Vietcombank giúp VN-Index thoát cảnh “đỏ lửa”
Thị trường chứng khoán 24/7 ghi dấu ấn mạnh mẽ với nhà đầu tư khi VN-Index tăng điểm đáng kể và khối lượng giao dịch một lần nữa đạt con số tỷ cổ phiếu và giá trị giao dịch trên 20.000 tỷ đồng.
Xét về thanh khoản, phiên chứng khoán 25/7 tiếp đà hưng phấn của phiên chứng khoán 24/7. Ngay từ đầu phiên, dòng tiền dồn dập đổ vào thị trường. Kết quả là tính chung cả phiên chứng khoán 25/7, sàn TP.HCM ghi nhận hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương 20.145 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.
Thế nhưng, khác với hôm qua, thị trường chứng khoán 25/7 chứng kiến hoạt động chốt lời, bên mua chỉ sẵn sàng mua giá thấp và bên bán sẵn sàng nhượng bộ. Lẽ ra, VN-Index có thể có một phiên đỏ sàn nếu VCB của Vietcombank, TCB của Techcombank và một vài blue-chips khác không đóng vai trò trụ đỡ.
Trong phiên chứng khoán 25/7, VCB tăng rất mạnh, tăng 3.100 đồng/CP, tương đương 3,5% lên 91.700 đồng/CP. Đứng sau VCB là TCB (tăng 1.050 đồng/CP, tương đương 3,2% lên 33.500 đồng/CP), VRE (tăng 600 đồng/CP, tương đương 2,1% lên 29.000 đồng/CP),…
Nhờ VCB, kết thúc phiên chứng khoán 25/7, VN-Index tăng 51,8 điểm, tương đương 0,44% lên 1.195,90 điểm; VN30-Index tăng 4,87 điểm, tương đương 0,41% lên 1.198,01 điểm.
Tác động của VCB là quá lớn nên phiên chứng khoán 25/7 rơi vào tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng” – nghĩa là toàn thị trường đi lên nhưng số lượng mã giảm giá (250 mã) nhiều hơn mã tăng giá (207 mã tăng giá).
Một trong những tâm điểm của phiên chứng khoán 25/7 là NVL của Novaland. Hôm qua, NVL tăng trần với khối lượng giao dịch tăng vọt, gần đạt 95 triệu đơn vị. Hôm nay, NVL không duy trì được sức nóng khi đóng cửa ở mức tham chiếu 16.200 đồng/CP. Thanh khoản vẫn ở mức cao khi có 42,5 triệu cổ phiếu được trao tay.
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số có tốc độ tăng chậm hơn. Đóng cửa phiên chứng khoán 25/7, HNX-Index tăng 0,4 điểm, tương đương 0,17% lên 236,93 điểm; HNX30-Index tăng 0,49 điểm, tương đương 0,1% lên 468,21 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông tăng sốc
Chứng khoán Hồng Kông đã phục hồi mạnh mẽ và chỉ số Hang Seng đã tăng hơn 4% vào thứ Ba sau khi Bộ Chính trị Trung Quốc cam kết “điều chỉnh và tối ưu hóa các chính sách một cách kịp thời” cho lĩnh vực bất động sản đang ốm yếu của nước này.
Chỉ số Hang Seng Tech cũng tăng hơn 6%, dẫn đầu là các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.
Cơ quan ra quyết định hàng đầu của Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ “nâng việc làm ổn định lên thành mục tiêu chiến lược”, cùng với các cam kết khác nhằm thúc đẩy tiêu dùng và giải quyết rủi ro nợ.
Điều này được đưa ra sau khi dữ liệu kinh tế đáng thất vọng vào tuần trước đã thúc đẩy những lời kêu gọi mới về hỗ trợ chính sách để thúc đẩy tăng trưởng.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng cao hơn, với Shanghai Composite tăng 2,13%, đóng cửa ở mức 3.231,52, mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ tháng Hai. Trong khi đó, Shenzhen Component tăng 2,55% và kết thúc ở mức 11.021,29, mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ tháng 10 năm 2022.
Các thị trường châu Á khác cũng chủ yếu tăng. Kospi của Hàn Quốc giao dịch tăng 0,3% và đóng cửa ở mức 2.636,46, trong khi Kosdaq cao hơn 1,08% và kết thúc ở mức 939,96, tiếp tục đà tăng sau khi tăng chín ngày liên tiếp vào thứ Hai.
Hàn Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tổng sản phẩm quốc nội trong quý II, theo ước tính trước vào thứ Ba.
S&P/ASX 200 của Úc kéo dài mức tăng từ thứ Hai, tăng 0,46% và kết thúc ở mức 7.339,7. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 22 giảm nhẹ để kết thúc ở mức 32.682,51, trong khi Topix tăng 0,18%, đóng cửa ở mức 2.285,38.
Qua đêm tại Hoa Kỳ, cả ba chỉ số chính đều tăng khi Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones kéo dài chuỗi tăng điểm lên 11 ngày, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 2 năm 2017.
Chỉ số Dow tăng 0,52%, trong khi S&P 500 tăng 0,40% và Nasdaq Composite tăng 0,19%.