Trang chủChính trịNgoại giaoViết tiếp hành trình ghi dấu ấn với thế giới bằng công...

Viết tiếp hành trình ghi dấu ấn với thế giới bằng công cuộc “đổi mới lần thứ hai”

Hành trình ghi dấu ấn với thế giới của Việt Nam – có vẻ như – vẫn chưa kết thúc! Việt Nam có thể tiến một bước quan trọng, trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2045.

Với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới mà Việt Nam đã tích lũy được, hiện tại là thời điểm chín muồi để đất nước, dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Đây cũng là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam. (Ảnh: Linh Chi)
GS.TS. Andreas Stoffers, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, lịch sử Việt Nam. (Ảnh: Linh Chi)

Về vấn đề này, phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam đã có buổi trò chuyện với GS.TS. Andreas Stoffers tại Đại học Khoa học ứng dụng kinh tế và quản lý (FOM), một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, lịch sử Việt Nam, người coi đất nước hình chữ S là quê hương thứ hai và có tình cảm đặc biệt với mảnh đất này.

Sau 38 năm (1986-2024) thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; đồng thời, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, ông đánh giá về hành trình 38 năm qua của đất nước?

Hành trình gần 40 năm của Việt Nam quả thực rất ấn tượng. Từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc kinh tế và sẵn sàng trở thành một nước công nghiệp hóa trong vòng hai thập niên tới.

Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, đại đa số người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Đặc biệt, chỉ trong giai đoạn năm 1993-2024, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh. Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến cuối tháng 12/2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều chỉ còn dưới 1,9%.

Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Từ năm 1991-2019, tăng trưởng GDP dao động trong khoảng từ 4.8-9.5%.

Trong gia đoạn Covid-19, khác với nhiều quốc gia, GDP của Việt Nam vẫn có sự phát triển tích cực, đạt mức 2,91% và 2,58% lần lượt trong các năm 2020 và 2021. Sau khi nhanh chóng phục hồi năm 2022 (tăng trưởng 8,02%), GDP năm 2023 đạt 5,05%, là mức cao trên thế giới và khu vực.

Thời gian qua, một sự chuyển mình ấn tượng nhất của Việt Nam chính là sáng kiến ​​của Tổng Bí thư Tô Lâm về tinh gọn bộ máy hành chính. Tôi tin, đây sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước, trong đó có mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa và xây dựng hệ thống tài chính xanh vững mạnh.

Nói về công cuộc đổi mới năm 1986 của Việt Nam, hầu hết các nhà quan sát nước ngoài cho rằng, những cải cách hầu như diễn ra chỉ sau một đêm và sự trỗi dậy nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu ngay sau đó.

Nhưng với tư cách là một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tôi có thể khẳng định rằng, các hoạt động kinh tế thị trường đầu tiên đã diễn ra ở cấp cơ sở trước năm 1986. Đó là công lao của các nhà lãnh đạo. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, người dân đã bắt đầu chuyển sang cải cách.

Tôi phải nhấn mạnh rằng, thành công không đến một cách tự nhiên.

Trên thực tế, lạm phát ban đầu đã đạt đến đỉnh cao sau đổi mới, như tôi đã viết trong cuốn sách “Đánh bại lạm phát”, xuất bản bởi Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2024. Tuy nhiên, cải cách kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những thập niên sau đó, được hỗ trợ bởi việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ và sự phát triển của nền kinh tế.

Năm 2024, bất chấp hậu quả nghiêm trọng của cơn bão Yagi tàn khốc vào tháng 9, hành động quyết đoán của Chính phủ Việt Nam đã hạn chế tác động của cơn bão lớn nhất lịch sử này đến tăng trưởng kinh tế. Số liệu từ Tổng cục Thống Kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chứng minh điều đó. Ước tính năm 2024, GDP tăng 7,09%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong ASEAN.

Và điều đặc biệt hấp dẫn là hành trình ghi dấu ấn với thế giới của Việt Nam – có vẻ như – vẫn chưa kết thúc!

(Nguồn: VGP)
Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và mang lại những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.(Nguồn: VGP)

Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương thế hệ mới. Ông hãy điểm qua những điểm sáng của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? Điều gì khiến ông ấn tượng nhất?

Trong báo cáo thường niên về Chỉ số tự do kinh tế 2024 của Quỹ Di sản (Heritage Foundation – Mỹ), năm 2024, Việt Nam được xếp vào loại “quốc gia có mức độ tự do vừa phải” và xếp thứ 59/179 quốc gia.

Thoạt nhìn, thứ hạng này có vẻ không có gì đặc biệt, nhất là khi so sánh với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ (đứng thứ 25). Thế nhưng, điều đáng chú ý là kể từ khi báo cáo được công bố cách đây 30 năm, không có quốc gia nào có quy mô tương đương (ngoại trừ Ba Lan) ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn Việt Nam. Đất nước hình chữ S đã tăng tới 13 bậc chỉ trong một năm (từ năm 2023 đến năm 2024).

