Trang chủNewsThời sựViệt Nam tiếp tục nhấn mạnh tăng cường đoàn kết là cơ...

Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tăng cường đoàn kết là cơ sở sức mạnh của Phong trào Không liên kết


Nhận lời mời của Tổng thống Uganda Yoweri Kaguta Museveni, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết tại Kampala, Uganda từ 19-20/1. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã có cuộc trao đổi với TG&VN trước thềm Hội nghị.

Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào KLK sẽ có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao và đại diện 120 quốc gia thành viên, đại diện các nước quan sát viên và các tổ chức quốc tế. Xin Đại sứ chia sẻ về ý nghĩa và những nội dung trọng tâm của Hội nghị lần này?

Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng. Kể từ Hội nghị Cấp cao Phong trào KLK gần nhất (tháng 7/2019), thế giới đã trải qua nhiều biến động – các cuộc xung đột, điểm nóng diễn biến phức tạp, đặc biệt là xung đột giữa Israel–Hamas ngày càng leo thang trầm trọng.

Các cuộc khủng hoảng đa chiều, các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19, đang tiếp diễn và gây khó khăn, cản trở việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) ở các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cộng đồng quốc tế cũng đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy các tiến trình cải tổ, định hình lại thể chế và hợp tác đa phương tiến tới phục hồi và ứng phó tốt hơn với những thách thức này.

Là một trong những tập hợp lực lượng quan trọng của các nước đang phát triển với hơn 100 quốc gia thành viên, Phong trào KLK cần đóng vai trò dẫn dắt trong các tiến trình quan trọng này để phát huy mạnh mẽ hơn tiếng nói và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao Phong trào KLK tại Kampala sẽ có nhiều thảo luận quan trọng. Các nước thành viên KLK sẽ có cơ hội chia sẻ quan điểm toàn diện về các vấn đề toàn cầu và khu vực, đặc biệt là tình hình xung đột tại Dải Gaza, cũng như tái khẳng định cam kết đối với các nguyên tắc và vai trò của KLK trong bối cảnh hiện nay.

Hội nghị cũng nhấn mạnh Phong trào cần tiếp tục kiên trì các nguyên tắc của KLK nhằm củng cố tinh thần đoàn kết, tăng cường hợp tác, giảm thiểu khác biệt giữa các nước thành viên, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của Phong trào trong việc tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực, góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và thúc đẩy phát triển bền vững của các quốc gia.

Hội nghị cũng dự kiến thông qua Văn kiện Cuối cùng với nội dung toàn diện, phản ánh lập trường chung của Phong trào KLK trên các vấn đề lớn như giải trừ quân bị, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, cải tổ thể chế kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như tăng cường hành động khí hậu, thực hiện các SDGs.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tăng cường đoàn kết là cơ sở sức mạnh của Phong trào Không liên kết
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ). (Nguồn: Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ)

Văn kiện này sẽ có giá trị quan trọng nhằm định hướng hợp tác và hành động trong khuôn khổ KLK, cũng như thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của Phong trào vào các tiến trình quản trị toàn cầu quan trọng trong thời gian tới, đặc biệt là tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ diễn ra trong năm 2024.

Là một trong những thành viên tích cực của Phong trào KLK ngay từ những ngày đầu tham dự, thông điệp mà Việt Nam mong muốn gửi đến Hội nghị là gì, thưa Đại sứ?

Ngay từ những ngày đầu hình thành ý tưởng về KLK, Việt Nam đã tích cực cùng các quốc gia thảo luận, xác lập các nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo hoạt động của Phong trào KLK tại Hội nghị Bandung năm 1955.

Phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam là một trong những đóng góp quan trọng trong cuộc đấu tranh chung của các nước thành viên KLK và thành công đầu tiên của Phong trào trong xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc ở phạm vi toàn cầu. Sau khi chính thức gia nhập KLK vào năm 1976, Việt Nam đã có nhiều đóng góp, trao đổi thiết thực và xây dựng, từng bước trở thành thành viên có tiếng nói và vai trò trong Phong trào KLK.

Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao lần này, Việt Nam tiếp tục tham gia với thông điệp xuyên suốt là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tình đoàn kết, cũng chính là cơ sở sức mạnh của Phong trào KLK, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động hiện nay. Các nguyên tắc Bandung về không liên kết, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, tôn trọng bình đẳng chủ quyền, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hoà bình tiếp tục là kim chỉ nam quan trọng hướng dẫn hành động của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Bởi vậy, Phong trào KLK cần phát huy tiếng nói chung mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ những nguyên tắc này, đặc biệt trong bối cảnh các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế vẫn còn tồn tại.

