Trang chủNewsThời sựViệt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

img

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 1.
 

Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 – 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế giới. Riêng kết thúc năm nay, GDP (PPP) VN được dự báo đạt khoảng 1.559 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới và GDP bình quân (PPP) đầu người được dự báo đạt khoảng 15.470 USD, xếp thứ 107/192.

Đáng chú ý, quy mô GDP (PPP) VN hiện xếp dưới Úc, Ba Lan nhưng được dự báo sẽ vượt vào năm 2029 với con số tuyệt đối đạt khoảng 2.343 tỉ USD. Đồng nghĩa, VN sẽ bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau 5 năm nữa, sánh ngang với Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Đức, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Mexico, Ý, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Tây Ban Nha, Canada, Ai Cập và Bangladesh.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 2.

Phòng thí nghiệm Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM (tiếp theo

Ngọc Dương

Dự báo này của IMF đã vượt xa so với báo cáo nghiên cứu “The World in 2050” (Thế giới năm 2050) của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) đưa ra vào năm 2017. Theo đó, PwC đã đưa ra dự báo đến năm 2050, GDP tính theo PPP của VN sẽ đạt 3.176 tỉ USD, đứng thứ 20 thế giới, vượt qua mức 3.115 tỉ USD của Ý (vị trí 21), 3.100 tỉ USD của Canada (vị trí 22), hay 2.782 tỉ USD của Thái Lan (vị trí 25). Như vậy, trong mắt IMF, VN có thể rút ngắn gần 30 năm để đạt dấu mốc ấn tượng này.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành nhận xét: Cho tới khi kết thúc năm 2023, kinh tế thế giới vẫn ghi nhận phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm. Bất ổn địa chính trị gia tăng, lạm phát giảm chậm buộc hầu hết các nước vẫn tiếp tục thực hiện thắt chặt tiền tệ. Nhiều tổ chức dự báo kinh tế thế giới năm nay và cả năm tới vẫn sẽ phục hồi yếu và đối mặt với nhiều rủi ro. Nguyên nhân là thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kỳ dịch Covid-19 và bất ổn địa chính trị vẫn còn. Riêng VN vẫn duy trì ổn định vĩ mô, lạm phát không quá cao và tốc độ phục hồi kinh tế đang khá tốt. GDP quý 2/2024 đạt 6,93%, vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 của Chính phủ (5,5 – 6%) khiến cho các tổ chức quốc tế thấy rõ khả năng hồi phục và đưa ra những dự báo lạc quan hơn mục tiêu mà VN đề ra, tăng trưởng cả năm xoay quanh 7%.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 3.

Nhà máy Selex Motors ở Bắc Giang

Đào Ngọc Thạch

“GDP tăng trưởng cho thấy quy mô nền kinh tế đã lớn hơn nhiều, phản ánh sự phục hồi và cái nhìn tích cực về triển vọng kinh tế VN. Có thể thấy, quy mô nền kinh tế VN đã tăng hơn 100 lần trong 4 thập niên, từ 4 tỉ USD lên 430 tỉ USD vào năm 2023, đưa VN vào nhóm các nước trung bình cao. Phát triển ổn định, thu hút đầu tư lớn sẽ là tiền đề căn cơ để VN đạt mục tiêu thành nước phát triển vào năm 2045. Điều này cũng giúp chúng ta từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực trong quá trình thực hiện khát vọng trở thành một quốc gia thịnh vượng”, TS Võ Trí Thành chia sẻ thêm.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 4.
 
Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 5.
 

Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) ngày 26.8 công bố Báo cáo Điểm lại – Cập nhật tình hình kinh tế VN. Điểm qua các yếu tố vĩ mô, ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của WB VN, cho biết sau giai đoạn sụt giảm năm 2023, kể từ đầu năm nay, VN đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao ở một số lĩnh vực như xuất khẩu hay sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài (FDI) cũng ở mức cao… Theo dự báo của WB, kinh tế VN tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và 6,5% trong hai năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% của năm 2023. Mức dự báo này cao hơn báo cáo trước đó của chính WB khi đưa ra mức tăng trưởng GDP của VN năm 2024 là 5,5% và 6% vào năm 2025. Về cơ hội, WB cho rằng, trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi (sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8), nhu cầu trong nước sẽ vững lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện. Cùng với đó, cân đối tài khoản vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư nhỏ, đồng thời Chính phủ đang quay lại củng cố cân đối ngân sách, còn lạm phát dự báo sẽ giảm từ 4,5% năm 2024 xuống còn 3,5% năm 2026.

