Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân...

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người


Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người là một giải pháp của Việt Nam nhằm thực hiện quyền của người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo với các dân tộc thiểu số khác và với dân tộc đa số.

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người trong giờ học thể dục. (Nguồn: CPV)

Vào thời điểm tháng 5/2017, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người, ở Việt Nam xác định có 16 dân tộc được thụ hưởng, gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn và La Hủ.

Đây là các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, chiếm 0,08% dân số toàn quốc, chiếm 0,55% so với dân số dân tộc thiểu số, lại cư trú ở những địa bàn khó khăn, thuộc vùng “lõi nghèo” của cả nước nên luôn tụt hậu trong tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công và cơ hội phát triển so với các dân tộc thiểu số khác và so với dân tộc đa số.

Do điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, phải đi học xa nhà và ảnh hưởng một phần của nhận thức lạc hậu rằng cần nguồn nhân lực để lao động sản xuất đảm bảo cái ăn hằng ngày, hoặc thậm chí là “học cao cũng chẳng để làm gì” nên vẫn còn tình trạng một số ít dân tộc thiểu số có tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học chưa đạt mục tiêu, chẳng hạn như dân tộc Brâu.

Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường của dân tộc Brâu cao nhất (35,4%); tỷ lệ trẻ em không đi học trung học cơ sở cao gấp 3 lần so với mức chung của 53 dân tộc thiểu số.

Trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo thấp nhất là dân tộc Brâu (2,2%) và cao nhất là dân tộc Pu Péo cũng chỉ đạt 29%. Có 9 dân tộc thiểu số rất ít người có tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo thấp hơn mức chung của 53 dân tộc thiểu số, tức là thấp hơn 10,3%…

Một vài con số dẫn ra từ kết quả điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2019 để thấy rằng người dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và từ đó gặp nhiều thiệt thòi trong tiếp cận cơ hội đào tạo chuyên môn kỹ thuật để tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm có trả công cao hơn là làm nông nghiệp thuần tuý tại quê hương, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số này còn cao.

Nghị định số 57/NĐ-CP được ban hành nhằm góp phần tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có cơ hội tiếp cận giáo dục, đảm bảo yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn nghề nghiệp; bảo vệ và thúc đẩy nhóm yếu thế thực hiện quyền được giáo dục đào tạo, quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng với các dân tộc khác, đáp ứng sự phát triển của con người và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực hiện Nghị định số 57/NĐ-CP, trong giai đoạn 2017-2022, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập.

Khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập.

Bên cạnh đó, gần 710 tỷ đồng đã được chi để thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người.

Là người dân tộc Lự, đang theo học tại Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương và được hưởng mức hỗ trợ học tập theo quy định tại Nghị định số 57/NĐ-CP bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng và được chi trả trực tiếp hàng tháng, em Tào Thị Điếng chia sẻ, khoản hỗ trợ này đã giúp gia đình em bớt phần khó khăn trong việc lo tiền ăn học hàng tháng cho con, đồng thời tạo động lực giúp em quyết tâm ôn luyện để vào được ngưỡng cửa trường đại học mình hằng mơ ước.

Theo đánh giá của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo), các chính sách quy định trong Nghị định 57/NĐ-CP không chỉ tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh mà nhờ được hỗ trợ bằng tiền, nên học sinh đã có thêm điều kiện học tập, từ đó duy trì tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ bỏ học, góp phần quan trọng thực hiện, củng cố phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Đơn cử tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh đã giúp tỷ lệ học sinh người dân tộc Lô Lô hoàn thành chương trình tiểu học, vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú tăng dần. Năm học 2018-2019, tỷ lệ này là 17,24% nhưng đến năm học 2019-2020, đã tăng lên, đạt 53,13%.

Tuy nhiên, theo ông Lê Như Xuyên – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, việc thực hiện Nghị định 57/NĐ-CP đang vấp phải một số bất cập. Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ học tập chỉ áp dụng với trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi trở lên, trẻ nhà trẻ không có chế độ hỗ trợ, trong khi tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của nhiều dân tộc thiểu số rất ít người rất cao, lên tới 80%, dẫn đến khó khăn trong công tác huy động trẻ nhà trẻ ra lớp.