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và mang lại những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

Từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc kinh tế và sẵn sàng trở thành một nước công nghiệp hóa trong vòng hai thập niên tới.

Trong năm 2024, tôi nhìn nhận, chính sách kinh tế của Việt Nam có đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn, góp phần giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong hội nhập quốc tế (đơn cử như “ngoại giao cây tre”).

Thứ hai, sự cởi mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới.

Thứ ba, cam kết rõ ràng về thương mại tự do và hội nhập qua hệ thống các FTA rộng lớn, với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, tỷ lệ nợ ngân sách nhà nước cân đối, dễ quản lý.

Thứ năm, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP khoảng 21%.

Song song với đó, xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2024. Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại thặng dư 24,77 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Có được kết quả đó là nhờ việc đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, khai mở thị trường, giúp doanh nghiệp kết nối với nhiều đối tác quốc tế.

Dấu ấn nổi bật trong năm qua trong hội nhập quốc tế của đất nước là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục, chỉ trong vòng 16 tháng. Việt Nam đã khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết Hiệp định CEPA, hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Trung Đông.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất Mohammed bin Rashid Al Maktoum chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định CEPA. (Ảnh: Dương Giang)

Ông đánh giá thế nào về sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo…?

Tôi xin phép điểm qua những con số trong lĩnh vực tài chính xanh – lĩnh vực nói lên rất rõ sự chuyển mình của Việt Nam:

Giai đoạn năm 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Đến ngày 31/12/2023, phần lớn tín dụng xanh tập trung vào năng lượng tái tạo (45%) và nông nghiệp xanh (30%).

Dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tăng trưởng đều qua các năm, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Các khoản cho vay đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, đạt 2,9 triệu tỷ đồng (113,9 tỷ USD), tương đương hơn 21% tổng dư nợ – ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến tháng 9/2024.

Theo quan điểm của tôi, tài chính xanh chưa được xem là một phần của cuộc sống hàng ngày trong ngành tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tiến bộ có thể được công nhận.

Dự án điện gió tại đảo Phú Quý, Bình Thuận. (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Dự án điện gió tại đảo Phú Quý, Bình Thuận. (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận tầm quan trọng của số hóa đối với đất nước và có sự chuẩn bị cho thế kỷ XXI. Chính phủ đã đưa ra nhiều chiến lược quan trọng như: Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (ngày 9/10/2024) hay ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ngày 22/10/2024).

Gần đây, kế hoạch đưa các nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động sản xuất, giúp ổn định năng lượng là quyết định vô cùng phù hợp.

Là một quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam cần nguồn cung cấp năng lượng an toàn và đáng tin cậy. Đất nước sẽ không thể đạt được điều này chỉ từ năng lượng Mặt trời và gió. Năng lượng hạt nhân sẽ giúp “lấp đầy khoảng trống”, bảo đảm an ninh năng lượng ổn định tại đất nước hình chữ S.

Điều quan trọng bây giờ là Việt Nam cần biến lời nói thành hành động. Số hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh tại đất nước chỉ mới bắt đầu được triển khai và chắc chắn sẽ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia khoa học, kinh doanh cả trong, ngoài nước.

Thời gian qua, sự chuyển mình ấn tượng nhất của Việt Nam chính là sáng kiến ​​của Tổng Bí thư Tô Lâm về tinh gọn bộ máy hành chính. Tôi tin, đây sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước, trong đó có mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa và xây dựng hệ thống tài chính xanh vững mạnh.

Ở điểm này, tôi muốn nhấn mạnh rằng, thông điệp, tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm đang giúp Việt Nam đi đúng hướng.

Những thay đổi cơ cấu quan trọng này có nghĩa là Việt Nam có thể và sẽ tiến một bước quan trọng, trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2045 – một công cuộc tôi xin mạn phép gọi là “đổi mới lần thứ hai”.

Xin cảm ơn ông!

Mời độc giả đón đọc kỳ II: Gom góp đủ “tài sản” lớn, tự tin vươn mình





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-trong-ky-nguyen-vuon-minh-ky-i-viet-tiep-hanh-trinh-ghi-dau-an-voi-the-gioi-bang-cong-cuoc-doi-moi-lan-thu-hai-301502.html

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc rét đậm trước Tết, nguy cơ băng giá

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20/1-29/1), không khí lạnh suy yếu, trời nắng ấm đến 24 độ trước khi đón đợt mới tăng cường mạnh trước Tết Nguyên đán 2025. Miền Bắc rét đậm, rét hại kèm mưa; nguy cơ xảy ra băng giá. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới (20-29/1/2025). Theo đó, áp cao lạnh lục địa có...

