Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPVĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một ‘cú huých’ để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.

Tạo “cú huých” chuyển đổi từ các sản phẩm OCOP

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 20 làng nghề truyền thống và 498 hợp tác xã; trong đó, 347 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… Ngoài ra, còn có một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn năng suất cao, chất lượng như: chăn nuôi gia cầm ở Tam Dương, chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Tường, Lập Thạch, vùng sản xuất thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch, vùng sản xuất rau an toàn, rau nguyên liệu phục vụ chế biến ở Tam Dương, Tam Đảo… Đây là lợi thế, tiềm năng sẵn có để Vĩnh Phúc tham gia Chương trình OCOP. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Hỗ trợ các dự án phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng nhằm tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…

Là một trong những đơn vị tiêu biểu trong Chương trình OCOP, Công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên) đi đầu trong Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP ở địa phương, với 16 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao. Ông Trần Văn Tuy – Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Ong Tam Đảo – cho biết: “Chương trình OCOP mang lại những giá trị tích cực và nâng tầm thương hiệu sản phẩm công ty. Hiện nay, công ty đã xây dựng được hơn 30 nhà phân phối, hơn 500 đại lý, cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra thị trường Mỹ, Đức, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… Để giữ vững thị trường, thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư công nghệ, máy móc trong sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm ngành ong; đồng thời, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các sản phẩm, nhất là phát triển những dòng sản phẩm phục vụ du lịch”.

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa
Sản phẩm Trà hoa vàng của Công ty TNHH Tân Đại Dương Vĩnh Phúc đã có mặt tại các thị trường “khó tính” châu Âu. Ảnh Thu Thủy

Công ty TNHH Tân Đại Dương Vĩnh Phúc chuyên sản xuất sản phẩm từ cây trà hoa vàng vùng núi Tam Đảo với nhiều sản phẩm mang đậm nét địa phương. Nhận được sự hỗ trợ đắc lực của chương trình OCOP, đến nay, công ty có 1 sản phẩm đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cùng các sản phẩm sản phẩm phong phú khác: trà hoa vàng sấy thăng hoa, trà hoa vàng túi lọc, sữa gạo lứt trà hoa vàng…, sản phẩm của công ty đã có mặt tại các thị trường “khó tính” châu Âu như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Australia, Bỉ…

Trao đổi về chương trình mỗi xã một sản phẩm tại địa phương, anh Nguyễn Tùng Dương – Giám đốc Công ty TNHH Tân Đại Dương Vĩnh Phúc – cho biết: “Chương trình OCOP đối với chúng tôi thật sự là một cú huých, tạo đà để hợp tác xã có bước phát triển quy mô, hiện đại, chuyên nghiệp hóa. Đặc biệt, các sản phẩm được xếp hạng có tác dụng rất lớn với người tiêu dùng, là “lối ra” để các sản phẩm tiếp cận tốt hơn với thị trường. Đây là tiền đề quan trọng để công ty tiếp tục mở rộng quy mô, liên kết mở rộng vùng nguyên liệu, ổn định sản lượng…”.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 141 sản phẩm được chứng nhận “OCOP Vĩnh Phúc”, trong đó, có 34 sản phẩm đạt 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu, có chất lượng, uy tín trên thị trường: Mật ong Tacumin, Curcumin, Ngọc Thanh xuân Collagen (Công ty Cổ phần ong Tam Đảo); Các sản phẩm từ trà hoa vàng của Công ty TNHH Tân Đại Dương Vĩnh Phúc; Sản phẩm của Công ty Cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh; Thanh long ruột đỏ, Nấm Đông trùng hạ thảo Tam Đảo; thịt lợn an toàn Phát Đạt, thịt lợn thảo dược; các sản phẩm bột sữa gạo lứt của Công ty Cổ phần thực phẩm DBFood ( Phúc Yên); nem chua tươi, nem thính tươi, nem hấp bùi của Công ty TNHH thực phẩm Đồng Gia ( Vĩnh Yên)…

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa
Các sản phẩm nem của Công ty TNHH thực phẩm Đồng Gia được đưa vào hệ thống siêu thị trên địa bàn Vĩnh Phúc, Hà Nội. Ảnh Thu Thủy

Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc có 61 đơn vị tham gia chương trình OCOP, trong đó, có 20 hợp tác xã, 25 doanh nghiệp và 16 tổ hợp tác. Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương (hỗ trợ đầu tư trang thiết bị; hỗ trợ kỹ thuật; hỗ trợ thị trường thương mại, hỗ trợ chi phí xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP)…đã tạo nên một bức tranh mới, sức sống mới cho nền nông nghiệp. Nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng, tạo gắn kết nhà khoa học-nhà nông-doanh nghiệp, các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch VietGAP, GlobalGAP đã được quan tâm ứng dụng tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có sức cạnh tranh trên các thị trường và sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, phát triển, nâng cao sản phẩm OCOP đến nay, vẫn còn một số điểm bất cập cần tháo gỡ. Trước hết là sự thiếu đồng bộ, khi các văn bản chỉ đạo của Trung ương thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng lớn việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình. Việc tư vấn hỗ trợ các chủ thể tiếp cận các chính sách hiện hành của cơ quan triển khai cấp tỉnh, huyện còn chưa kịp thời và hạn chế, do đó, chưa khuyến khích được các chủ thể trên địa bàn tỉnh quan tâm và tham gia. Các sản phẩm đăng ký tham gia chương trình trên địa bàn tỉnh cơ bản là sản phẩm thô sơ, có quy mô sản xuất nhỏ, nhiều sản phẩm trồng theo thời vụ, chưa có tem nhãn bao bì, chưa đảm bảo được vùng nguyên liệu sản xuất quy mô lớn nên khó khăn trong việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Chủ thể tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các hộ kinh doanh, hợp tác xã, trình độ còn hạn chế nên khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình; nhiều chủ thể không có kinh phí để hoàn thiện hồ sơ sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng. Sản phẩm ra thị trường thời gian gần đây có chiều hướng chững lại, tiêu thụ chậm, ảnh hưởng tới sản xuất và doanh thu…

Để giải bài toán trên, bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để người dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp hiểu về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đem lại, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung hỗ trợ các dự án phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng nhằm tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có gắn với xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chuẩn hóa, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về kỹ thuật, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa
Thúc đẩy hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP Vĩnh Phúc ngày càng vươn xa. Ảnh Thu Thủy

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực cho phát triển các sản phẩm làng nghề theo đúng mục tiêu chương trình OCOP hướng tới. Thúc đẩy hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP của tỉnh. Tổ chức, hỗ trợ tham gia các hội chợ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh; phát triển, xây dựng các chuỗi cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh; đa dạng hóa, phát triển các hình thức bán sản phẩm online, qua sàn thương mại điện tử, làm sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh… để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Với mục tiêu đưa chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng ở khu vực nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bên cạnh hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, truyền thống, tỉnh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm cộng đồng, sản phẩm chủ lực có lợi thế ở các địa phương. Phấn đấu toàn tỉnh phát triển mới từ 70 đến 80 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao trở lên, đầu tư nâng cấp để có từ 2 đến 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia, đồng thời, thông qua chương trình, phát triển mới từ 15 đến 20 doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã.

Thu Thủy

nguồn: https://congthuong.vn/vinh-phuc-ky-vong-san-pham-ocop-vuon-xa-346047.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út tổ chức tọa đàm doanh nghiệp và trưng bày sản phẩm xuất khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Oman tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Oman, kết hợp trưng bày sản phẩm. Ngày 8/12/2024, tại Thủ đô Muscat, Vương quốc Oman, Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xêút phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Oman (OCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Oman kết hợp trưng...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi tiếp đà tăng giá

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ, thị trường lượng ít, giá giảm nhẹ, giao dịch chậm, lúa tươi tiếp đà tăng cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, tăng cao với lúa tươi. ...

Giá dầu tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/12/2024: Giá dầu tăng hơn 1% do rủi ro địa chính trị gia tăng sau sự sụp đổ của Tổng thống Syria và khi Trung Quốc nới lỏng chính sách. Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/12/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 10/12/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 68,13 USD/thùng, tăng 1,37% (tương đương tăng 0,92 USD/thùng). ...

Tỷ giá USD hôm nay 10/12/2024: Đồng USD tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 10/12/2024: Tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch hầu hết không đổi so với phiên trước... Tỷ giá USD hôm nay 10/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 10/12, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.248 đồng/USD, đi ngang so với phiên trước đó. Giá bán USD ở các...

Bắt đầu chu kỳ tăng giá?

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 10/12/2024, giá tiêu trong nước giảm nhẹ so với ngày hôm qua 9/12/2024; trung bình ở mức 146.200 đồng/kg, giảm nhẹ 300 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể,...

Bài đọc nhiều

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

NDO - Sau gần 5 triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm...

Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Từ ngày 12 đến 16/12, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (Hà Nội), các sở, ban, ngành, các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024. Sữa Ba Vì là sản phẩm đặc trưng của huyện Ba Vì. Chương trình có khoảng 100-150 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP và nông sản đặc trưng của tỉnh Lai Châu

(Dân trí) - Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024, không gian trưng bày sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) và các nông sản đặc trưng của tỉnh là điểm nhấn nổi bật, thu hút đông đảo du khách tham gia. Đây là dịp để quảng bá những sản phẩm tinh túy của Lai Châu, từ sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ đến sản phẩm mang tính biểu tượng...

HDBank đồng hành cùng Agritrade phát triển chương trình “Mỗi xã Một sản phẩm” (OCOP)

Cùng với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Agritrade - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), HDBank sẽ trực tiếp tham gia các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tiếp sức, hỗ trợ người dân quảng bá và xúc tiến thương mại trên nền tảng số. Ngày 10/11/2023, HDBank ký kết Biên bản hợp tác với Agritrade và TikTok để quảng bá, phát triển chương trình quốc gia “Mỗi xã...

Xây dựng sản phẩm bưởi OCOP để nâng tầm giá trị thương hiệu

(BDO) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện trong nhiều năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Trong đó, nhờ vào sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mà trang trại Mai Quốc 3 (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng)...

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Quảng bá du lịch xanh và sản phẩm OCOP

Chương trình “Du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường” đã được tổ chức nhằm góp phần quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm du lịch thân thiện, sản phẩm OCOP Quảng Bình đến với du khách. Chiều 11/6, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra hội nghị và đối thoại với chủ đề “Du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường”. Chương...

Bạc Liêu: 2 sản phẩm muối được công nhận OCOP 5 sao

Ngày 6/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024. Tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 có 9 sản phẩm của 3 huyện, gồm: Thành phố Bạc Liêu 1 sản phẩm - thanh nhãn; huyện Vĩnh Lợi 7 sản phẩm: muối tinh, muối hạt, muối chay, muối ớt, muối tôm, muối tiêu, muối Iot; huyện Hòa Bình 1 sản phẩm – Tổ yến sơ chế. Trong...

Cao Bằng đổi thay nhờ OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững tại tỉnh biên giới Cao Bằng. OCOP khẳng định vị trí sản phẩm cho người sản xuất Trước những năm 2020, do nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện chương...

Sơn mài OCOP, mở ra hướng đi mới

(BDO) Sản phẩm sơn mài được gắn “sao” OCOP không chỉ là một cơ hội kinh doanh mới mà còn mở ra hướng đi mới cho sản phẩm, góp phần tăng thêm chất lượng và giá trị cao của nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Trong đó, Công ty TNHH MTV Sơn mài Định Hòa (phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một) có 20 sản phẩm sơn mài là bình, dĩa, hộp, khay, tranh… vừa được UBND TP.Thủ Dầu...

Xây dựng sản phẩm bưởi OCOP để nâng tầm giá trị thương hiệu

(BDO) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện trong nhiều năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Trong đó, nhờ vào sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mà trang trại Mai Quốc 3 (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng)...

Mới nhất

Sim không sử dụng bao lâu thì bị thu hồi?

Việc thu hồi sim không sử dụng là biện pháp các nhà mạng triển khai để quản lý hiệu quả tài nguyên số, đặc biệt là các đầu số di động. Số điện thoại là tài nguyên có hạn, và để đảm bảo đủ kho số cho người dùng mới, các nhà mạng phải thu hồi lại những...

Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hợp lý, thậm chí là vượt trội so với trước đây, khuyến khích những người còn 2 - 4 năm nữa nghỉ hưu có thể sẵn sàng nghỉ để giữ lại cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản trong hệ thống. Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ...

Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp về bảo vệ môi trường

(TN&MT) - Thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với việc xử lý chất thải phát sinh trong quá trình...

Quảng Bình: Quảng bá du lịch xanh và sản phẩm OCOP

Chương trình “Du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường” đã được tổ chức nhằm góp phần quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm du lịch thân thiện, sản phẩm OCOP Quảng Bình đến với du khách. Chiều 11/6, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra hội nghị và...

Tháng 2/2025, Quốc hội sẽ họp bất thường, sửa một số luật để tinh gọn bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự kiến đến cuối tháng 2/2025, Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa đổi một số điều các luật liên quan tới tinh gọn bộ máy, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị. ...

Mới nhất