Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia...

Việt Nam tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất cho phụ nữ

Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất cho phụ nữ được đánh giá dựa trên các yếu tố như nhận thức về bình đẳng giới, bình đẳng thu nhập, sự tiến bộ và an toàn của một quốc gia.

Vừa qua, cùng với bảng xếp hạng tổng thể các Quốc gia Tốt nhất năm 2023, US News cũng đưa ra bảng xếp hạng các Quốc gia Tốt nhất dành cho Phụ nữ năm 2023.

Kết quả bảng xếp hạng được rút ra từ phản hồi khảo sát toàn cầu của gần 9.000 phụ nữ và nêu bật các quốc gia mà theo nhận thức của người trả lời về bình đẳng giới và bình đẳng thu nhập của một quốc gia, về việc đất nước đó có tiến bộ và an toàn, hay quan tâm đến các quyền nói chung của con người hay không.

Gần 90% số người trả lời tổng thể trong cuộc khảo sát toàn cầu đồng ý ở một mức độ nào đó với tuyên bố: “Phụ nữ phải được hưởng các quyền giống như nam giới”, trong đó tỷ lệ ở một số quốc gia giảm so với các năm trước, còn một số quốc gia như các nước Bắc u (Scandinavi) thì tỷ lệ cao hơn 90%.

Việt Nam tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất cho phụ nữ Ảnh <span data sheets root=1 data sheets value=122helloinvietnamese data sheets userformat=24779310412216773836611220512201020331120418112205122010203311204110212015Arial>helloinvietnamese<span>

Việt Nam tăng 5 bậc

Việt Nam ở vị trí thứ 69 trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ, tăng 5 bậc so với hạng 74 vào năm 2022.

Trong bài viết được Quỹ tiền tệ quốc tế đăng tải của nhóm tác giả Angana Banerji, Sandile Hlatshwayo, Albe Gjonbalaj, Anh Van Le, Việt Nam cũng được đánh giá là một ví dụ nổi bật cho vai trò của phụ nữ ngày càng tăng trong lực lượng lao động.

Theo các tác giả, dù chịu ảnh hưởng chiến tranh, gần 3/4 dân số nữ trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tham gia lực lượng lao động ít nhất hai thập kỷ, một trong những tỷ lệ cao nhất và ổn định nhất ở châu Á và thế giới.

Điều này rất quan trọng vì tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc tích cực tìm kiếm việc làm tăng sẽ làm tăng tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động cho mục đích sản xuất, góp phần chống lại những tác động kinh tế tiêu cực của tình trạng già hóa.

Cũng theo các tác giả, bên cạnh tăng trưởng và già hóa, những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế và các chính sách thân thiện với gia đình cũng đóng một vai trò trong sự tham gia tích cực hơn của lao động nữ. Các yếu tố thúc đẩy bao gồm cơ sở hạ tầng tốt hơn, quyền lao động bình đẳng hơn, tỷ lệ sinh sản ở tuổi vị thành niên thấp, sự sẵn có và dễ tiếp cận của dịch vụ chăm sóc trẻ em, cũng như thái độ văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động.

Nhiều quốc gia Bắc Âu và châu Âu nằm trong số những quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ Ảnh <span data sheets root=1 data sheets value=122kalmarslottse data sheets userformat=21053355310412216773836611220512201020331120418112205122010203311204110212015Arial231 data sheets hyperlink=httpkalmarslottse><a class=in cell link href=httpkalmarslottse target= blank rel=noopener>kalmarslott<a>se<span>

Các quốc gia được xếp hạng cao

Nhiều quốc gia Bắc Âu và châu Âu nằm trong số những quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ, trong khi Mỹ xếp thứ 19 trong năm thứ hai liên tiếp.

Theo bảng xếp hạng của US News, 5 quốc gia đứng đầu dành cho phụ nữ bao gồm: Thuỵ Điển (hạng 1), Na Uy (hạng 2), Đan Mạch (hạng 3), Hà Lan (hạng 4) và Phần Lan (hạng 5).

Thụy Điển đứng đầu danh sách các quốc gia tốt nhất cho phụ nữ năm thứ ba liên tiếp. Phụ nữ đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong quốc hội Thụy Điển – hơn 40% – trong ít nhất 25 năm, với tỷ lệ đại diện đạt đỉnh điểm trên 47% vào năm 2006 và một lần nữa vào năm 2019.

Ở nước ngoài, Thụy Điển được quảng bá là có “chính sách đối ngoại nữ quyền” đầu tiên – được thông qua vào năm 2014 với mục tiêu nhấn mạnh bình đẳng giới trong quan hệ quốc tế – mặc dù nước này đã tuyên bố chuyển hướng khỏi cách tiếp cận này vào năm ngoái.

