Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA

EVFTA đã và đang góp phần củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư châu Âu, đưa Liên minh châu Âu (EU) lên vị trí thứ sáu trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam.

Năm 2020, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (EVFTA). Hiệp định cam kết loại bỏ hoặc giảm thuế quan cho hầu hết hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và EU, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Dominik Meichle đã có buổi trò chuyện với báo Thế giới và Việt Nam nhân kỷ niệm bốn năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020-1/8/2024).

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA
Chủ tịch EuroCham Việt Nam Dominik Meichle. (Ảnh: NVCC)

Ông đánh giá thế nào về kết quả gần bốn năm thực thi EVFTA đối với doanh nghiệp hai bên và nền kinh tế Việt Nam?

EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 tác động đáng kể với Việt Nam. Hiệp định đưa Việt Nam trở thành một trong hai nước ASEAN duy nhất (cùng với Singapore) có FTA với EU, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác vẫn đang đàm phán với châu Âu.

Tác động lớn nhất có thể thấy ở xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tăng từ khoảng 35 tỷ Euro năm 2019 lên hơn 48 tỷ Euro vào năm 2023. Điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và thủy sản đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng trưởng thấp hơn (chỉ tăng nhẹ từ 11 tỷ Euro lên 11,4 tỷ Euro trong cùng kỳ). Khoảng một phần tư thành viên của EuroCham Việt Nam được hưởng lợi đáng kể hoặc ở mức độ vừa phải từ hiệp định, đặc biệt thông qua việc giảm thuế quan và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Rõ ràng, còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường 100 triệu dân.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU đến Việt Nam cũng là một trong những điểm sáng nổi bật. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

EVFTA đã tăng cường sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư EU. EU, hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ sáu tại Việt Nam, đã đầu tư 28 tỷ Euro vào 2.450 dự án trên cả nước. Năm 2023, bất chấp làn sóng sụt giảm FDI trên toàn cầu, chín tháng đầu năm, các “đại bàng” EU bổ sung 800 triệu Euro vào thị trường Việt Nam, thể hiện niềm tin vào tiềm năng của đất nước.

Dù vậy, để khai thác triệt để tiềm năng thu hút thêm FDI nhờ EVFTA, Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cần phải được phê chuẩn. EVIPA yêu cầu sự đồng ý riêng lẻ từ tất cả 27 quốc gia thành viên của EU. Đến thời điểm hiện tại, đã có 18 quốc gia thành viên phê chuẩn EVIPA và việc bảo đảm các thành viên còn lại “gật đầu” với hiệp định này là điều cần thiết.

EuroCham Việt Nam tiếp tục vận động tích cực cho việc phê chuẩn EVIPA giữa các bên liên quan ở EU. Thỏa thuận này kỳ vọng thúc đẩy đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư và mở đường cho việc tăng cường đầu tư của doanh nghiệp EU vào Việt Nam.

Doanh nghiệp EU gặp khó khăn gì khi thực hiện EVFTA?

Không thể phủ nhận, EVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp EU tại Việt Nam. Nhưng cuộc khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024 của EuroCham đã nêu bật những thách thức chính đang diễn ra. Cụ thể như sau:

Quy định phức tạp: Nhiều công ty nhận thấy, các quy định của Việt Nam khó áp dụng.

Không công nhận các tiêu chuẩn quốc tế: Chính quyền địa phương đôi khi không chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, điều này có thể gây ra sự chậm trễ và tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y học và sản xuất công nghệ cao.

Thiếu hiểu biết: Không phải ai cũng hiểu rõ cách thức hoạt động của EVFTA, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội và những sai lầm ngoài ý muốn.

Các vấn đề hải quan: Cách hiểu khác nhau về các quy định hải quan có thể gây ra sự chậm trễ và tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp EU khi xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng phức tạp hoặc sản phẩm đắt tiền.

Bất chấp thách thức, chúng tôi vẫn lạc quan về tiềm năng của EVFTA. Thời gian tới, EuroCham cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để giải quyết những thách thức này và bảo đảm EVFTA phát huy hết tiềm năng cho cả hai bên. Thông qua đối thoại cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, EuroCham có thể tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và dễ dự đoán hơn, thúc đẩy kết quả đôi bên cùng có lợi cho doanh nghiệp.