Việt Nam cũng cho rằng, là tập hợp của đa số các nước thành viên LHQ, Phong trào KLK cần phát huy hơn nữa vai trò và tiếng nói của mình trong quản trị toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia thực chất và hiệu quả vào việc giải quyết các thách thức hiện nay.

Tại Hội nghị, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, qua đó thể hiện vai trò và hình ảnh là một thành viên có trách nhiệm của Phong trào KLK nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Xin cám ơn Đại sứ!

Phong trào Không liên kết (KLK) là một tập hợp lực lượng đặc biệt ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Từ 25 thành viên ban đầu, KLK đến nay là một tập hợp lực lượng rộng rãi gồm 120 thành viên (53 nước châu Phi, 26 nước châu Mỹ Latinh, 37 nước châu Á, 1 nước châu Âu, 3 nước châu Đại dương) ở tất cả các châu lục, chiếm gần 2/3 tổng số thành viên Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 51% dân số thế giới; có 15 nước và 11 tổ chức quốc tế là quan sát viên; có vai trò và tiếng nói trên nhiều vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ LHQ.

Từ khi tham gia phong trào, Việt Nam luôn coi trọng Phong trào KLK; tham dự tất cả các Hội nghị Cấp cao và Hội nghị ngoại trưởng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Với sự tham gia tích cực của mình, Việt Nam luôn là thành viên có tiếng nói và vai trò trong Phong trào KLK. Ta cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam luôn coi việc tham gia vào Phong trào KLK là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá, bổ sung cho quan hệ song phương, khu vực và quốc tế của ta. Ta chủ trương tham gia và đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của các nước KLK, đang phát triển.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thắt chặt mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt-Lào tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã dẫn đầu đoàn Cơ quan đại diện Việt Nam tại New York đến chúc mừng Phái đoàn Lào tại Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 49 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cuối tuần qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã dẫn đầu đoàn Cơ quan đại diện Việt...

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

ASEAN ủng hộ Liên Hiệp Quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN Phó tổng thư...

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng trách nhiệm thúc đẩy pháp quyền ở mọi cấp độ cần phải được tất cả các nước thành viên LHQ chung tay gánh vác, đây là chìa khóa để củng cố chủ nghĩa đa phương. Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Tư lệnh Bộ chỉ huy Tình báo Quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang-ho đã bị bắt giữ ngày 20/12 với cáo buộc có vai trò quan trọng trong việc ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12.

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy, heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.

Đăng xuất tài khoản TikTok đơn giản không phải ai cũng biết

Bạn muốn đăng xuất tài khoản TikTok của mình vì nhiều lý do như bảo mật thông tin, chuyển đổi tài khoản hoặc tạm thời ngưng sử dụng. Hãy khám phá ngay cách đăng xuất tài khoản TikTok trên điện thoại và máy tính một cách dễ dàng trong bài viết dưới đây.

Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được “săn lùng”, chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 dự báo sẽ tăng 4% so với niên vụ trước, đạt 174,855 triệu bao, với sản lượng cà phê arabica tăng 1,5% lên 97,845 triệu bao và sản lượng cà phê robusta tăng 7,5% lên 77,01 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Số dự án đầu tư tăng hơn 50%, yếu tố đang giúp Campuchia hút vốn FDI từ khắp thế giới?

Nền kinh tế đang phát triển và môi trường kinh doanh thân thiện của Campuchia đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. ...

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác ...

Ít nhất 25 người Palestine thiệt mạng do không kích của Israel

(CLO) Ít nhất 25 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza vào ngày thứ Sáu, theo thông tin từ các nhân viên y tế. ...

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Mới nhất

Viettel tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ

DNVN - Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty Advanced Business...

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. ...

Hàng nghìn người dân xếp hàng từ tờ mờ sáng vào xem Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 21/12, tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tổ chức tại sân bay Gia Lâm ( quận Long Biên, Hà Nội), hàng nghìn người dân xếp hàng từ sáng sớm, nhiều người phải đi từ...

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp...

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm

GĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng. ...

Mới nhất

Đổi thay ở Ya Xiêr