Ngoài ra, số dân của các dân tộc thiểu số rất ít người cũng đã có sự thay đổi. 2 dân tộc La Hủ và La Ha đã có số dân trên 10.000 người, không thuộc diện thụ hưởng của Nghị định số 57/NĐ-CP nữa. Thực tế là theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 cũng chỉ còn 14 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự và Pà Thẻn.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Đây cũng là một giải pháp của Việt Nam nhằm thực hiện quyền con người nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo với các dân tộc thiểu số khác và với dân tộc đa số.

Trong thời gian tới, cùng với việc ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tham gia tuyên truyền, vận động đẩy mạnh công tác truyền thông tình hình thực hiện Nghị định 57/2017/NĐ-CP và các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về Nghị định 57/2017/NĐ-CP trong quá trình thực hiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Hỗ trợ các trường mầm non vùng cao ở Tuyên Quang tái thiết sau bão Yagi

2 trường mầm non Phúc Ninh (điểm Cầu Giát) và Hùng Lợi (điểm thôn Chương), huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão số 3 vừa được nhận chương trình hỗ trợ khẩn...

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Kon Tum: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần Văn hóa

(Tổ Quốc) - Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum được tổ chức nhằm góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. ...

1.737 em học sinh, sinh viên thụ hưởng Quỹ học bổng Vừ A Dính

NDO - Sáng 26/10, Quỹ học bổng Vừ A Dính (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Dấu ấn 15 năm - Thắp sáng những ước mơ” tổng kết năm dự án góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho vùng dân tộc và biển đảo. Quỹ học bổng Vừ A Dính được thành lập vào ngày 5/3/1999, với mục tiêu cấp học bổng cho các em học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Những câu chuyện đau lòng từ người trẻ nghiện ma túy

(LĐXH) - Tình trạng nghiện ma túy đang trở thành vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết, đặc biệt khi đối tượng nghiện ngày càng trẻ hóa và lan đến tầng lớp học sinh sinh viên (HSSV). Không chỉ có xu hướng gia tăng mà độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không những gây hệ lụy về sức khỏe mà còn tác động sâu rộng đến an ninh trật tự và đời...

Kinh tế thăng hoa từ nguồn vốn vay ưu đãi

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách đã thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi, để phát kinh tế hộ gia đình, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đời sống nâng cao.  Trong khoảng 10 tháng đầu năm 2024 doanh số cho vay các chương trình tín dụng ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk đạt 134.215 tỷ đồng với gần 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được...

Pháp luật về quyền lao động, việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam

Vấn đề quyền lao động và việc làm của người khuyết tật (NKT) được quy định tại Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD), Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT (sau đây gọi tắt là Công ước số 159) và nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố về quyền của NKT năm 1975; Những quy tắc bình đẳng về cơ hội của...

Cùng chuyên mục

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. -Thưa bà, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỷ nguyên di chuyển chưa từng có của con người và những thách thức của nó. Bà đánh...

Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh. ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Mới nhất

Nhiều HTX ở Duy Xuyên doanh thu hàng trăm triệu đồng nhờ các mặt hàng này

Thời gian qua, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đã có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên...

Gặp mặt trao đổi hợp tác giữa Bệnh viện phía Đông

Chiều 31/10, tại trụ sở Tòa nhà MEDLATEC Cầu Giấy (số 2, ngõ 82 Duy Tân) diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi hợp tác về vấn đề chuyển bệnh nhân và đào tạo...

Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS

Chi hơn 100 triệu đồng cho con luyện IELTS theo lộ trình từ lớp 6 tới lớp 11 để đạt 6.5, chị Thành thấy mãn nguyện khi con trai vào được đại học nhờ xét tuyển chứng chỉ này. Con trai chị Nguyễn Thị Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đang là sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ Hà...

Triều Tiên tuyên bố sát cánh cùng Nga đến chiến thắng

CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hỗ trợ lớn cho quân đội Nga từ đầu xung đột tại Ukraine và cam kết luôn...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của việc mang vớ khi đi ngủ

Mang vớ khi đi ngủ, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh của mùa đông giúp giữ ấm bàn chân, hỗ trợ...

Mới nhất