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA
Nhà máy Lego (Đan Mạch) đang xây dựng tại tỉnh Bình Dương. Đây là một trong những dự án FDI lớn nhất tại Bình Dương và cũng là một trong những dự án lớn nhất của Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Thời gian tới, doanh nghiệp hai bên cần làm gì để tận dụng lợi ích từ hiệp định lịch sử này, thưa ông?

Thứ nhất, đầu tư vào các chương trình đào tạo về EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các điều khoản của hiệp định. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về việc giảm thuế, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và các quy định cụ thể của ngành. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi ích mà hiệp định mang lại.

Thứ hai, sự tham gia tích cực với các chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp như EuroCham là rất quan trọng. EuroCham có thể chia sẻ kinh nghiệm và mối quan tâm, giúp các doanh nghiệp xác định, giải quyết các thách thức, từ đó, áp EVFTA suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hai bên nên ưu tiên đổi mới và thích ứng để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng phát triển của cả hai thị trường. Điều này có thể liên quan đến việc nâng cấp quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động bền vững. Khi tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có thể bảo đảm các quy định của EVFTA và tăng cường khả năng cạnh tranh ở cả hai thị trường.

Trong bối cảnh EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn xanh hơn, ông có khuyến nghị gì để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh xuất khẩu?

Thị trường EU có tiềm năng rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng để thành công, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững của Thỏa thuận xanh châu Âu. Thỏa thuận này bao gồm các quy tắc về trong lĩnh vực như phát thải carbon, phá rừng, thực hành kinh doanh có trách nhiệm và đòi hỏi đầu tư đáng kể vào công nhân lành nghề, công nghệ và tài nguyên.

Thay vì xem những yêu cầu này là trở ngại, doanh nghiệp Việt Nam nên xem đây là cơ hội để đầu tư có chiến lược và trở nên cạnh tranh hơn. Doanh nghiệp Việt cần đào tạo nhân viên về các phương pháp thực hành bền vững, sử dụng công nghệ xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí, làm việc hiệu quả hơn, biến việc tuân thủ Thỏa thuận xanh châu Âu thành lợi thế cạnh tranh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, EuroCham Việt Nam cam kết cung cấp thêm các cơ hội đào tạo và nguồn lực tập trung vào việc tìm hiểu và thực hiện các quy định xanh. Những sáng kiến này sẽ trang bị cho doanh nghiệp các công cụ và kiến thức cần thiết để thích ứng với bối cảnh phát triển bền vững, phát triển mạnh ở thị trường EU.

Để khuyến khích sự hợp tác và thúc đẩy hành động cụ thể hướng tới một tương lai xanh hơn, EuroCham sắp tổ chức Diễn đàn & Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2024. Tiếp nối thành công của các sự kiện trước đó, GEFE 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 21-23/10, với nhiều phiên hội nghị chuyên sâu, triển lãm giới thiệu những đổi mới xanh từ hàng trăm công ty và đối thoại chính sách cấp cao từ Việt Nam và châu Âu.

Sự kiện quan trọng này sẽ quy tụ những “người chơi” chủ chốt trong ngành, các quan chức chính phủ, học giả, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng nhau, chúng ta sẽ khám phá các giải pháp để đáp ứng các yêu cầu của Thỏa thuận xanh châu Âu, giúp doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng thành công trong một thị trường toàn cầu bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-tang-suc-hap-dan-nho-evfta-280914.html

Cùng chủ đề

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành da giày Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành da giày hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với hơn 1,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Đặc biệt, kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra một kỉ nguyên...

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh...

30/08/2024 14:30 Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng. (PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng...

Nỗ lực “xanh hóa” để thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU

Các chính sách xanh của EU đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu khi khối thị trường này yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững.

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (Hiệp định EVFTA) đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. "Mở khoá" cho dòng vốn đầu tư Theo lộ trình thực thi Hiệp định EVFTA,...