Tuy vậy, một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của VN như Mỹ, EU và Trung Quốc.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 6.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP dệt may Hòa Thọ (TP.Đà Nẵng)

Ngọc Hân

PGS-TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới, nhận định VN đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi đã là đối tác chiến lược của nhiều quốc gia lớn. Đây là cơ hội chưa từng có, mở ra nhiều thị trường trên toàn cầu để hàng hóa VN tăng tốc xuất ra thế giới. Đồng thời cũng mở ra cơ hội thu hút dòng vốn FDI. Trong bối cảnh các tập đoàn nước ngoài vẫn áp dụng chính sách đầu tư “Trung Quốc + 1” thì VN được xem là một điểm đến khá hấp dẫn. Ngoài ra, xung đột về thương mại giữa nhiều nước vẫn tiếp tục căng thẳng. Bản thân VN có vị thế về cả chính trị lẫn kinh tế mà nhiều nước muốn tranh thủ làm đối tác hơn… Vị chuyên gia này ví dụ, Hàn Quốc chỉ trong vòng 25 năm đã đưa đất nước phát triển mạnh, người dân có thu nhập cao với mức bình quân tăng vọt thì VN hoàn toàn có cơ hội để thực hiện điều này.

“Chúng ta có nhiều lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ ở mức 7%/năm. Nếu duy trì được điều này trong vài chục năm tới thì quy mô nền kinh tế sẽ ở mức rất lớn và khả năng vượt qua nhiều nước như IMF dự báo cũng có thể đạt được. Khi đó thu nhập của người dân cũng sẽ tăng hơn nhiều, có thể bước vào nhóm quốc gia có thu nhập cao”, PGS-TS Võ Đại Lược chia sẻ thêm.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 7.

Một nhà máy sản xuất ở Bắc Giang

Gia Hân

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển đánh giá trong những năm gần đây, kinh tế thế giới khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến VN. Trong nước cũng đang gặp những khó khăn ở một số lĩnh vực như bất động sản, ngân hàng. Tuy nhiên, kinh tế đã từng bước ổn định và đến năm 2026 chắc chắn sẽ tăng tốc mạnh hơn khi các vướng mắc đó đã được xử lý. Các ngành sản xuất kinh doanh đã bắt đầu hồi phục và tăng trưởng, đây là động lực chính cho tăng trưởng giai đoạn tới của kinh tế VN theo hướng bền vững. Vì vậy, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm sẽ đạt khoảng 7%/năm có thể được duy trì ít nhất trong hơn 10 – 15 năm tới.

“Tăng trưởng của nền kinh tế nhờ hoạt động sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cao hơn và ngày càng theo hướng chất lượng. Nếu nhìn về Trung Quốc đã có khoảng 45 năm phát triển với mức tăng bình quân 6 – 7%/năm thì VN có nhiều điểm tương tự, nhưng thời gian phát triển chỉ mới khoảng 30 năm. Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế giống như lãi suất kép thì càng về sau, quy mô GDP sẽ rất lớn. Bước vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng không phải điều lạ”, TS Đinh Thế Hiển nhận định.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 8.

Kinh tế VN sẽ duy trì tăng trưởng cao trong những năm tới

Ngọc Thắng

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 9.
 

Dù quy mô kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng GDP bình quân đầu người của VN hiện chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. GDP bình quân đầu người của Singapore đang cao gấp 16 lần của VN hay Brunei cũng cao gấp 8 lần. Một trong những nguyên nhân được chuyên gia kinh tế chỉ ra là dù quy mô kinh tế VN vượt mặt những nước này, nhưng tính bình quân đầu người lại thua xa vì dân số đông hơn nhiều. Hơn nữa, GDP bình quân đầu người là tính chung cả phần làm ra của khối doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì vậy, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng không nên bị “thôi miên” bởi quy mô. Quy mô kinh tế VN tăng trưởng là điều đáng mừng, song cần chú ý đến khía cạnh cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế được cải thiện như thế nào. Cụ thể, hiện nay cách tiếp cận về những thay đổi đẳng cấp mang tính đột phá, tạo ra bứt phá của VN, đặc biệt là đối với khu vực nội địa chưa rõ, chưa mạnh. Trong quy mô kinh tế phải tính đến cơ cấu theo hướng: phần của người Việt phải chiếm tỷ trọng tương xứng. Trong khi đó, xu thế phụ thuộc vào phần khối ngoại của VN đang khá cao. Vì thế, nền kinh tế phồng to về quy mô nhưng chất lượng không tăng tương xứng. Phần lợi ích được hưởng cho thị trường nội địa chậm, ít và vấn đề này đang ngày càng thể hiện rõ ràng, nghiêm trọng. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của điều này là GDP của VN tăng nhưng có phần lợi nhuận trả cho đầu tư nước ngoài rất lớn. Trừ đi phần đó thì GNP (tổng thu nhập của người dân) còn lại rất ít. Chiến lược phát triển càng làm giãn GDP và GNP thì càng đáng lo ngại về mặt dài hạn. Như vậy, ngân sách có thể ổn, con số GDP có thể tốt, nhưng đời sống người dân và sức khỏe của DN Việt không cải thiện nhiều. Đây là điều đặc biệt phải chú ý.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 10.

