Trang chủNewsThời sựViệt Nam ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn để thực...

Việt Nam ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn để thực hiện mục tiêu chung về phát triển bền vững

Phát triển kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng ưu tiên để thực hiện mục tiêu chung nhằm quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024.
 

Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024.

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức ngày 10/12 tại Hà Nội.

Việt Nam chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những tác động nặng nề của khủng hoảng khí hậu và ô nhiễm môi trường, tại Hội nghị COP29 được tổ chức tại Baku, Azerbaijan với chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới xanh”, các nguyên thủ quốc gia, các học giả, tổ chức quốc tế đã cùng thảo luận và đạt được những cam kết quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm mạnh phát thải khí nhà kính và đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, là một bên tham gia tích cực và có trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, để thực hiện cam kết này, Việt Nam chủ động xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh và đạt nhiều kết quả quan trọng sau nhiều năm triển khai.

Trong những năm qua, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã sớm nhận được sự quan tâm, định hướng và chỉ đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với những quy định pháp lý hóa việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm của các Bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn đã được lồng ghép vào các chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Việt Nam ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn để thực hiện mục tiêu chung về phát triển bền vững ảnh 1
 

Quang cảnh phiên toàn thể sáng 10/12.

Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Kế hoạch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chú trọng đến kiến tạo thể chế, cụ thể hóa quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường, nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ để triển khai kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về kinh tế tuần hoàn.

“Hiện thực hóa Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, đồng thời thúc đẩy tạo việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định.

Ông nêu rõ, thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo các nguồn lực như tài chính, nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nguồn lực, cung cấp nền tảng thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp trong nước…, tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn. Việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo sẽ góp phần hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, tạo nền tảng để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, giữa con người với tự nhiên trong bối cảnh mới.

Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn cần phương pháp tiếp cận toàn diện

Phát biểu tại phiên toàn thể, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cho rằng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần ưu tiên 4 con đường chính.

Thứ nhất, phải tích hợp thiết kế sinh thái vào các chính sách. Các chính sách dựa trên bằng chứng là “chìa khóa” để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn để thực hiện mục tiêu chung về phát triển bền vững ảnh 2
 

Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), phát biểu.

Ngày nay, Việt Nam có thể dẫn đầu chương trình nghị sự đổi mới bằng cách đưa thiết kế sinh thái vào lộ trình kinh tế tuần hoàn của mình, đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được đối với nội dung tái chế, tuổi thọ sản phẩm và hiệu quả năng lượng. Các biện pháp như vậy không chỉ đưa Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, mà còn thúc đẩy khả năng cạnh tranh.

Thứ hai, cần ưu tiên các ngành then chốt để tích hợp các hoạt động tuần hoàn. Theo đại diện UNDP, tăng trưởng của Việt Nam gắn chặt với thương mại quốc tế và các chính sách như “Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon” của Liên minh châu Âu, có thể tác động đến các ngành hướng đến xuất khẩu như nuôi trồng thủy sản, sản xuất cà phê và trồng cây ăn quả.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt như vậy. Đây chính là nơi sức mạnh chuyển đổi của các hoạt động kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra sự khác biệt, giúp một số ngành có được lợi thế cạnh tranh.

“Việt Nam nên ưu tiên các ngành có liên quan chặt chẽ đến thương mại. Các ngành như nông nghiệp, điện tử, nhựa, dệt may và vật liệu xây dựng. Bằng cách ưu tiên các ngành này, Việt Nam có thể phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững và khả năng thích ứng lâu dài”, bà Ramla Khalidi nói.

Thứ ba, chuyển đổi tuần hoàn nên được lồng ghép vào các cải cách thể chế hiện tại. Trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn, việc hợp lý hóa khuôn khổ quản trị và quy trình quản lý chính là chìa khóa. Ví dụ, việc đơn giản hóa các thủ tục tái sử dụng nước thải đã xử lý và giải quyết chênh lệch chi phí giữa nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế, có thể mở ra các cơ hội.

Điều này đòi hỏi những nỗ lực phối hợp giữa các bộ. Các thể chế hiệu quả và cấu trúc quản trị hợp lý có thể tăng cường sự hợp tác liên ngành, giảm rào cản quan liêu và tạo ra một môi trường thúc đẩy đổi mới – động lực thiết yếu cho nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là nỗ lực của toàn xã hội. Bà Ramla Khalidi cho rằng, Việt Nam phải tiếp tục đặt con người và công bằng xã hội vào trung tâm của quá trình chuyển đổi tuần hoàn để bảo đảm quá trình này vừa công bằng vừa bao trùm. Việt Nam cũng phải tiếp tục tạo cơ hội cho các cuộc đối thoại đa ngành và đa bên liên quan, thúc đẩy sự tham gia và quyền sở hữu của toàn xã hội.

