Trang chủMultimediaẢnhViệt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

img

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 1.

Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 – 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế giới. Riêng kết thúc năm nay, GDP (PPP) VN được dự báo đạt khoảng 1.559 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới và GDP bình quân (PPP) đầu người được dự báo đạt khoảng 15.470 USD, xếp thứ 107/192.

Đáng chú ý, quy mô GDP (PPP) VN hiện xếp dưới Úc, Ba Lan nhưng được dự báo sẽ vượt vào năm 2029 với con số tuyệt đối đạt khoảng 2.343 tỉ USD. Đồng nghĩa, VN sẽ bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau 5 năm nữa, sánh ngang với Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Ý, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập và Bangladesh.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 2.

Phòng thí nghiệm Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM (tiếp theo

Ngọc Dương

Dự báo này của IMF đã vượt xa so với báo cáo nghiên cứu “The World in 2050” (Thế giới năm 2050) của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) đưa ra vào năm 2017. Theo đó, PwC đã đưa ra dự báo đến năm 2050, GDP tính theo PPP của VN sẽ đạt 3.176 tỉ USD, đứng thứ 20 thế giới, vượt qua mức 3.115 tỉ USD của Ý (vị trí 21), 3.100 tỉ USD của Canada (vị trí 22), hay 2.782 tỉ USD của Thái Lan (vị trí 25). Như vậy, trong mắt IMF, VN có thể rút ngắn gần 30 năm để đạt dấu mốc ấn tượng này.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành nhận xét: Cho tới khi kết thúc năm 2023, kinh tế thế giới vẫn ghi nhận phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm. Bất ổn địa chính trị gia tăng, lạm phát giảm chậm buộc hầu hết các nước vẫn tiếp tục thực hiện thắt chặt tiền tệ. Nhiều tổ chức dự báo kinh tế thế giới năm nay và cả năm tới vẫn sẽ phục hồi yếu và đối mặt với nhiều rủi ro. Nguyên nhân là thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kỳ dịch Covid-19 và bất ổn địa chính trị vẫn còn. Riêng VN vẫn duy trì ổn định vĩ mô, lạm phát không quá cao và tốc độ phục hồi kinh tế đang khá tốt. GDP quý 2/2024 đạt 6,93%, vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 của Chính phủ (5,5 – 6%) khiến cho các tổ chức quốc tế thấy rõ khả năng hồi phục và đưa ra những dự báo lạc quan hơn mục tiêu mà VN đề ra, tăng trưởng cả năm xoay quanh 7%.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 3.

Nhà máy Selex Motors ở Bắc Giang

Đào Ngọc Thạch

“GDP tăng trưởng cho thấy quy mô nền kinh tế đã lớn hơn nhiều, phản ánh sự phục hồi và cái nhìn tích cực về triển vọng kinh tế VN. Có thể thấy, quy mô nền kinh tế VN đã tăng hơn 100 lần trong 4 thập niên, từ 4 tỉ USD lên 430 tỉ USD vào năm 2023, đưa VN vào nhóm các nước trung bình cao. Phát triển ổn định, thu hút đầu tư lớn sẽ là tiền đề căn cơ để VN đạt mục tiêu thành nước phát triển vào năm 2045. Điều này cũng giúp chúng ta từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực trong quá trình thực hiện khát vọng trở thành một quốc gia thịnh vượng”, TS Võ Trí Thành chia sẻ thêm.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 4.
 
Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 5.
 

Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) ngày 26.8 công bố Báo cáo Điểm lại – Cập nhật tình hình kinh tế VN. Điểm qua các yếu tố vĩ mô, ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của WB VN, cho biết sau giai đoạn sụt giảm năm 2023, kể từ đầu năm nay, VN đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao ở một số lĩnh vực như xuất khẩu hay sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài (FDI) cũng ở mức cao… Theo dự báo của WB, kinh tế VN tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và 6,5% trong hai năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% của năm 2023. Mức dự báo này cao hơn báo cáo trước đó của chính WB khi đưa ra mức tăng trưởng GDP của VN năm 2024 là 5,5% và 6% vào năm 2025. Về cơ hội, WB cho rằng, trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi (sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8), nhu cầu trong nước sẽ vững lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện. Cùng với đó, cân đối tài khoản vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư nhỏ, đồng thời Chính phủ đang quay lại củng cố cân đối ngân sách, còn lạm phát dự báo sẽ giảm từ 4,5% năm 2024 xuống còn 3,5% năm 2026.

Tuy vậy, một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của VN như Mỹ, EU và Trung Quốc.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 6.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP dệt may Hòa Thọ (TP.Đà Nẵng)

Ngọc Hân

PGS-TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới, nhận định VN đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi đã là đối tác chiến lược của nhiều quốc gia lớn. Đây là cơ hội chưa từng có, mở ra nhiều thị trường trên toàn cầu để hàng hóa VN tăng tốc xuất ra thế giới. Đồng thời cũng mở ra cơ hội thu hút dòng vốn FDI. Trong bối cảnh các tập đoàn nước ngoài vẫn áp dụng chính sách đầu tư “Trung Quốc + 1” thì VN được xem là một điểm đến khá hấp dẫn. Ngoài ra, xung đột về thương mại giữa nhiều nước vẫn tiếp tục căng thẳng. Bản thân VN có vị thế về cả chính trị lẫn kinh tế mà nhiều nước muốn tranh thủ làm đối tác hơn… Vị chuyên gia này ví dụ, Hàn Quốc chỉ trong vòng 25 năm đã đưa đất nước phát triển mạnh, người dân có thu nhập cao với mức bình quân tăng vọt thì VN hoàn toàn có cơ hội để thực hiện điều này.

“Chúng ta có nhiều lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ ở mức 7%/năm. Nếu duy trì được điều này trong vài chục năm tới thì quy mô nền kinh tế sẽ ở mức rất lớn và khả năng vượt qua nhiều nước như IMF dự báo cũng có thể đạt được. Khi đó thu nhập của người dân cũng sẽ tăng hơn nhiều, có thể bước vào nhóm quốc gia có thu nhập cao”, PGS-TS Võ Đại Lược chia sẻ thêm.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 7.

Một nhà máy sản xuất ở Bắc Giang

Gia Hân

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển đánh giá trong những năm gần đây, kinh tế thế giới khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến VN. Trong nước cũng đang gặp những khó khăn ở một số lĩnh vực như bất động sản, ngân hàng. Tuy nhiên, kinh tế đã từng bước ổn định và đến năm 2026 chắc chắn sẽ tăng tốc mạnh hơn khi các vướng mắc đó đã được xử lý. Các ngành sản xuất kinh doanh đã bắt đầu hồi phục và tăng trưởng, đây là động lực chính cho tăng trưởng giai đoạn tới của kinh tế VN theo hướng bền vững. Vì vậy, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm sẽ đạt khoảng 7%/năm có thể được duy trì ít nhất trong hơn 10 – 15 năm tới.

“Tăng trưởng của nền kinh tế nhờ hoạt động sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cao hơn và ngày càng theo hướng chất lượng. Nếu nhìn về Trung Quốc đã có khoảng 45 năm phát triển với mức tăng bình quân 6 – 7%/năm thì VN có nhiều điểm tương tự, nhưng thời gian phát triển chỉ mới khoảng 30 năm. Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế giống như lãi suất kép thì càng về sau, quy mô GDP sẽ rất lớn. Bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng không phải điều lạ”, TS Đinh Thế Hiển nhận định.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 8.

Kinh tế VN sẽ duy trì tăng trưởng cao trong những năm tới

Ngọc Thắng

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 9.
 