Giống như nhiều quốc gia xếp hạng cao về phụ nữ, Na Uy có lịch sử ủng hộ bình đẳng giới cho công dân của mình. Phụ nữ nắm giữ 45% số ghế trong quốc hội vào năm 2022 tại quốc gia Scandinavi này, đánh dấu tỷ lệ cao nhất trong hơn 30 năm.

Năm 2005, Na Uy là quốc gia đầu tiên yêu cầu các công ty niêm yết phải có hội đồng quản trị có ít nhất 40% phụ nữ, một tiêu chí mà chính phủ gần đây đã thúc đẩy áp dụng cho cả các công ty tư nhân lớn và vừa. Nước này cũng hỗ trợ 49 tuần nghỉ phép nuôi con với mức bảo hiểm đầy đủ cho những người mới làm cha mẹ.

Đan Mạch có lịch sử phấn đấu vì bình đẳng giới trong các lĩnh vực như lực lượng lao động, nhà trẻ và giáo dục. Nữ thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch, Helle Thorning-Schmidt, nhậm chức vào năm 2011, và ngay từ năm 1999, Bộ trưởng đầu tiên của Đan Mạch về bình đẳng giới đã được bổ nhiệm.

Phụ nữ nắm giữ tỷ lệ ghế cao kỷ lục trong quốc hội Đan Mạch vào năm 2022, ở mức 44%.

Hà Lan lọt vào top 5 quốc gia hàng đầu cho phụ nữ vào năm 2023, xếp thứ 8 vào năm 2022. Phụ nữ chiếm khoảng 41% thành viên quốc hội Hà Lan vào 2022, tăng đáng kể so với 31% vào năm 2019 – tức là chỉ ba năm trước đó. Đến tháng 7/2023, lần đầu tiên trong lịch sử Hà Lan, phụ nữ chiếm đa số trong nội các nước này.

Một phân tích do Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 3 năm nay đã bổ sung Hà Lan vào danh sách các quốc gia mà phụ nữ có vị thế pháp lý bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực như tiền lương, quyền làm cha mẹ và tài sản, cùng danh sách 13 quốc gia khác.

Phần Lan là quốc gia đầu tiên cho phép phụ nữ tranh cử vào năm 1906 và tính đến năm 2022, phụ nữ nắm giữ 46% số ghế trong Quốc hội Phần Lan. Từ năm 2019 đến 2023, bà Sanna Marin giữ chức thủ tướng Phần Lan, lúc đó là người phụ nữ thứ ba giữ chức vụ này và là người trẻ nhất giữ chức vụ trong lịch sử Phần Lan.

Phần Lan chỉ tụt hai bậc trong danh sách các quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ so với năm ngoái, khi đứng thứ 3, nhưng lại là quốc gia có tỷ lệ phần trăm tổng số người trả lời cao nhất trong cuộc khảo sát đồng ý với tuyên bố, “Phụ nữ nên có quyền được hưởng các quyền bình đẳng như nam giới”, ở mức 98%.

Một số quốc gia châu Á xếp hạng cao bao gồm Nhật Bản (hạng 20), Singapore (hạng 23), Trung Quốc (hạng 28), Hàn Quốc (hạng 31). Một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Thái Lan (hạng 45), Malaysia (hạng 47), Philippines (hạng 51), Indonesia (hạng 52)…

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Hướng dẫn chi tiết cách lột bao quy đầu tại nhà

Việc lột bao quy đầu sớm, đúng cách sẽ giúp vệ sinh vùng kín dễ dàng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm, và cải thiện sức khỏe sinh lý. Dưới đây là cách lột bao quy đầu tại nhà đơn giản, an toàn để nam giới chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. ...

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡngKhoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi,...

Đường đặt cổng giới hạn chiều cao quá thấp, doanh nghiệp kêu tốn kém bạc tỉ

Một doanh nghiệp tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) phản ánh đến Tuổi Trẻ Online về cổng giới hạn chiều cao do người dân lắp đặt trên đường khiến việc vận chuyển hàng hóa ra vào cơ sở khó khăn, gây tốn kém tiền tỉ. ...

TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát

Do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng, thời gian thực hiện cũng kéo dài thêm 1 năm. TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước LênDo tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bổ sung thêm một số hạng mục, dự án...

Nhận diện và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp, nhất là đối với những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao. Khi bị bong gân, dây chằng quanh cổ chân có thể bị giãn hoặc rách, gây đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Để xử trí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Cùng chuyên mục

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài...

Việt Nam: “Bến đỗ” mới trong cuộc đua sản xuất chip toàn cầu

(LĐXH) - Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và Việt Nam nổi lên như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Triển khai xóa hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Lắk

Tổng số hộ cần được xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Đắk Lắk là 9.569 hộ nghèo và cận nghèo. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg, ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.Theo đó, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ...

Mới nhất

Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, triển khai công việc với tốc độ nhanh hơn, tổ chức thi công với quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"... Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa, kiểm tra...

“Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế”

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. ...

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Mới nhất

làm sao để kiểm soát?