Powered by Techcity

Các địa phương cần cân nhắc khi chuyển đổi đất trồng lúa

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội cố gắng giữ gìn quỹ đất lúa, cân nhắc khi chuyển đổi đất trồng lúa bởi còn nhiều hệ lụy ảnh hưởng phía sau như về sản lượng lúa, người nông dân canh tác trên đất lúa, chuỗi ngành hàng, doanh nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại…





Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 15/8. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 15/8. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 15/8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm rõ các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.

Chuyển đổi đất đai là một sự đánh đổi

Tham gia chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) nói, đất đai, đặc biệt là đất trồng lúa có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ đến hiện tại đã có quy hoạch và chốt được vị trí các khu vực đất lúa để cấm không cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi sang mục đích khác để người dân yên tâm canh tác, cải tạo đất, tăng năng suất, tăng sản lượng thóc gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam trong thời gian tới.





Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên chất vấn. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên chất vấn. (Ảnh: DUY LINH)

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, cách đây 10 năm thì quy mô đất lúa khoảng trên 4 triệu ha, hiện tại theo số liệu thống kê, đất lúa còn 3,93 triệu ha. Theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ thì chúng ta sử dụng linh hoạt 5 triệu ha đất lúa.

Bộ trưởng làm rõ, linh hoạt ở đây có nghĩa là để bảo đảm an ninh lương thực và để sự phát triển kinh tế-xã hội thì cũng phải dành một quỹ đất nông nghiệp, trong đó có đất lúa. “Đó là quy luật phát triển. Vấn đề là ta lựa chọn hướng nào”, Bộ trưởng nêu vấn đề.

Bộ trưởng cho biết, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo, lương thực ra thế giới nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực suốt trong thời gian vừa qua. Ngay cả lúc có dịch Covid-19 vẫn bảo đảm tất cả chuỗi cung ứng, dù đứt đoạn cục bộ trong khu vực nào đó.

Bộ trưởng nêu rõ, quy hoạch đất lúa nằm trong quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chịu trách nhiệm với Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, các địa phương đều đã ổn định diện tích lúa, trong quy hoạch của tỉnh cũng đã phân khu vực dành cho đất nông nghiệp, đất lúa.

Tất nhiên, mọi quy hoạch không thể đứng yên bởi sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Song quan điểm là cố gắng giữ gìn bởi chuyển đổi đất đai là sự đánh đổi. Đánh đổi có thể là ngang giá, có thể lời trước mắt hoặc lâu dài bởi quỹ đất là hữu hạn trong khi nhu cầu phát triển là vô hạn.

Do đó, Bộ trưởng lưu ý các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội cố gắng giữ gìn quỹ đất lúa, cân nhắc khi chuyển đổi đất trồng lúa bởi còn nhiều hệ lụy ảnh hưởng phía sau như về sản lượng lúa, bao nhiêu người nông dân trên đất lúa đó, rồi một chuỗi ngành hàng, doanh nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại, những con người ở phía sau chuỗi ngành hàng đó…

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiên trì cùng với các địa phương để phân tích những tình huống khi nào chuyển đổi, khi nào không chuyển đổi với nguyên tắc cân nhắc và cẩn trọng giữa phát triển và giữ gìn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nêu vấn đề chất vấn, đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Vĩnh Long) thông tin, thời gian gần đây giá lúa gạo tăng cao, vừa tạo lợi thế rất lớn cho thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, vừa mang lại niềm vui cho nông dân.

Tuy nhiên, do giá lúa liên tục tăng nên một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung cầu cục bộ, đẩy giá mặt hàng này lên cao bất hợp lý và cũng là nỗi lo của người tiêu dùng, công nhân khi giá gạo tăng cao. Điều này dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu, chưa tạo được sự liên kết vững chắc giữa người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể, hữu hiệu để vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cần bình tĩnh để có cái nhìn toàn diện trong xuất khẩu gạo

Cùng tham gia đặt câu hỏi, đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cho biết trách nhiệm và định hướng trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hoạt động thu mua, tiêu thụ lúa gạo, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời các nội dung này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến” lớn: biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Trong điều kiện thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ, những xung đột, những chính sách của các nước thay đổi liên tục, tính dự báo khó có thể cầu toàn, mà cần có sự linh hoạt ngắn hạn.