Phòng thí nghiệm Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM

Ngọc Dương

Chúng ta không kiềm chế hay phân biệt đối xử khu vực FDI, thương mại quốc tế, nhưng phải tạo cơ hội cho khu vực nội địa bứt lên nhiều hơn nữa. Nếu theo đuổi mở rộng độ lớn về quy mô nhưng khu vực nội địa vẫn chậm, vẫn yếu thì sẽ báo trước sự mất cân đối, rủi ro nhiều hơn thành công trong tương lai. Đặc biệt, trong thời đại mà thế giới đang thay đổi cấu trúc rất mạnh, nếu VN cứ từ từ, bị thôi miên bởi quy mô thì sẽ kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho chất lượng của nền kinh tế.

“Muốn DN Việt bứt phá thì phải có động cơ khuyến khích, phải đảm bảo được môi trường cạnh tranh tự do hơn, DN tư nhân được tiếp cận thuận lợi với nhiều cơ hội hơn. Khi DN Việt lớn mạnh hơn thì khuyến khích họ tham gia nhiều vào các chuỗi sản xuất, kinh doanh từ khu vực FDI với tầm nhìn trung hạn chứ không chỉ hô hào qua những chính sách ngắn hạn. Mặt khác, phải kiến thiết những chuỗi kinh tế do các tập đoàn, DN lớn của VN “cầm cái”, như vậy mới tăng thêm cơ hội cho các DN vừa và nhỏ của VN tiếp cận. Mỗi ngành phải có ít nhất 1 – 2 “đại bàng” Việt để đồng hành với các “đại bàng” ngoại. Nếu cứ để khu vực nội địa yếu, đẳng cấp thấp thì không nên”, TS Trần Đình Thiên gợi ý.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu- Ảnh 11.
 

Cùng chung quan điểm, PGS-TS Võ Đại Lược dẫn lại nhận xét của WB đưa ra vào năm 2022 rằng, thể chế có thể sẽ trở thành trở ngại lớn đối với việc hiện thực hóa khát vọng VN trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Thực tế, các quy định, khung pháp lý của VN còn chưa đồng bộ, chồng chéo, từ đó cản trở sự phát triển của DN. Hay các cơ chế khuyến khích DN trong nước khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dù đã nói nhiều nhưng đi vào thực tế lại ít, chưa phát huy được hiệu quả. VN cần phải tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở hơn và đồng bộ từ các cấp, các ngành để DN có sự bứt phá, dám nghĩ dám làm. Khi cộng đồng DN thật sự lớn mạnh, mở rộng hoạt động thì tất nhiên quy mô nền kinh tế sẽ gia tăng. Từ đó, thu nhập của người lao động hay người dân nói chung cũng tăng theo.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-tien-vao-top-nen-kinh-te-lon-nhat-toan-cau-185240831230123375.htm

Cùng chủ đề

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế “Không biên giới”

Được dàn dựng công phu và kỹ thuật biểu diễn điêu luyện, tiết mục nhào lộn trên dây “Chuyện tình LangBiang” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế tại Nga. Ngày 16/9, Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết tiết mục đu dây đôi nam nữ mang tên “Chuyện tình LangBiang” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành giải Bạc và 2...

Xử lý hình ảnh vệ tinh radar đánh giá thiệt hại sau bão

Tiến sĩ Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, những ngày gần đây, các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã xử lý dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng do bão Yagi tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Dữ...

