Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam - Thành viên chủ động, tích cực của Công ước...

Việt Nam – Thành viên chủ động, tích cực của Công ước chống tra tấn


Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn.

Việt Nam chủ động, tích cực trong triển khai thực thi Công ước Chống tra tấn
Việt Nam luôn tích cực trong việc triển khai thực thi Công ước chống tra tấn. (Ảnh: PH)

Tham vấn rộng rãi

Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT), Việt Nam không ngừng nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước, từ đó đạt được những thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Ngày 20/11, tại TP. Hưng Yên, Ban soạn thảo Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước CAT (Báo cáo CAT 2) tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến rộng rãi của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân về dự thảo Báo cáo CAT 2. Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an chủ trì hội thảo.

Hội thảo thu hút sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện KSND tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, TAND và Viện KSND các tỉnh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức quốc tế….

Tại Hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nêu rõ, nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước CAT, Việt Nam không ngừng nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước, từ đó đạt được những thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận, trong đó bao gồm cả việc Báo cáo về thực thi Công ước.

Theo quy định của Công ước CAT, việc xây dựng Báo cáo CAT cần phải bảo đảm sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Với yêu cầu đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nhấn mạnh, việc tổ chức hội thảo là nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia để việc xây dựng Báo cáo CAT 2 vừa đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đối nội vừa phù hợp với các yêu cầu của quốc tế; đồng thời cũng để quốc tế hiểu rõ hơn các nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Công ước CAT.

Việt Nam chủ động, tích cực trong triển khai thực thi Công ước Chống tra tấn
Một tiết mục văn nghệ do phạm nhân trại giam Vĩnh Quang (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) biểu diễn. (Nguồn: Báo Công an nhân dân)

Chuyển hóa quy định của CAT vào hệ thống pháp luật quốc gia

Trình bày tóm tắt nội dung của dự thảo Báo cáo, đại diện Tổ thư ký xây dựng Báo cáo CAT 2 chỉ ra rằng, trên cơ sở nghiên cứu kỹ các khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn (Ủy ban CAT), Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường thực hiện hiệu quả Công ước CAT trên phạm vi toàn quốc.

Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Để triển khai thi hành các luật, Việt Nam tiếp tục ban hành hơn hàng trăm văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hóa các quy trình, công khai các quy định, bổ sung các chế định nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho những nạn nhân của hành vi tra tấn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu về Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; mở nhiều chuyên mục, đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự tuyên truyền, phổ biến, giải đáp pháp luật liên quan đến nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên các phương tiện thông tin truyền thông, các chương trình phát thanh, truyền hình, mạng xã hội…

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến đối với hình thức, bố cục và từng nội dung cụ thể của dự thảo Báo cáo CAT 2, theo đúng mục tiêu, yêu cầu của Ban tổ chức.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ bày tỏ hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến góp ý của các đại biểu đồng thời, khẳng định Ban Soạn thảo Báo cáo CAT 2 sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các đại biểu, khẩn trương chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo báo cáo theo kế hoạch đã đề ra.

Với cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc nói chung và Công ước chống tra tấn nói riêng, vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước liên quan đến bảo vệ quyền con người, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; khẳng định nỗ lực, quyết tâm và chính sách nhất quán, nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân, qua đó, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Công ước chống tra tấn là một trong 9 điều ước cốt lõi của Liên hợp quốc về quyền con người, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.

Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết số 39/64 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn. Đây là một trong những điều ước quốc tế, đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc.

Với mong muốn bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền công dân, ngày 28/11/2014, tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 về việc phê chuẩn Công ước.

Việt Nam hoàn tất các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vào ngày 05/2/2015 và trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 07/3/2015.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn

Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT) vào năm 2015, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Đêm hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (14/11/1994-14/11/2024), Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức Đêm hòa nhạc đặc biệt “Q" pop & Quechua Concert” vào ngày 23/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Kinh tế Hà Nội tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét

Baoquocte.vn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét trong quý III/2024 và 9 tháng năm 2024.

Bài đọc nhiều

Nhân quyền là thách thức quan trọng đối với ASEAN

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh sự cần thiết của ASEAN trong việc tăng cường và thúc đẩy các vấn đề nhân quyền.

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Cùng chuyên mục

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Mới đây, tại bản Cu (xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), CLB Tennis Báo chí Nghệ An phối hợp với UBND xã Quang Phong đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt lũ nhằm phục vụ cho gần 400 hộ dân của hai bản Cu và Tỉn Pú. Bản Cu và bản Tỉn Pú thuộc diện 30A, là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cuộc sống người dân địa...

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Mới nhất

Bộ GDĐT kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại TPHCM

Nhiều ưu điểm vượt trội Tại buổi kiểm tra, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), Phó Trưởng đoàn thường trực thông tin, trong ngày 9 và 10/10, đoàn đã làm việc tại Phòng GDĐT TP Thủ Đức và Phòng GDĐT Quận 5. Tại mỗi đơn vị, đoàn làm việc với 1...

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch

Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh...

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global,...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo...

Lạng Sơn bồi dưỡng công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí

Tham gia hội nghị tập huấn, các đại biểu được thông tin về chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối...

Mới nhất