Sầu riêng gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc kiểm tra thêm chất vàng O, việc này khiến sầu riêng Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu sang thị trường này. Siết chặt kiểm tra chất vàng O trong sầu riêng xuất khẩu Mới đây, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sầu riêng cho biết, doanh nghiệp vừa buộc phải quay đầu 10 container sầu riêng với tổng trọng lượng 170 tấn vì không thể thông quan tại cửa khẩu....

Có thêm 5 di tích quốc gia đặc biệt, gồm cả tháp bà Ponagar, chùa Bối Khê

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Ponagar, TP Nha Trang, Khánh Hòa - được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.   Tháp Bà Ponagar là điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang - Ảnh: TRẦN HOÀI Sáng 19-1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết quyết định số 152 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích, trong đó có di tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ đắc cử ra tay cứu TikTok một “bàn thua”

Ngày 19/1, TikTok đã khôi phục hoạt động tại Mỹ sau một thời gian ngắn bị gián đoạn ngừng cung cấp dịch vụ, khi luật cấm ứng dụng này vì lý do an ninh quốc gia bắt đầu có hiệu lực.

Bức tranh toàn cảnh của EUR tiêu cực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/1 ghi nhận đồng EUR đang vật lộn để vượt qua mức 1,0350. Bức tranh toàn cảnh là tiêu cực.

3 con tin Israel đầu tiên trở về nước, 90 tù nhân Palestine được phóng thích

Vào ngày bắt đầu của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza giữa Israel và Hamas, 19/1, hai bên đã tiến hành việc thả các con tin và tù nhân đầu tiên.

Thêm một nước gia nhập BRICS, Estonia khuyên châu Âu cấm TikTok, Đức sẵn sàng điều binh tới Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/1.

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du nước ngoài của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ lần thứ hai.

Bài đọc nhiều

Sắp đến ngày TikTok phải quyết định “số phận” ở Mỹ, lộ diện những đại gia muốn mua, hãy tin ở ông Trump?

Thời hạn cuối cùng để TikTok quyết định "số phận" của mình tại Mỹ sắp điểm...

Cà phê rang xay Đắk Lắk lên đường sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Kinh tế Mỹ – Những điều không ngờ tới

Kinh tế thế giới phải đối mặt với vô số vấn đề nghiêm trọng khi bước vào năm 2025, nhưng nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một trong số đó.

Giá cà phê giảm mạnh phiên đầu tuần, nhưng sẽ lại tăng trong tuần này?

Giá cà phê được nhận định đã chạm đỉnh và khó tăng cao trong trung hạn. Tuy vậy, trong ngắn hạn, cụ thể hơn là tuần này, thị trường vẫn còn rất nhiều yếu tố hỗ trợ.

Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Ngày 17/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày 14/1 vừa qua đã quyết định đưa Cuba ra khỏi “danh sách các quốc gia được cho là tài trợ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2025

Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025." Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chúc Tết bà con kiều bào trên toàn thế giới và đánh trống khai hội mừng Xuân. Cùng dự có...

Giá vàng “vững vàng” đi lên, có thể vượt ngưỡng 2.800 USD ngay trong hôm nay?

Giá vàng hôm nay 20/1/2024: Giá vàng thế giới đang được đẩy qua mức kháng cự quan trọng 2.700 USD. Giá vàng trong nước bám sát biến động của thị trường thế giới, duy trì vùng 86 - 87 triệu đồng/lượng. Chuyên gia dự báo như thế nào về biến động tiếp theo của kim loại quý?

Tiếp tục đi ngang, bài học lớn về nhận định thị trường và liên kết chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt

Giá tiêu hôm nay 20/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.000 đồng/kg.

Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Đồng Nai tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 189/QĐ-TTg ngày 18/1 bổ nhiệm ông Trịnh Mạnh Linh, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Mới nhất

Cuối năm tiệc tùng liên miên, giữ sức khỏe ra sao?

Tết đến gần, cùng với đó là những bữa tiệc gặp gỡ dịp cuối năm rầm rộ với thực đơn dư thừa dinh dưỡng, quá tải rượu, đôi khi chúng ta quên mất rằng những bữa tiệc diễn ra liên tục có thể khiến cho sức khỏe...

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách...

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo của Lai Châu

Đến nay, Lai Châu có 12 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh và 01 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ASEAN (bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ). ...

Thủ tướng dự hội nghị WEF Davos: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh

Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link .t3 { color: #4263eb; text-align: justify; } .t4 { color:rgba(17,17,17,1) } .t1 { text-align: justify; } .t2 { color:rgba(66,99,235,1) } Nhận lời mời của nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại...

Tháp Bà Ponagar được vinh danh Di tích Quốc gia Đặc biệt

Khu di tích Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Tháp Bà Ponagar. Theo Quyết định số 152 (17-1-2025) của Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Thông tin được ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết ngày 19/1. Đây là sự kiện có ý...

Mới nhất