Việt Nam vào top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho du khách

Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre đã mở cuộc khảo sát để chọn ra top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho khách du lịch, trong đó có Việt Nam. Cuộc khảo sát của Flight Centre đã phân tích phản hồi từ hơn 170.000 du khách từ Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada và Vương quốc Anh để xác định 10 quốc gia được đánh giá cao nhất trong năm 2024. Theo đó, Việt Nam có trong top...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

BIDV nhận giải thưởng ‘Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam’

Ngày 12/9, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng 'Vietnam's Best Digital Bank' (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được Tạp chí Euromoney bình chọn và trao trong khuôn khổ chương trình 'Awards for Excellence 2024' với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng...

Việt Nam lần đầu tiên có đường bay thẳng tới Ý, giá siêu hấp dẫn

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines sẽ chính thức mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến thành phố Milan, nước Ý từ 1/7/2025. Với đường bay mới này, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng bay Việt Nam đầu tiên và duy nhất khai thác đường bay thẳng đến Ý. Theo thông tin mới công bố, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay giữa Hà Nội - Milan bằng máy bay thân rộng Boeing 787 với 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần,...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng

Phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15.1.2025 - 12.2.2025 (tức 16 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP.HCM đi Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt… chỉ từ 890.000 đồng và 1,790 triệu đồng đối với các chặng bay...

Khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cairo, Ai Cập

Hãy cùng khám phá những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng tại thành phố Cairo này,...

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Cùng chuyên mục

HDBank và Proparco nâng mức tín dụng lên 100 triệu USD cho phát triển bền vững

Tăng hạn mức tín dụng lên 100 triệu USD, HDBank và Proparco thúc đẩy dự án tài chính khí hậu, hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Ngày 16/9, tại TP.HCM, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD. Nguồn vốn mới này đưa tổng giá trị...

Ông Trump nói Mỹ sẽ hòa thuận với Nga và Trung Quốc khi đắc cử

  Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nếu ông thắng cử, Washington sẽ có mối quan hệ tốt với Moskva và Bắc Kinh. "Tôi không biết họ có phải là kẻ thù hay không. Tôi nghĩ chúng ta sẽ hòa thuận, tốt đẹp với Trung Quốc và Nga. Tôi muốn Nga ổn định ở Ukraine", cựu Tổng thống Donald Trump nói. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức vào ngày 5/11, ông Trump đang cạnh tranh với Phó...

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

NDO - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương “Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. Quang cảnh lễ ra mắt Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung...

Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 đã tiến vào Bắc Biển Đông​

  Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TTKTTV)  ...

BIDV nhận giải thưởng ‘Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam’

Ngày 12/9, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng 'Vietnam's Best Digital Bank' (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được Tạp chí Euromoney bình chọn và trao trong khuôn khổ chương trình 'Awards for Excellence 2024' với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng...

Mới nhất

MISA và Đại học Kinh tế Đà Nẵng ký hợp tác phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao

Ngày 17/9/2024, Công ty Cổ phần MISA và Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng và nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển...

Người trẻ chơi Trung thu trong không gian lung linh huyền ảo

TPO - Dịp này, dòng người khắp nơi, đặc biệt là các bạn trẻ đổ về khu phố Hàng Mã (Hà Nội), hòa vào không khí vui tươi, nhộn nhịp Tết Trung thu, check-in, mua sắm trong không gian rực rỡ sắc màu.   Tienphong.vn

Cổ phiếu xuống sát đáy, điều gì đang xảy ra với Novaland?

Trong phiên 17/9, cổ phiếu NVL của Novaland, do ông Bùi Thành Nhơn làm chủ tịch, tiếp tục giảm khá mạnh, có lúc mất 550 đồng xuống 10.650 đồng/cp, trước khi đóng cửa buổi sáng ở mức 10.850 đồng/cp. Đây là mức giá rất thấp so với trên 18.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 và gần 90.000 đồng/cp (giá...

Chủ tịch Quốc hội: Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật

VOV.VN - Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội nghị Đảng đoàn Quốc hội với Ban cán sự Đảng Chính phủ về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ,...

Hàng nghìn hồ sơ thuế đất tồn đọng, Cục Thuế TPHCM kiến nghị họp khẩn

Cục Thuế TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TPHCM tổ chức cuộc họp để thống nhất việc áp dụng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất… Văn bản này xuất phát từ việc hàng nghìn hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8 đến...

Mới nhất