Dù quy mô kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng GDP bình quân đầu người của VN hiện chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. GDP bình quân đầu người của Singapore đang cao gấp 16 lần của VN hay Brunei cũng cao gấp 8 lần. Một trong những nguyên nhân được chuyên gia kinh tế chỉ ra là dù quy mô kinh tế VN vượt mặt những nước này, nhưng tính bình quân đầu người lại thua xa vì dân số đông hơn nhiều. Hơn nữa, GDP bình quân đầu người là tính chung cả phần làm ra của khối doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì vậy, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng không nên bị “thôi miên” bởi quy mô. Quy mô kinh tế VN tăng trưởng là điều đáng mừng, song cần chú ý đến khía cạnh cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế được cải thiện như thế nào. Cụ thể, hiện nay cách tiếp cận về những thay đổi đẳng cấp mang tính đột phá, tạo ra bứt phá của VN, đặc biệt là đối với khu vực nội địa chưa rõ, chưa mạnh. Trong quy mô kinh tế phải tính đến cơ cấu theo hướng: phần của người Việt phải chiếm tỷ trọng tương xứng. Trong khi đó, xu thế phụ thuộc vào phần khối ngoại của VN đang khá cao. Vì thế, nền kinh tế phồng to về quy mô nhưng chất lượng không tăng tương xứng. Phần lợi ích được hưởng cho thị trường nội địa chậm, ít và vấn đề này đang ngày càng thể hiện rõ ràng, nghiêm trọng. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của điều này là GDP của VN tăng nhưng có phần lợi nhuận trả cho đầu tư nước ngoài rất lớn. Trừ đi phần đó thì GNP (tổng thu nhập của người dân) còn lại rất ít. Chiến lược phát triển càng làm giãn GDP và GNP thì càng đáng lo ngại về mặt dài hạn. Như vậy, ngân sách có thể ổn, con số GDP có thể tốt, nhưng đời sống người dân và sức khỏe của DN Việt không cải thiện nhiều. Đây là điều đặc biệt phải chú ý.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 10.

Phòng thí nghiệm Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM

Ngọc Dương

Chúng ta không kiềm chế hay phân biệt đối xử khu vực FDI, thương mại quốc tế, nhưng phải tạo cơ hội cho khu vực nội địa bứt lên nhiều hơn nữa. Nếu theo đuổi mở rộng độ lớn về quy mô nhưng khu vực nội địa vẫn chậm, vẫn yếu thì sẽ báo trước sự mất cân đối, rủi ro nhiều hơn thành công trong tương lai. Đặc biệt, trong thời đại mà thế giới đang thay đổi cấu trúc rất mạnh, nếu VN cứ từ từ, bị thôi miên bởi quy mô thì sẽ kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho chất lượng của nền kinh tế.

“Muốn DN Việt bứt phá thì phải có động cơ khuyến khích, phải đảm bảo được môi trường cạnh tranh tự do hơn, DN tư nhân được tiếp cận thuận lợi với nhiều cơ hội hơn. Khi DN Việt lớn mạnh hơn thì khuyến khích họ tham gia nhiều vào các chuỗi sản xuất, kinh doanh từ khu vực FDI với tầm nhìn trung hạn chứ không chỉ hô hào qua những chính sách ngắn hạn. Mặt khác, phải kiến thiết những chuỗi kinh tế do các tập đoàn, DN lớn của VN “cầm cái”, như vậy mới tăng thêm cơ hội cho các DN vừa và nhỏ của VN tiếp cận. Mỗi ngành phải có ít nhất 1 – 2 “đại bàng” Việt để đồng hành với các “đại bàng” ngoại. Nếu cứ để khu vực nội địa yếu, đẳng cấp thấp thì không nên”, TS Trần Đình Thiên gợi ý.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 11.
 