Về an ninh lương thực, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận, một số nước cấm xuất khẩu gạo đem lại cho Việt Nam cơ hội, nhưng cần hết sức bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có thể phát sinh mặt trái, nếu không quản lý tốt mà chỉ nói một phía sẽ không có được cái nhìn toàn diện.

Tư lệnh ngành nông nghiệp dẫn nội dung công điện của Thủ tướng, nêu trong bối cảnh hiện nay phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo như là cam kết của Việt Nam, có trách nhiệm với thế giới trong bảo đảm an ninh lương thực. Bên cạnh đó, cũng cần tránh những cú sốc giá trên thị trường nội địa, bởi giá tiêu dùng trong nước tăng sẽ ảnh hưởng tới một số nhóm đối tượng người dân, nhất là người có thu nhập thấp.

Riêng về đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng cho biết, có đến khoảng 300 ngày trong năm thực hiện xuống giống, do đặc thù xuống theo con nước, nước rút tới đâu xuống giống tới đó, nên không có mùa vụ rõ rệt như ở miền bắc, mà thực hiện xuống giống liên tục. Do vậy, vấn đề gối vụ, tính toán vụ hè thu, thu đông đối với đồng bằng sông Cửu Long chỉ mang giá trị thống kê.

Bộ trưởng khẳng định, trong điều kiện hiện nay, nếu không có thiên tai, với tình hình biến đổi khí hậu ổn định như mấy năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể bảo đảm tiêu dùng trong nước cũng như sản lượng xuất khẩu.

Về thực tế giá lúa gạo bị đẩy lên cao, Bộ trưởng phân tích giá nông sản quyết định bởi cung cầu, cầu tăng mà cung không tăng thì giá sẽ lên. Nhưng ngoài bài toán cung cầu còn tình trạng cố tình đẩy giá, gây ảnh hưởng lớn.

“Tôi mong bà con nông dân và doanh nghiệp phải tôn trọng nhau, chia sẻ với nhau về thời cơ, mua bán không chỉ vì vấn đề được lợi trước mắt”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Trong điều kiện hiện nay, nếu không có thiên tai, với tình hình biến đổi khí hậu ổn định như mấy năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể bảo đảm tiêu dùng trong nước cũng như sản lượng xuất khẩu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Theo VĂN TOẢN/NDO

 

 

 

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo, điều trị tốt công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị cho bệnh nhân (BN) và tổ chức điều tra, xử lý nghi ngờ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại Công ty TNHH BoHsing (KCN Hòa Phú, huyện Long Hồ). Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh thăm hỏi sức khỏe, động viên công nhân đang nằm viện tại...

Xác định rõ kinh phí, phân định rõ nhiệm vụ để xây dựng chiến lược, tầm nhìn

  Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý một số nội dung cần quan tâm. Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã lưu ý như trên khi tham gia cùng đoàn khảo sát của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh đến khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 21 ngày 24/3/2022 của HĐND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng...

Cục Thuế Vĩnh Long lựa chọn hóa đơn may mắn quý II/2024

    Ngày 14/8, Cục Thuế tỉnh tổ chức lựa chọn Hóa đơn (HĐ) may mắn quý II/2024. Chương trình lựa chọn trên cơ sở dữ liệu 299.417 HĐ điện tử có mã của cơ quan thuế, có đầy đủ thông tin người mua trên HĐ và có ngày lập trong khoản thời gian từ 1/4 -  30/6/2024. Trong đó, có 71.758 HĐ có người mua là cá nhân, hộ kinh doanh đủ điều kiện đưa vào lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả,...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch

  Đến năm 2030, Vĩnh Long có 11 đô thị. Theo Sở Xây dựng, các tháng đầu năm 2024, các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư đã thực hiện theo quy hoạch (QH) được duyệt, xây dựng phát triển nhà ở gắn với QH phát triển đô thị (ĐT). Công tác rà soát, điều chỉnh QH xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội thực tế tại địa phương và công tác...

