Trang chủNewsThời sựVĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống...

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch


Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca
Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca

Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống

Vĩnh Phúc hiện có 41 dân tộc anh, em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời ngày càng nhiều của các loại hình nghệ thuật mới, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ dần bị mai một. Thực trạng này không chỉ thể hiện ở các lễ hội, loại hình âm nhạc, trang phục, chữ viết, mà còn ở lối kiến trúc về nhà ở, văn hoá ẩm thực, nghề nghiệp truyền thống.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn, những năm qua, song song với các chương trình giảm nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, tạo ra bước phát triển mới trong công tác chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Có thể nói, trong nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thì làn điệu dân ca Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu được nhiều người biết đến hơn cả. Theo ngôn ngữ Sán Dìu, “Soọng” có nghĩa là hát, “Cô” có nghĩa là ca. Loại hình âm nhạc này có lịch sử ra đời và phát triển gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng. Hiện, dân ca Soọng Cô đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Ngày nay, loại hình nghệ thuật đặc sắc này vẫn được cộng đồng dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực bảo tồn và phát huy.

Ông Lê Đại Năm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Soọng Cô (tại xã Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chia sẻ, hiện nay, số trẻ em không biết tiếng Sán Dìu đã chiếm hơn 60%, trong khi đó chỉ có 1% là biết hát Soọng Cô.

Để lan toả giá trị đẹp đẽ của văn hoá truyền thống, CLB Soọng Cô do ông Năm làm Chủ nhiệm thường xuyên tổ chức những lớp học miễn phí cho trẻ em địa phương có yêu thích với loại hình nghệ thuật này. Các lớp học chỉ được tổ chức vào khoảng thời gian 3 tháng hè, để không làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của các cháu.

Trong nỗ lực để mang loại hình nghệ thuật truyền thống này ngày một đến gần hơn với công chúng, ông Năm còn tự tay viết và biên soạn nhiều bài hát, rồi lồng nhạc để Soọng Cô phù hợp hơn với thị hiếu khán giả hiện nay. Không những vậy, ông Năm đã dịch nhiều câu hát sang tiếng Kinh làm cho bài hát có sự hòa quyện giữa tiếng Sán Dìu và tiếng Kinh.

Ngoài ra, ông Năm xây dựng nhiều kênh tiếp cận trên các nền tảng số để lan toả những giá trị tốt đẹp của dân ca Soọng Cô tới cộng đồng.

Cùng với làn điều Soọng Cô mượt mà của người Sán Dìu, lễ hội “Lồng Tồng” (xuống đồng) của người Cao Lan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng từng bước được khôi phục và phát triển. Chủ nhân đích thực của lễ hội là những người nông dân chỉ mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy đàn, con cháu khỏe mạnh. Lễ hội là lúc mở đầu một chu kỳ sản xuất nên phản ánh ước mong sinh sôi nảy nở, đồng thời là dịp dân bản cùng nhau góp vui chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cùng phát triển. Đây là một lễ hội đặc sắc của người Cao Lan, nó không chỉ mang đậm yếu tố tâm linh, mà còn là một yếu tố làm đoàn kết gắn bó cộng đồng.

Khách du lịch thích thú khi được tham gia vào các tiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại Vĩnh Phúc
Khách du lịch thích thú khi được tham gia vào các tiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại Vĩnh Phúc

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Trên cơ sở đề án của tỉnh, huyện Tam Đảo tập trung ưu tiên khai thác, phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Sán Dìu trong đời sống kinh tế – xã hội gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Trong đó, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Soọng Cô, để loại hình nghệ thuật đặc sắc này sớm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác phục dựng lại một số mẫu nhà truyền thống và khôi phục, phát huy tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Nhằm phát huy tối đa giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện đề án của tỉnh trong giai đoạn 1 (2022 – 2025), huyện Tam Đảo sẽ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù với diện tích quy hoạch khoảng 48ha.

Ngoài ra, xác định con người chính là một trong những yếu tố cốt lõi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, huyện Tam Đảo luôn tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch cộng đồng tại các Tổ hợp làng văn hóa kiểu mẫu của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù. Qua đó, phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, trong đó, có trên 300 người lao động trực tiếp tại Làng văn hóa du lịch dân tộc Sán Dìu của xã. Trong giai đoạn 2 (2026 – 2030), huyện Tam Đảo tiếp tục phát triển, mở rộng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù theo nhu cầu thực tiễn.

Với mục tiêu tạo ra không gian để bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2030 sẽ có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của Làng văn hóa kiểu mẫu do cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó, đến hết năm 2025, hoàn thành 30 làng và đến năm 2027 hoàn thành 60 làng với các đặc trưng cơ bản về cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi





Nguồn: https://baodantoc.vn/vinh-phuc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-dong-bao-cac-dtts-gan-voi-phat-trien-du-lich-1723531249906.htm

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh thu hút nguồn lực kiều bào

Những năm gần đây, nguồn lực từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trở thành nguồn ngoại lực to lớn trên nhiều khía cạnh mà tỉnh Vĩnh Phúc đang hướng tới.

