Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam xếp thứ 37 trong nhóm các quốc gia có nguy...

Việt Nam xếp thứ 37 trong nhóm các quốc gia có nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương đối với trẻ em

Trong bảng xếp hạng của UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37.

Còn theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, nước, đất và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố môi trường.

Trẻ em thế giới còn chịu nhiều thiệt thòi trước biến đổi khí hậu Ảnh TTXVN

Để bảo vệ trẻ em khỏi biến đổi khí hậu, tại Việt Nam, nhiều tổ chức, cơ quan chức năng đã bắt tay vào cuộc. Trong đó, không thể thiếu một cái tên nổi tiếng đó là UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc. Được biết, UNICEF Việt Nam đã có những bài viết, dự án, chiến dịch về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với trẻ em Việt Nam. Như bài về tỉnh Bến Tre, do các Chuyên viên Cứu trợ về Nước sạch – Vệ sinh của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) thực hiện.

Cụ thể, từ vài năm trở lại đây, tỉnh Bến Tre là một địa phương chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài. Không chỉ tạo ra thiệt hại cho cây ăn quả như: cây chanh, cây dừa,… mà còn làm giảm sản lượng thủy, hải sản tại các sông, hồ, kênh, rạch. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình.

Như câu chuyện của em Kha, bắt đầu từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, lượng tôm, cá giảm so với trước đây, bố của Kha (sống tại Bến Tre) phải đổi sang nghề phụ hồ, vất vả hơn rất nhiều, không có thời gian ở nhà chăm sóc em (mẹ em mất sớm). Điều này khiến Kha ngày càng nhút nhát và trầm lặng. Không chỉ em Kha, mà còn rất nhiều đứa trẻ khác ở Bến Tre có một tuổi thơ cơ cực, cô đơn, khi cha mẹ buộc phải rời bỏ nghề cày cấy, đánh bắt ở quê nhà do biến đổi khí hậu, để làm một công việc khác nặng nề, bận rộn hơn.

Trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trong nhóm các quốc gia có nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương Ảnh Báo Bình Phước

Chẳng những làm cho trẻ em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người lớn mà biến đổi khí hậu, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Ví dụ như trong một báo cáo của UNICEF vào năm 2021, nhằm phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu, cho thấy việc hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng, có thể làm cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cụ thể, giai đoạn 2015 – 2016, Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng đến khoảng 520.000 trẻ em tại 52 trong số 63 tỉnh, thành. Ước tính trong khoảng thời gian này, có hàng triệu người không có nước sạch để dùng, có đến 1,1 triệu dân không đảm bảo đảm được an ninh lương thực.

Câu chuyện biến đổi khí hậu tưởng như chỉ là của “trời đất”, nhưng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người, đặc biệt là trẻ em. Hạn hán, mất mùa, bão lũ, sạt lở, xâm nhập mặn của nước biển,… đang tác động tới sức khỏe thể chất, tinh thần và quyền lợi của những đứa trẻ, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này rất dễ hiểu, vì phần lớn kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp. Những hộ gia đình phải “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để có được thu nhập. Cho nên, biến đổi khí hậu tạo ảnh hưởng tiêu cực lên chính mảnh đất sản xuất của người nông dân, đồng thời làm suy giảm kinh tế gia đình, thậm chí buộc họ phải di cư đến những nơi khác để sinh sống.

Điều này đã vô tình khiến trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề. Các em có thể buộc phải thôi học để phụ giúp bố mẹ. Hoặc nếu vẫn bám trụ với mảnh đất cằn cỗi, liên tục bị tàn phá do thiên tai, bão lũ và một nguồn nước nhiễm phèn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, khi thay đổi môi trường sống, không ít trẻ nhỏ đã vô tình trở thành đối tượng bị lạm dụng, xâm hại.

Dù trẻ em không phải là người đã gây ra biến đổi khí hậu, nhưng các em lại thành đối tượng dễ bị tổn thương, chịu những cú “sốc” do sự thay đổi của môi trường mang lại. Dù thiệt thòi như vậy, nhưng các em khó có thể lên tiếng, vì bản chất của trẻ em là sống phụ thuộc vào gia đình, không có uy quyền trong xã hội. Tuy nhiên, mặc dù là “nạn nhân” do biến đổi khí hậu gây nên, nhưng chính các em sẽ là nhân tố quan trọng để thay đổi môi trường sống trong tương lai.

Trong báo cáo của UNICEF, bà Les Miller – Phó đại diện của UNICEF tại Việt Nam, từng cho biết: “Khủng hoảng về khí hậu là khủng hoảng về quyền trẻ em”. Được quan tâm, chăm sóc, yêu thương, đi học và sống trong một môi trường an toàn là quyền lợi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được thụ hưởng. Tuy nhiên, vì biến đổi khí hậu, mà nhiều em đã phải tồn tại trong môi trường ô nhiễm, với những nguy hiểm ở xung quanh.