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, động viên công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 14/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế và đơn vị có liên quan đến thăm các công nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm trước đó tại Công ty TNHH Bo Hsing, đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú (Long Hồ). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh đến thăm, động viên công nhân đang...

Cùng tác giả

Phỏng vấn: Mùa nước nổi 2024, ngập úng ở ĐBSCL có nặng nề hơn?

(VLO) Lượng nước đổ về ĐBSCL vào mùa nước nổi năm 2024 có cao hơn so với các năm trước, dẫn đến tình trạng ngập úng nặng nề hơn? Vấn đề ngập lụt vùng giữa đồng bằng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần có giải pháp gì? Phóng viên Báo Vĩnh Long phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thiện- Chuyên gia độc lập về môi trường sinh thái ĐBSCL về các vấn đề trên. Ông Nguyễn Hữu Thiện- Chuyên gia độc...

Một trường ĐH dành hơn 9 tỉ đồng khen thưởng và trao học bổng

Ngày 5.10, Trường ĐH Cửu Long tổ chức khai giảng năm học 2024 – 2025, trao học bổng và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thành Thế, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long; bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. ...

Mùa nước nổi: lượng cá đồng giảm, giá tăng nhẹ

(VLO) Khác với mùa nước nổi hàng năm, theo các tiểu thương, lượng cá đồng tự nhiên được người dân đánh bắt mang về bán tại các chợ giảm cả về số lượng lẫn chủng loại. Lượng cá đồng tại các chợ không nhiều. Theo cô Lê Thanh Thúy- tiểu thương bán cá tại chợ Vĩnh Long: “Năm nay, cá đồng ra chợ rất ít, chỉ có một số loại như cá lóc, cá chốt, cá linh, cá bống, ếch, cua....

Thẩm định đề án đề nghị công nhận TT Vũng Liêm mở rộng đạt đô thị loại IV

(VLO) Theo Sở Xây dựng, sau khi được UBND tỉnh thống nhất chủ trương lập đề án đề nghị công nhận TT Vũng Liêm mở rộng, huyện Vũng Liêm đạt tiêu chí đô thị loại IV (tại Văn bản số 3855/UBND-KTNV ngày 20/7/2023), địa phương đã lập đề án và gửi Sở Xây dựng thẩm định, Sở Xây dựng đã có báo cáo thẩm định đề án (ngày 8/4/2024). Hiện Sở Xây dựng đang trình UBND tỉnh xem xét trình...

Hỗ trợ các huyện lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị

(VLO) Theo Sở Xây dựng, 9 tháng năm 2024, sở đã thẩm định và tham mưu Hội đồng Thẩm định quy hoạch (QH) xây dựng tỉnh ra kết quả thẩm định 1 đồ án QH xây dựng vùng huyện Vũng Liêm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 3 nhiệm vụ điều chỉnh và mở rộng QH chung thị trấn gồm: TT Long Hồ, TT Trà Ôn, TT Tam Bình (3 nhiệm vụ này đã được UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

Mùa nước nổi: lượng cá đồng giảm, giá tăng nhẹ

(VLO) Khác với mùa nước nổi hàng năm, theo các tiểu thương, lượng cá đồng tự nhiên được người dân đánh bắt mang về bán tại các chợ giảm cả về số lượng lẫn chủng loại. Lượng cá đồng tại các chợ không nhiều. Theo cô Lê Thanh Thúy- tiểu thương bán cá tại chợ Vĩnh Long: “Năm nay, cá đồng ra chợ rất ít, chỉ có một số loại như cá lóc, cá chốt, cá linh, cá bống, ếch, cua....