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 13/8/2024, Bộ Công Thương đã có Công văn số 5971/BCT-ĐB gửi các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và viện trường của 63 tỉnh, thành phố để thông báo về việc tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và khóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Trung Quốc chuẩn bị đến Nga, Bắc Kinh tuyên bố hai nước sắp tập trận chung

Ngày 9/9, Trung Quốc thông báo Ngoại trưởng nước này Vương Nghị sẽ thăm Nga trong tuần này. Hai bên sẽ tổ chức tập trận chung trong tháng 9.

Thành công đẩy lùi những “lời tiên tri khủng khiếp”, “cơn bão kép” vẫn đang chờ kinh tế EU

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế.

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo.

Giá cà phê lao dốc từ đỉnh cao chưa từng thấy, kỳ vọng giảm trong năm 2025?

Dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2023/2024 ở mức thấp hơn 5,83% so với năm trước với tổng cộng 178 triệu bao, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Phục hồi sau một tuần “đỏ lửa”; trong nước dự báo tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giá xăng dầu bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng xấp xỉ 60 cent.

Bài đọc nhiều

Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, cùng uống chung dòng nước sông Mê Công. Mối quan hệ giữa hai bên hình thành và hun đúc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó ấy được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc. Việt Nam và Lào thúc đẩy giao lưu văn...

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga phát huy truyền thống dân tộc, đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại...

Đồng loạt tăng cả 3 miền, thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình

Giá heo hơi hôm nay 8/9: Cả 3 miền đều bật tăng, nhiều tỉnh lập đỉnh mới. Dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại bắt đầu đi vào hoạt động.

Nhiều nước muốn vào BRICS vì… mệt mỏi với Mỹ

Ngày 8/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, nhiều quốc gia muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vì họ đã mệt mỏi với Mỹ.

Cùng chuyên mục

Thành công đẩy lùi những “lời tiên tri khủng khiếp”, “cơn bão kép” vẫn đang chờ kinh tế EU

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mozambique tiếp tục khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước luôn được lãnh đạo, nhân dân hai bên quan tâm gìn giữ, phát triển. Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo.

Giá cà phê lao dốc từ đỉnh cao chưa từng thấy, kỳ vọng giảm trong năm 2025?

Dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2023/2024 ở mức thấp hơn 5,83% so với năm trước với tổng cộng 178 triệu bao, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Phục hồi sau một tuần “đỏ lửa”; trong nước dự báo tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giá xăng dầu bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng xấp xỉ 60 cent.

Mới nhất

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết: “Trong các mô hình đơn vị đang triển khai giúp dân, mô hình trồng cây bo bo dưới tán rừng đang phát huy hiệu quả. Đơn vị đã phối hợp địa phương hỗ trợ giống ban đầu, ngày công trồng và hướng...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm cầu phao thay tạm cầu Phong Châu

Sáng 9.9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm cầu phao thay tạm cầu Phong Châu Sau khi khảo sát hiện trường tại vị trí sập cầu Phong Châu,...

Không nhận ra khu du lịch Bãi Cháy sau bão Yagi

“Bãi Cháy trước khi bão Yagi đổ bộ là trung tâm du lịch sầm uất, đẹp lắm, giờ đây tan tác” - ông Vũ Văn Mạnh (67 tuổi, ở phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) nói về sự tàn phá của bão Yagi khi quét qua Quảng Ninh. Ông Vũ Văn Mạnh (67 tuổi, ở phường Bãi Cháy) rầu...

Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3

Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 3006/QLD-KD 2024 về việc bảo đảm cung ứng thuốc trong mùa mưa lũ. Không để thiếu thuốc, tăng...

Đi xuyên đảo Côn Đảo ngắm rừng già, cây cổ thụ ở Bãi Dài

Côn Đảo không chỉ có biển xanh, cát trắng. Du khách còn có thể ngắm những cánh rừng già, nguyên sinh trên đảo. Đường Tây Bắc, Côn Đảo cắt ngang mé của khu rừng già ở Bãi Dài, Côn Đảo - Ảnh: VQG Không khí trong lành, mát mẻ, sạch sẽ ở Côn Đảo một phần là nhờ vào những cánh...

Mới nhất

Self-guided Hue travel tips