Thực tế, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đe dọa đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác thì trẻ em là một nhân tố quan trọng để bảo vệ môi trường của trái đất trong tương lai. Nhận thức được điều đó, nhiều tổ chức, cơ quan chức năng tại Việt Nam, cũng như như tất cả các nước trên thế giới đều đề ra phương án để bảo vệ trẻ em trước sự thay đổi của khí hậu.

UNICEF đã đặt trẻ em là trọng tâm giải pháp, đây là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em và trẻ em khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa nhằm xác định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và dịch vụ xã hội. UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua các sáng kiến như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng kiến do những người trẻ lãnh đạo, cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng.

Hướng đến giải pháp hỗ trợ trẻ em có giá trị bền vững, các tổ chức như UNICEF không chỉ hỗ trợ về vật phẩm tại nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, mà tập trung vào việc giáo dục, hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em và cộng đồng nhận thức được những nguy hiểm do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây ra cho con người. Hơn nữa, sẽ giúp mỗi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ nhỏ hiểu được những tiêu cực của biến đổi khí hậu, từ đó thay đổi và tạo ra một môi trường sống lành mạnh trong tương lai.

Để tăng cường nhận thức của cộng đồng, cũng như trẻ em về biến đổi khí hậu, UNICEF Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: Dự án “Innovation for Children”; hay dự án kéo dài 4 năm nhằm tăng cường khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em giữa Đại sứ quán Nhật Bản và UNICEF Việt Nam; chiến dịch “Cùng nhau hành động sớm – Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em”; chiến dịch “Vì một ASEAN an toàn, sạch và xanh”,…

Cụ thế, lấy ví dụ như Chiến dịch truyền thông sáng tạo “Cùng nhau hành động sớm – Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho mọi trẻ em” đã được học sinh, phụ huynh, các trường học tích cực tham gia. Đây là chiến dịch do Tổng cục Phòng, chống thiên tai – Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp thực hiện với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, kết thúc vào tháng 12 năm 2022. Chiến dịch đã tổ chức những chuỗi hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn và sáng tạo như gameshow, thử thách làm video “1 phút xanh” trên mạng xã hội, tổ chức giải chạy. Thu hút 33.000 tham gia và tiếp cận được 1,6 triệu người.

Các chiến dịch giống như “Cùng nhau hành động sớm – Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho mọi trẻ em” là một cách giáo dục trẻ em về môi trường rất thú vị. Khi bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu bằng cách lắng nghe tâm tư của các em học sinh, chứ không áp đặt các em theo suy nghĩ của người lớn. Khuyến khích sự sáng tạo, trí tưởng tượng của các em. Từ đó, khiến cho mỗi trẻ nhỏ dành sự quan tâm, yêu mến cho môi trường.

Vi Minh

Cùng chủ đề

Xem ‘tất tần tật’ quy hoạch bất động sản Nha Trang – Khánh Hòa bằng lệnh nói

Người dân có thể kiểm tra quy hoạch bất động sản ở tỉnh Khánh Hòa bằng giọng nói thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. Ngày 13-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Quang Hải - tổng thư ký...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Rời Da LAB, trưởng nhóm Cào giờ ra sao?

(Dân trí) - Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB hồi cuối tháng 9, khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Mới đây, cựu trưởng nhóm Da LAB - MPaKK (Cào) - ra mắt MV Em à em ơi, kết hợp cùng JGKiD (Thơm). Đây là ca khúc được Cào và Thơm sáng tác và thực hiện từ những ngày chưa có ý định rời nhóm.Từ đoạn hát ngắn của Thơm ban đầu, cả hai đã cùng hoàn thiện ca...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ...

Ngân hàng “chạy đua” hút tiền gửi

(ĐCSVN) - Khi lãi suất tiết kiệm nhích tăng vào cuối năm, các ngân hàng tăng tốc huy động vốn, thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và các kênh đầu tư khác chưa ổn định, gửi tiết kiệm trở thành phương án an toàn mà nhiều người lựa chọn, đồng thời hỗ trợ ngân hàng đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

MediaMart Siêu sale đến 50%, cơ hội săn deal sốc độc quyền

Từ ngày 12/11 đến hết ngày 17/11, MediaMart đồng loạt sale sốc nghìn sản phẩm trong chương trình “Siêu sale giảm to 50%”. Theo đó, tivi sale đậm chỉ từ 9,99 triệu; tủ lạnh sale giảm kịch sàn chỉ từ 5,49 triệu; máy giặt giá quá rẻ chỉ từ 5,59 triệu; gia dụng lên sàn chỉ từ 499.000...

Top 9 cách giảm dung lượng file Word dễ thực hiện nhất

Để chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn, bạn nên giảm dung lượng file Word trước khi gửi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giảm dung lượng file Word!

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới, thêm hai tuần nhằm tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc chính trị hiện nay.

Trao chứng nhận tốt nghiệp cho 22 học viên của Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Gelex Group

Sau hơn 2 tháng nỗ lực học tập và rèn luyện, vào ngày 10/11, Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Tư duy Quản trị đã chính thức bế giảng, khép lại hành trình học tập đầy ý nghĩa của đội ngũ lãnh đạo và quản lý thuộc Tập đoàn GELEX cùng các Công ty thành viên...

Mới nhất