Với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam – Từ Kế hoạch đến hành động”, Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 20024 gồm 1 Phiên toàn thể và 3 Hội thảo chuyên đề. Qua đó, phản ánh bức tranh tổng thể về các định hướng, cơ chế chính sách cũng như hiện trạng và các giải pháp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau thảo luận về con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và cách thức thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế, pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn.

Trong buổi chiều, Diễn đàn tiếp tục được chia thành 3 phiên chuyên đề tập trung vào các nội dung: (i) Thiết kế theo hướng kinh tế tuần hoàn (vật liệu thay thế); (ii) Sản xuất và tiêu dùng bền vững (tái sử dụng, tái nạp, dịch vụ, công cụ số, thị trường…) và (iii) Biến chất thải thành tài nguyên (phân loại và tái chế).

Nguồn: https://nhandan.vn/viet-nam-uu-tien-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-de-thuc-hien-muc-tieu-chung-ve-phat-trien-ben-vung-post849564.html

Cùng chủ đề

Hợp nhất hai bộ nông nghiệp và tài nguyên môi trường: Tinh gọn tối đa cục vụ quản lý chuyên ngành

Quá trình thực hiện hợp nhất hai bộ nông nghiệp và tài nguyên - môi trường cần phát huy tinh thần khoa học, tập thể, dân chủ, khách quan, 'không hợp nhất một cách cơ học'. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP Sáng 9-12, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành...

Lãnh đạo TP.HCM nói về kế hoạch hành động tăng trưởng xanh với 14 nhóm nhiệm vụ chính

Mô hình tăng trưởng xanh sẽ giúp TP.HCM giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút nguồn lực đầu tư. Việt Nam đang chứng kiến một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh...

Tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm chất thải nhựa nhờ chuyển đổi số tại bệnh viện

Mỗi năm, nhiều bệnh viện tại Quảng Ninh mất hàng tỷ đồng để in phim, nước rửa phim thải ra gây ô nhiễm. Nay nhờ chuyển đổi số, các bệnh viện đã tiết kiệm chi phí và giảm chất thải nhựa. Tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm chất thải nhựa nhờ chuyển đổi số tại bệnh việnMỗi năm, nhiều bệnh viện tại Quảng Ninh mất hàng tỷ đồng để in phim, nước rửa phim thải ra gây ô nhiễm....

C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

C.P. Việt Nam vừa vinh dự nhận hai giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam lĩnh vực sản xuất” và Giải chuyên đề “Top 5 Doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải khí nhà kính năm 2024”. Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 (CSI100) diễn ra ngày 29/11/2024 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, với sự tham dự của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng...

Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong nhiều giải pháp, phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VinaPhone thông tin chính thức về việc thu hồi số thuê bao quá hạn sử dụng

Việc thu hồi số thuê bao di động trả trước hết hạn sử dụng được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và được VinaPhone triển khai áp dụng, công bố công khai trên website trong điều kiện giao dịch chung từ nhiều năm nay nhằm tối ưu hiệu suất khai thác kho số viễn thông và hạn chế tình trạng SIM rác. Ảnh minh họa. Trong các ngày 8 và ngày 9/12, trên một số trang facebook cá nhân...

Dự báo nguy cơ động đất, sóng thần và kịch bản cho Việt Nam

 Ngày 9/12, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin-Tư liệu phối hợp Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức bài giảng đại chúng “Động đất, sóng thần: Nguy cơ và cách ứng phó, kinh nghiệm dành cho Việt Nam”. PGS,TS Nguyễn Hồng Phương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu cùng Kỹ sư cao cấp Đinh Quốc Văn - Phó Trưởng phòng Quan sát...

Xuất khẩu dệt may vững vàng về đích

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang trên đà phục hồi, khi sức mua tăng kéo theo nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Mặc dù vậy, đơn giá vẫn chưa được cải thiện, thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động.   Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Với lượng đơn hàng tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đang triển khai đàm phán, ký hợp đồng cho...

PGBank chính thức bổ nhiệm Tổng Giám đốc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - mã chứng khoán: PGB) vừa chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương làm Tổng Giám đốc PGBank sau khi nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phát biểu tại lễ trao quyết định bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ông Phạm Mạnh Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị PGBank cho biết, trong bối cảnh thị...

Grab ứng dụng đám mây AWS để nâng cao hiệu quả hoạt động trên 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam

NDO - Ngày 9/12, Amazon Web Services (AWS), một công ty của Amazon, vừa công bố Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, đã lựa chọn AWS làm nhà cung cấp đám mây ưu tiên. Grab đang theo đuổi chiến lược ưu tiên công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực vận chuyển hành khách, giao hàng và dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ ngân hàng số mới, đồng...

Bài đọc nhiều

Zalo vượt 3 nền tảng Facebook, TikTok và Google tại Việt Nam

Theo báo cáo tổng kết năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), Zalo hiện dẫn đầu thị trường mạng xã hội trong nước với gần 70% thị phần, vượt qua 3 nền tảng xuyên biên giới hàng đầu. Sáng 28/11/2024, tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng 2025”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho hay tính đến ngày 30/6/2024, Việt Nam đang...

Diện mạo khu tái định cư Làng Nủ sau 80 ngày ‘thần tốc’ xây dựng

3 khu tái định cư Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng thuộc tỉnh Lào Cai đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm bàn giao cho bà con về nơi ở mới, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đợt bão lũ lịch sử vào đầu tháng 9 đã để lại hậu quả nặng nề cho tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, tình trạng sạt lở khiến nhiều ngôi nhà bị xoá sổ, trực chờ sụp đổ bất cứ...

Ẩm thực truyền thống Tết Việt trên ‘nền’ của những cách điệu ‘lành mạnh, khó phai

Vẫn là bánh chưng, vẫn là canh bóng, vẫn là giò xào… hương vị không hề mất đi nét truyền thống, dù trong đó chứa đựng bao nhiêu những “công nghệ hiện đại”. Đó là cách mà Chuyên gia ẩm thực hàng đầu, người nổi tiếng với đóng góp nâng tầm ẩm thực Việt - Madam Nhung chọn trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình.   Bánh chưng là món sao có thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân...

Thương hiệu bánh chưng giá bán trăm ngàn vẫn vô cùng đắt hàng

  Mỗi dịp Tết đến xuân về, hương thơm của bánh chưng lại lan tỏa khắp mọi nhà, gợi nhớ về những kỷ niệm ấm áp bên gia đình. Nhưng đâu chỉ là một món ăn truyền thống trên mâm cơm cúng bái tổ tiên hay mâm cơm thường ngày, bánh chưng còn là cả một câu chuyện về tình yêu, sự trân trọng và những giá trị văn hóa. Và với chị Nhung, người sáng lập thương hiệu Madam...

Chiêm Hồng Thái lại gây sốc ở World Cup Ai Cập, giành vé vào bán kết

Trong khi nhiều cơ thủ mạnh của Việt Nam bị loại, Chiêm Hồng Thái tiếp tục gây bất ngờ khi lọt vào top 4 người mạnh nhất tại World Cup billiards carom 3 băng Ai Cập. Chiêm Hồng Thái đang gây ra nhiều bất ngờ tại World Cup diễn ra ở Ai Cập - Ảnh: ĐỨC PHONG Tại tứ kết vào khuya 6-12, Chiêm Hồng Thái là tay cơ duy nhất của Việt Nam góp mặt. Ở vòng 16, anh gây sốc khi...

Cùng chuyên mục

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò tích cực của Người có uy tín trong đời sống xã hội

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Cao...

Khởi công xây dựng sân bay Gia Bình của lực lượng công an

Sân bay Gia Bình là sân bay đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân nhưng cũng được thiết kế lưỡng dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP Sáng 10-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công...

Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hợp lý, thậm chí là vượt trội so với trước đây, khuyến khích những người còn 2 - 4 năm nữa nghỉ hưu có thể sẵn sàng nghỉ để giữ lại cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản trong hệ thống. Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 40 cho ý kiến nhiều nội dung trong đó có báo cáo dân...

Thông qua Nghị quyết quản lý tài sản công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Kinhtedothi – Ngày 10/12, tại Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, với 100% đại biểu có mặt tán thành đã thông qua 2 Nghị quyết liên quan đến Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Cụ thể đó là Nghị quyết Quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và các đơn vị sự nghiệp thuộc TP quản lý trong Khu Công nghệ cao...

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Mới nhất

Khởi công xây dựng sân bay Gia Bình của lực lượng công an

Sân bay Gia Bình là sân bay đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân nhưng cũng được thiết kế lưỡng dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP Sáng 10-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình...

Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành “ngư ông đắc lợi” ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang

Giữa lúc chính quyền Syria nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của lực lượng đối lập và chính trường nước này hỗn loạn, Israel không hề ngồi yên mà nhanh chóng tận dụng cơ hội từ diễn biến này.

Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hợp lý, thậm chí là vượt trội so với trước đây, khuyến khích những người còn 2 - 4 năm nữa nghỉ hưu có thể sẵn sàng nghỉ để giữ lại cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản trong hệ thống. Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ...

Thông qua Nghị quyết quản lý tài sản công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Kinhtedothi – Ngày 10/12, tại Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, với 100% đại biểu có mặt tán thành đã thông qua 2 Nghị quyết liên quan đến Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Cụ thể đó là Nghị quyết Quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công của Ban Quản lý Khu...

Mới nhất

Giáng sinh ở Việt Nam