Sự kiện được đồng hành bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và một số đối tác khác.
Các doanh nghiệp trong Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam năm 2023-VBE500 tiếp tục thể hiện vai trò và vị thế là những thương hiệu mạnh, xuất sắc trong hoạt động tuyển dụng, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào sự bình ổn thị trường lao động trên cả nước.
Các doanh nghiệp VBE500 nổi bật trong công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề chính của đất nước, khuyến khích sự đa dạng, thúc đẩy tư duy sáng tạo và nuôi dưỡng thế hệ người lao động kế cận tài năng, điển hình trong Top đầu của Bảng VBE500 năm nay có thể kể đến như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn FPT trong ngành Viễn thông – CNTT, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)… trong ngành Ngân hàng.
Top VBW10 2023 vinh danh các doanh nghiệp như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank), NHTMCP Kiên Long, CTCP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam.
TCT viễn thông Mobiphone, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, CTCP hàng không Vietjet (Vietjet Air), Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1), Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (DCL), Công ty cổ phần du lịch Thành Thành Công, CTCP dịch vụ du lịch và thương mại TST, CTCP tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco,…
Các doanh nghiệp được tôn vinh trong sự kiện này là những đơn vị có thành tích xuất sắc trong tạo công ăn việc làm, đãi ngộ người lao động, tạo dựng môi trường làm việc bền vững và có kết quả kinh doanh tốt, ổn định.
Theo thống kê của Viet Research, trong Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, thu nhập bình quân của người lao động đạt 19,86 triệu đồng/người/tháng, gấp 3 lần thu nhập bình quân cả nước, gấp 2,4 thu nhập bình quân lao động khu vực thành thị.
Bất chấp một năm kinh tế khó khăn, 60% doanh nghiệp thuộc VBE500 và VBW10 đều tăng quy mô lao động so với năm trước. Đồng thời 71% doanh nghiệp thuộc 2 danh sách đều ghi nhận mức tăng thu nhập bình quân của người lao động.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, đã diễn ra Hội thảo nhân sự với chủ đề: “Tương lai thị trường lao động và các xu hướng môi trường làm việc mới” với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo, thương hiệu, truyền thông đến từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức nghiên cứu uy tín và các cơ quan ban ngành cùng với lãnh đạo những doanh nghiệp trong Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam thuộc các ngành kinh tế trọng điểm.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Vũ Minh Khương – Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore đã chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số với những bài học thực tiễn từ Singapore.
Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích về xu hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam và những gợi ý để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên việc phát triển đội ngũ lao động toàn diện.
Với góc nhìn từ một tổ chức giáo dục quốc tế, TS. Phùng Văn Đông – Giám đốc tại Việt Nam của Học viện Công nghệ châu Á (AIT) chia sẻ về các giải pháp để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo nhân sự chất lượng cao và nhu cầu của thị trường.
Ông William Badger – Chủ tịch Tiểu ban Nhân sự và Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (EuroCham) cũng đưa ra những góc nhìn về tiềm năng của thị trường lao động ở Việt Nam và những gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao kỹ năng người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường sau đại dịch COVID-19.
Thị trường lao động Việt Nam đang tiếp nối đà phục hồi ấn tượng. Kết quả khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam và Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam các ngành năm 2023 cho thấy, các doanh nghiệp bên cạnh việc chú trọng tới tạo dựng môi trường làm việc tốt, đặc biệt quan tâm tới mức lương của người lao động, đã không ngừng vươn lên cạnh tranh bằng việc xây dựng hình ảnh uy tín thương hiệu nhà tuyển dụng, xây dựng văn hóa, tích lũy giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp, tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho người lao động.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao càng thể hiện rõ vai trò là yếu tố then chốt gia tăng sức cạnh tranh, nâng cao sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.
“Nhân tài, chứ không phải vốn, sẽ là yếu tố chính liên kết sự đổi mới, khả năng cạnh tranh và tăng trường trong thế kỷ 21”, các thiết bị, nhà xưởng hay vốn tài chính đã không còn là những tài sản quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Thay vào đó, những nguồn lực vô hình như tri thức, kỹ năng và các mối quan hệ trở thành những lợi thế cạnh tranh hàng đầu.
Nếu biết tận dụng điều này, doanh nghiệp sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút đội ngũ nhân sự chất lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài, cũng như nhanh chóng thích ứng với những biến động khó lường của nền kinh tế.
Bảo Anh