Tạo mặt bằng sạch, thêm nguồn lực mới thu hút đầu tư

(VLO) Thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối Vĩnh Long với khu vực ngày càng hoàn thiện đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh mời gọi và thu hút đầu tư, nhất là phát triển các khu công nghiệp (KCN). Sắp tới, Vĩnh Long sẽ tăng cường nhiều giải pháp hơn để sớm tạo mặt bằng sạch, thêm nguồn lực mới để phục vụ cho thu hút đầu tư. Hiện các khu công...

Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

(VLO) “Nông nghiệp (NN) thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) để phát triển bền vững” là thông điệp mạnh mẽ và yêu cầu khẩn thiết đối với khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa tính bền vững của NN, cần áp dụng các giải pháp NN thông minh và thích ứng với khí hậu để bảo vệ nền tảng NN của đồng bằng. Trong những...

Sẽ tổ chức hội chợ đặc sản vùng miền cấp quốc gia tại Vĩnh Long

(VLO) Thực hiện chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) sẽ tổ chức Hội chợ Đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL- Vĩnh Long năm 2024. Dự kiến thời gian tổ chức trong quý IV/2024. Hội chợ được tổ chức cũng sẽ góp phần liên kết xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và trong cả nước.Ảnh minh...

Nắm bắt cơ hội tiếp thị trên nền tảng số

(VLO) Trong bối cảnh hiện đại, người tiêu dùng không chỉ có xu hướng mua sắm online vì tiết kiệm thời gian, mà còn mong muốn được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển, chăm sóc khách hàng, ưu đãi về giá… Điều này mở ra cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp (DN), đồng thời thách thức họ phải tạo ra những chiến lược tiếp thị sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tỉnh đã triển...

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long phát hành sổ tay hướng dẫn về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế tỉnh vừa phát hành sổ tay điện tử hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Sổ tay gồm 24 trang với 3 phần hướng dẫn về đăng ký thuế, nộp lệ phí môn bài và hướng dẫn hộ, cá nhân khai, nộp thuế. Trong từng phần, sổ tay hướng dẫn người nộp thuế (NNT) đầy đủ các bước thủ tục, thông tin chi tiết để thực hiện một...

Tăng cường quản lý thuế lĩnh vực thương mại điện tử

  Ngành thuế tăng cường quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát sinh doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Ảnh minh họa: TRẦN PHƯỚC Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Cục Thuế tỉnh đã tiến hành rà soát, khai...

Chờ đón festival gốm đỏ

Trong tháng 11 tới đây, tỉnh Vĩnh Long sẽ tổ chức Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh lần I năm 2024. Sự kiện này được chờ đón và kỳ vọng tạo nên cú hích lớn cho làng nghề gạch gốm trăm năm của tỉnh, cũng như cơ hội quảng bá, giới thiệu và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với “vùng đất mở”- tăng trưởng xanh mà tỉnh Vĩnh Long đã và đang hướng tới. Được...

Khởi nghiệp từ nguồn nhân lực

Chuyên gia hiệp hội, công ty từ Nhật Bản thông qua kết nối của Công ty Hasu Asia đã đến trực tiếp cơ sở đào tạo nghề ở tỉnh để tìm nguồn lao động. Đi xuất khẩu lao động (LĐ) Nhật Bản rồi trở về, Trương Nhật Tài (ở ấp Vàm An, xã Quới An, huyện Vũng Liêm) bắt đầu khởi nghiệp với việc tư vấn, tuyển dụng, đào tạo kỹ năng, tiếng Nhật để đưa bạn trẻ đi làm...

Xét 27 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Hội đồng Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (OCOP) TP Vĩnh Long vừa tổ chức thẩm định, đánh giá, xét bình chọn 27 sản phẩm tiêu biểu năm 2024. Theo đó, qua 2 đợt xét, có 27 sản phẩm của 13 chủ thể được bình chọn, xét đạt gồm: 13 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao (sẽ trình cấp tỉnh để tiếp tục đánh giá phân hạng 4 sao). Theo Phòng Kinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất