ, 13.094 nhân khẩu, 5 khóm. Phường được công nhận đạt chuẩn ĐTVM giai đoạn 2017- 2018 (theo Quyết định số 1549 ngày 3/4/2019 của UBND TP Vĩnh Long). Lãnh đạo TP Vĩnh Long trao quyết định công nhận...

Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 68 về chữ ký số chuyên dùng công vụ

(VLO) Ngày 29/11, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Vĩnh Long. Hơn 6.000 đại biểu của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương đã được nghe tuyên truyền, phổ biến các nội dung quan trọng của Nghị định 68. Theo đó, Nghị định...

Dự án của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Được vinh danh “Dự án đáng sống 2024” ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng danh giá, thực chất, hiệu quả và xác đáng này. Ngày 27/11/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ “Diễn đàn phát triển...

Kích cầu tiêu dùng mùa mua sắm cuối năm

(VLO) Cuối năm, ngành công thương phối hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đồng thời, các siêu thị, hệ thống bán lẻ đưa ra các chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng, giúp người tiêu dùng (NTD) có thêm nhiều lựa chọn. Siêu thị tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mại lớn trong thời điểm này. “Săn” hàng Black Friday Black Friday hay còn gọi là “Thứ sáu đen tối”...

Cùng chuyên mục

Kích cầu tiêu dùng mùa mua sắm cuối năm

(VLO) Cuối năm, ngành công thương phối hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đồng thời, các siêu thị, hệ thống bán lẻ đưa ra các chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng, giúp người tiêu dùng (NTD) có thêm nhiều lựa chọn. Siêu thị tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mại lớn trong thời điểm này. “Săn” hàng Black Friday Black Friday hay còn gọi là “Thứ sáu đen tối”...

Để sản phẩm chất lượng “bắt tay” với nhà phân phối

(VLO) Thời gian qua, nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã. Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như “bắt tay” với các nhà phân phối nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Vĩnh Long hiện có nhiều sản phẩm chất lượng, đặc trưng được người tiêu dùng đón nhận. Nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng Mới đây, Sở Công Thương...

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp xanh

(VLO) Tại hội thảo: “Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh- kinh tế xanh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long”, các chuyên gia, các nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp, chiến lược phát triển nông nghiệp xanh (NNX), kinh tế xanh (KTX) tại địa phương. Qua đó, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, định...

Chuyển 25 ấp thành khóm thuộc thị trấn

(VLO) UBND tỉnh vừa có quyết định về việc chuyển một số ấp thành khóm thuộc TT Tam Bình (huyện Tam Bình), TT Trà Ôn (huyện Trà Ôn) và TT Long Hồ (huyện Long Hồ). Cụ thể, chuyển 9 ấp thành 9 khóm thuộc TT Tam Bình, gồm: Tường Nhơn, Tường Nhơn A, Trường Nhơn B, Tường Trí, Tường Trí B, Mỹ Phú 1, Mỹ Phú 5, Tường Lễ và khóm Nhà Thờ. Chuyển 9 ấp thành 9 khóm thuộc...

Tích hợp mô hình nông nghiệp vào quy hoạch phát triển đô thị

(VLO) Tại Hội thảo Gặp gỡ mùa thu 2024 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại Vĩnh Long mới đây, KTS Trần Hoài Hiệp, ThS. KTS Mai Minh Nguyệt, ThS. KTS Trần Quốc Nguyên (Vĩnh Long) đã có bài viết đề xuất định hướng quy hoạch theo mô hình nông nghiệp (NN) thích ứng biến đổi khí hậu tại TP Vĩnh Long. Theo nhóm tác giả, tích hợp NN vào quy hoạch đô thị (ĐT) Vĩnh Long...

Có 84% cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(VLO) Theo Cục Thuế tỉnh, đến 15/11/2024, toàn tỉnh có 84% cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chuyển đổi theo quy định đã đăng ký và đưa vào sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền (MTT). Đây là một giải pháp tối ưu đối với các cơ sở kinh doanh có mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng với nhiều lợi ích. Đó là, chủ động trong việc...

Bán đấu giá – Vĩnh Long Online

Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tổ chức đấu giá quyền khai thác bến đò ngang An Bình – Thành phố Vĩnh Long như sau: Giá khởi điểm: 10.500.000.000 đồng. (Chi tiết trong hồ sơ đấu giá) Phí tham gia đấu giá: 500.000 đồng/hồ sơ. Khoản tiền đặt trước: 1.050.000.000 đồng/hồ sơ. Thời gian, địa điểm bán hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 28/11/2024 đến ngày 13/12/2024...

TP Vĩnh Long thành lập mới 4 hợp tác xã

(VLO) Đến nay, TP Vĩnh Long đã thành lập và duy trì hoạt động 33 HTX, tăng 4 HTX so cùng kỳ năm 2023. Các HTX trên địa bàn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ vận tải, sửa chữa ô tô, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, với số lượng thành viên HTX 2.429 người và 3.579 lao động. Tổng vốn điều lệ trên 52,69 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện TP Vĩnh Long...

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

(Vinhlong.gov.vn) - Ngành Thuế đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp thông qua việc đẩy mạnh cải cách, ứng dụng CNTT, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế nhằm quản lý thu chặt chẽ đối với các sàn thương mại điện tử. ...

Long Hồ: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp

(VLO) Thời gian qua, huyện Long Hồ đã đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, phát triển thủy sản (TS) được chú trọng. Huyện cũng đã triển khai nhiều giải pháp phát triển TS của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững. Theo đó, HTX TS, hộ nuôi cũng đã nâng cao ý thức, nuôi TS an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất