Trang chủNewsThời sựViệt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao...

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc

(ĐCSVN) – Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên… Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Phát biểu thảo luận các đại biểu bày tỏ hoàn toàn đồng tình với sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Về nội dung cụ thể, vấn đề được nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm cho ý kiến là công nghệ dự án.

Phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ

Qua nghiên cứu các tài liệu và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia phản biện trong lĩnh vực giao thông, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) nhấn mạnh, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ Bắc – Nam phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ để chúng ta làm chủ quá trình đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước. 






 Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội)

Phân tích lí do, đại biểu chỉ rõ bài học kinh nghiệm từ 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội) và tuyến Bến Thành – Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) do nhà thầu nước ngoài thi công trọn gói, khi điều kiện không đáp ứng là nhà thầu nước ngoài dừng dự án và yêu cầu xử phạt thời gian chờ đợi. Thêm vào đó, quá trình vận hành, sửa chữa thay thế, sẽ lệ thuộc mãi vào nhà cung cấp nước ngoài.

“Nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì không chỉ rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên bao nhiêu chưa biết và nguy hại hơn sẽ lệ thuộc mãi vào các nhà cung cấp nước ngoài” – đại biểu lo ngại.

Đại biểu cũng nêu rõ, bài học kinh nghiệm khi chúng ta triển khai thành công tuyến đường dây 500KV mạch 3 với thời gian hoàn thành thần tốc là do chúng ta làm chủ về công nghệ, chúng ta là người trực tiếp thi công nên có thể vượt nắng, thắng mưa, quyết tâm hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu cũng cho rằng, nếu kết hợp dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với các dự án đường sắt đô thị Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ có một thị phần đường sắt khoảng 150 tỷ đô la, là thị trường đủ lớn để nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để doanh nghiệp trong nước tự sản xuất, tự xây dựng, có chăng chỉ mua trọn gói một số bộ phận thật đặc thù, đơn chiếc như đầu máy, hệ thống điều khiển. 

“Thực tế Vinfast đã nhận chuyển giao công nghệ để tự sản xuất ô tô, thì chắc chắn doanh nghiệp trong nước đủ năng lực để nhận chuyển giao công nghệ đường sắt và tiếp tục nghiên cứu cải tiến, phát triển cao hơn. Làm được như thế, chúng ta không chỉ có được tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam mà nước ta còn phát triển được ngành công nghiệp đường sắt của riêng mình” – đại biểu nhấn mạnh.  

Do vậy, theo đại biểu, việc chọn nhà cung cấp không cần quan tâm là nước nào, mà cần quan tâm lựa chọn công nghệ nào để có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh sẵn sàng chuyển giao công nghệ.

Lựa chọn công nghệ hiện đại nhưng phải đảm bảo tính phổ quát 

Cũng quan tâm đến vấn đề công nghệ, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) cho biết, Chính phủ đã đề xuất công nghệ chạy trên ray, công nghệ đoàn tàu động lực phân tán với tàu khách, tàu hàng áp dụng công nghệ động lực tập trung, thông tin tín hiệu áp dụng như một số nước. Tuy nhiên, hiện chưa rõ công nghệ theo khung tiêu chuẩn nào? Tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu? 

Đại biểu đề nghị Bộ Giao thông vận tải có định hướng lựa chọn công nghệ hiện đại nhưng phải đảm bảo tính phổ quát nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam; đề án phát triển công nghiệp cần xây dựng lộ trình và nguồn lực cụ thể để đảm bảo việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ phù hợp với tiến độ dự án.






 Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) 

Về tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đại biểu chỉ rõ, thực tế việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thường gắn với quá trình chuẩn bị dự án, đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo, các khoản mục chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chi tiết, gắn với trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia dự án để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn, dài hạn về nguồn nhân lực cho lĩnh việc này trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực mới nổi, đổi mới sáng tạo nhất là công nghệ AI, block change, chíp bán dẫn…

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, để đảm bảo tiến độ dự án cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035 cần phải huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai dự án. “Đây là dự án khó, mới, chưa có tiền lệ vì vậy cần phải đặc biệt lưu ý đến công tác thuê tư vấn quốc tế có năng lực để hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án, lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra có năng lực thực sự để dự án đạt tiến độ nhanh nhất, chất lương cao nhất. Tiếp tục rà soát và đề xuất các chính sách đặc thù đặc biệt để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các bước tiếp theo” – đại biểu nhấn mạnh.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh, đây là công nghệ tiến tiến, hiện đại mà chỉ rất ít nước trên thế giới có, trong khi phải nhìn nhận thực tế là nước ta rất lạc hậu trong lĩnh vực này và nhiều lĩnh vực phụ trợ có liên quan. Do đó, chắc chắn phải phụ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác, vấn đề nguồn nhân lực để đáp ứng cho dự án cũng là một câu hỏi lớn, bởi nếu trục trặc thì ảnh hưởng đến tiến độ cũng như việc tổ chức thực hiện dự án. 

“Thực tế là các dự án đường sắt đô thị chậm một phần do nội dung này; hay như Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh lùi thời gian hoàn thành giai đoạn 1 của dự án sân bay quốc tế Long Thành có lý do là do dịch COVID-19 nên ảnh hưởng “trong công tác huy động chuyên gia nước ngoài” …” – đại biểu nêu. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, có phương án, giải pháp ứng phó trong các tình huống không mong muốn và kế hoạch cụ thể, khả thi cho việc đào tạo nguồn nhân lực của dự án này để hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài.

Đại biểu cũng bày tỏ quan tâm việc làm sao thu hút được đầu tư tư nhân trong nước, để vừa giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển lớn mạnh, có thể trực tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để nội địa hoá ở mức tối đa từ đó giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài vừa có thể huy động nguồn lực toàn xã hội để giảm bớt sức ép cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nên thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc xây dựng nhà ga và các dịch vụ hỗ trợ khác…/.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-phai-lam-chu-cong-nghe-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-683772.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhân dự hội nghị G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm,...

7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên

Một vài loại rau thơm làm tăng hương vị dùng món ăn ngon hơn trong bữa ăn hàng ngày và giúp phòng và chữa bệnh thông thường.Húng quếBáo Lao động dẫn nguồn trang Livestrong cho biết, các nghiên cứu từ các tổ chức y tế uy tín như World Health Organization (WHO) và National Institutes of Health (NIH) chỉ ra rằng, húng quế chứa nhiều chất chống ôxy hóa, đặc biệt là eugenol, giúp giảm viêm và hỗ...

Phim hoạt hình Việt Nam: Khát vọng chuyển mình vươn xa

Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959 - 9/11/2024), với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh thành tựu của loại hình nghệ thuật đặc sắc này, mà còn là nơi tụ hội những tài năng cùng thể hiện khát vọng đưa phim hoạt hình Việt Nam chuyển mình vươn xa, bước...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Chiều 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội điều hành phiên trù bịNăm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Thường trực Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 chủ trì Hội nghị nghe báo cáo công tác triển khai khu triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; không gian văn hoá; phương án trưng bày vũ khí trang bị tại Triển lãm quốc...

Kích cầu du lịch “Quảng Ninh

(ĐCSVN) - Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm tạo động lực phục hồi mạnh mẽ cho du lịch Quảng Ninh sau những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3; tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024. Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công...

Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Alen Simonyan dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Armenia sang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp và giữa hai nước trong giai đoạn mới. ...

Bình Dương hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng...

Thủ tướng và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana

(ĐCSVN) - Tối 19/11/2024 giờ địa phương (sáng 20/11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến thủ đô Santo Domingo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhân dự hội nghị G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm,...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Chiều 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội điều hành phiên trù bịNăm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công...

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông làm hao hụt kho dự trữ phòng không Mỹ

(CLO) Đô đốc cấp cao giám sát lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đang làm suy yếu kho dự trữ phòng không của Mỹ. ...

Hà Nội duyệt hơn 48.600 tỷ “xanh hóa” xe buýt

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt chi hơn 48.600 tỷ đồng để thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". ...

Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Alen Simonyan dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Armenia sang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai cơ quan lập pháp và giữa hai nước trong giai đoạn mới. ...

Mới nhất

TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản

TP.HM xin Thủ tướng cơ chế xử lý nợ rủi ro của các doanh nghiệp vay vốn nhưng phá sản nhiều năm nhưng không có giấy tờ để chứng minh, không có người làm thủ tục xử lý nợ. TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sảnTP.HM xin Thủ tướng cơ chế xử...

Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu

Tăng thuế ở mức nào để đảm bảo được sự tồn tại và nuôi dưỡng được nguồn thu, từ đó củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư mới là quan trọng Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thuTăng...

Trường nói không với hoa, quà và tiền dịp 20-11

Trường THPT ở Đắk Lắk thông báo không nhận hoa, phong bì vì không muốn phụ huynh, học sinh khó khăn bận lòng dịp lễ 20-11, chỉ nhận sự tôn trọng, tinh thần hiếu học của học sinh. ...

Vừa lên sàn UPCoM, Nguyên liệu Á Châu AIG muốn đổi ngành nghề kinh doanh

DNVN - CTCP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã chứng khoán AIG) vừa thông báo, ngày 2/12 tới là ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông bằng thông qua...

Cô giáo Việt đạt nhiều giải thưởng tại Úc, cùng đưa trường đứng số 2 thế giới

Sau thời gian công tác tại Việt Nam, cô Vũ Thị Phương Thảo lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở Úc và 'đầu...

Mới nhất