Vĩnh Phúc đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xây dựng và phát triển đất nước

Đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa Báo Thế giới và Việt Nam với bà Nguyễn Thị Sâm - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc, bên lề Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài sáng ngày 22/8/2024 tại Hà Nội.

Nơi nào sớm nhất, chia thành nhiều ngày nhất?

Lịch tựu trường 2024 của học sinh cả nướcLịch tựu trường 2024 Vĩnh PhúcCác trường mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tổ chức khai giảng vào ngày 5/9; ngày tựu trường sớm nhất ngày 29/8 - trước 1 tuần so với ngày...

Bức tranh cuộc sống ở xã nông thôn mới kiểu mẫu Vũ Di

Là xã nông thôn mới kiểu mẫu, Vũ Di (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) giờ đây có nhiều con đường khang trang, sạch đẹp và những ngôi nhà cao tầng mái ngói đỏ tươi. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Vũ Di (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã chung sức, đồng lòng tập trung huy động, vận dụng mọi nguồn lực cho nhiệm vụ hoàn thành xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu...

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến nay các hộ gia đình trên địa bàn tham gia trồng cây bo bo...

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Được biết, hiện nay Tổ vay vốn của anh Sửu có 50 thành viên, với các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm… Bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng/ hộ gia đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ra đời, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ tính riêng giai...

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đã huy động thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ nhất tỏa đi các điểm nóng, để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão. Đến hết ngày 8/9, MobiFone đã cơ bản khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên…Tại thành phố Hải...

Dữ liệu tham chiếu để xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù

Để tiếp tục ưu tiên đầu tư, hỗ trợ những dân tộc có khó khăn đặc thù trong giai đonạ 2026 – 2030, việc xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng khác với năm 2019, quá trình xây dựng Đề án tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 – 2030 đang được triển...

Chung tay giữ gìn, phát triển di sản văn hóa miền núi xứ Thanh

Ghi nhận những đón góp của những “đầu tàu”, tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 – 2023 (được tổ chức ngày 27/10), Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 109 cá nhân là Người có uy tín, trưởng dòng họ tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc góp phần củng cố, phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trong...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

TP Hải Phòng: Đường ngập như sông, mất điện diện rộng

Sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở TP Hải Phòng ngập như sông, cây cối đổ gãy, ngã hẳn ra đường. Nội thành TP Hải Phòng cũng mất điện diện rộng. Theo anh Hoành, hiện nay, rất nhiều cột điện trên địa bàn bị gãy đổ, nhiều trạm biến áp cũng đổ xuống ruộng. Nhân lực không đủ nên họ đang phải quên ăn quên ngủ để sửa chữa. ...

Cùng chuyên mục

2 tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng, lo va vào cầu

Tối 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết đã có báo cáo Bộ GTVT đề nghị cấp thẩm quyền có hướng xử lý đối với 2 tàu không có người, từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng.  Hai tàu có tải trọng khoảng 100 tấn, là tàu hút cát, trên tàu không có người. Đến sáng 9/9, tàu này trôi dạt đến cầu Cốc...

Hai tàu Trung Quốc trôi dạt đến Yên Bái

Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, hôm nay (9/9), theo thông tin...

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp trong đêm về tình hình dự báo mưa, lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cần lên phương án dự đoán ngay sau khi kết thúc đợt mưa, bão lần này, thời tiết cực đoan sẽ có thể chuyển hướng sau khu vực...

Ngập sâu ở Hoài Đức, Quốc Oai, phương tiện đi hướng nào cho an toàn, thuận tiện?

Sau bão số 3, hiện một số tuyến đường tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức bị ngập úng, Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông tại các vị trí này để đảm bảo an toàn đi lại cho người dân.   Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, trên địa bàn huyện Quốc Oai, các vị trí ngập, không đảm bảo giao thông an toàn cho phương tiện lưu thông trên đường...

Khắc phục hậu quả bão số 3: An toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết

Với phương châm, an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, các địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3. Ổn định cuộc sống Thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu) là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề của hoàn lưu bão số 3. Hiện, cấp ủy, chính quyền địa phương đang triển khai phương châm “4 tại...

Mới nhất

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho quân nhân hy sinh khi chống bão số 3

Chiều tối 9/9, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) cho biết, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm (Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3)...

Chủ tịch huyện giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La

Ngày 9/9, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị Công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có bà Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La; lãnh đạo Sở GD-ĐT; lãnh đạo UBND huyện...

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân

Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dânMất điện do mưa lũ, tại một số trạm y tế ở Yên Bái, các cán bộ y tế đã sử dụng đèn pin, đèn dầu phục phụ công tác chuyên môn. ...

Mới nhất