Cùng chung quan điểm, PGS-TS Võ Đại Lược dẫn lại nhận xét của WB đưa ra vào năm 2022 rằng, thể chế có thể sẽ trở thành trở ngại lớn đối với việc hiện thực hóa khát vọng VN trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Thực tế, các quy định, khung pháp lý của VN còn chưa đồng bộ, chồng chéo, từ đó cản trở sự phát triển của DN. Hay các cơ chế khuyến khích DN trong nước khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dù đã nói nhiều nhưng đi vào thực tế lại ít, chưa phát huy được hiệu quả. VN cần phải tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở hơn và đồng bộ từ các cấp, các ngành để DN có sự bứt phá, dám nghĩ dám làm. Khi cộng đồng DN thật sự lớn mạnh, mở rộng hoạt động thì tất nhiên quy mô nền kinh tế sẽ gia tăng. Từ đó, thu nhập của người lao động hay người dân nói chung cũng tăng theo.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-tien-vao-top-nen-kinh-te-lon-nhat-toan-cau-185240831230123375.htm

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2025

Chuyên gia Standard Chartered cho biết đồng USD dự kiến sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2025 khi các chính sách thuế quan và biện pháp tài khóa dưới nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Trump. Ngày 12/12/2024, ngân hàng Standard Chartered đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam dự báo đồng USD tăng mạnh lên trong năm 2025 nhưng sẽ suy yếu trong thời gian đầu năm. Ngân hàng cũng...

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sáng nay (11/12), dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6% trong năm 2024 và lên mức 6,6% so với dự báo 6,2% trong năm 2025.Hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Đầm dự tiệc nhẹ nhàng nhưng sang trọng dịp cuối năm

Cuối năm là mùa rộn rã với vô số các buổi tiệc - từ những bữa tiệc nhẹ...

Khó khăn thì thích nghi!

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Tối nay, ai sẽ là quán quân Rap Việt mùa 4?

Tối nay 14-12, quán quân Rap Việt mùa 4 sẽ được gọi tên trong đêm công bố và trao giải. Hiện các diễn đàn xôn xao nhiều ý kiến với chủ đề: Ai sẽ là quán quân Rap Việt mùa này? HLV B Ray (trái) và GILL, Robber trong Rap Việt chung kết Cuộc cạnh tranh bảy thí sinh trong Rap Việt mùa 4 được đánh giá dễ thở hơn khi hai cái tên ứng cử viên nặng ký cho quán quân mùa...

Đội tuyển Việt Nam vượt Indonesia 13 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, nhưng vẫn cách xa Thái

Đội tuyển Việt Nam đã nới rộng khoảng cách với đội Indonesia từ 9 bậc lên 13 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, sau khi thắng đối thủ này tỷ số 1-0 ngày 15.12 tại vòng bảng AFF Cup (ASEAN Championship). Cùng lúc, đội Malaysia có HLV mới. Đội tuyển Việt Nam được cộng bao nhiêu điểm? Trận thắng của đội tuyển Việt Nam trước Indonesia trong trận thứ 2 tại bảng B AFF Cup 2024, giúp được cộng 2,37 điểm trên bảng xếp hạng FIFA....

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Cùng chuyên mục

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc gửi vào bãi xe không phép. 17/12/2024 | 09:00 ...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Săn ngàn quà tặng hấp dẫn trên Tiktok livestream của MSB

20 giờ ngày 19/12/2024 trên Tiktok, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) thực hiện phiên livestream với chủ đề ‘Tài khoản MSB: Gieo một vốn, sinh bốn lời’. Bên cạnh cơ hội giao lưu cùng ca sĩ Hòa Minzy, khách hàng có thể ‘bỏ túi’ hàng ngàn combo quà tặng hấp dẫn. Theo đó, MSB sẽ khởi động chương trình ưu đãi ngay trên sóng livestream, bắt đầu từ 20 giờ ngày 19/12. Khách hàng càng gia tăng...

Bộ trưởng Nội vụ: Có chính sách để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’ khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh gọn bộ máy đòi hỏi nhanh, mạnh, nổi trội, nhân văn, công bằng để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Trao đổi với PV VietNamNet, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án Ban Chỉ đạo Chính phủ đã thống nhất,...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất