Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban...

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam đã lên kế hoạch và đang nỗ lực triển khai Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm tăng cường sự thụ hưởng các quyền bình đẳng về mọi mặt của người dân tộc thiểu số (DTTS).

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Việt Nam nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người dân tộc thiểu số. Hình minh họa. (Ảnh: Phương Hoa)

Thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên của Công ước CERD, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD nhằm hướng tới xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và bảo đảm quyền bình đẳng về mọi mặt của người DTTS.

Tháng 11/2023, Báo cáo định kỳ tổng hợp từ XV đến XVII về tình hình thực thi Công ước CERD – Báo cáo CERD 5 của Việt Nam giai đoạn 2013-2019 đã được thông qua tại 2 kỳ họp 3035-3036 tại Ủy ban Công ước (UBCU) CERD Geneva, Thụy Sỹ. Tháng 12/2023, UBCU đã công bố Bản Kết luận quan sát sau khi xem xét Báo cáo CERD lần thứ 5 của Việt Nam. Bản Kết luận quan sát 2023 gồm 4 phần chia thành 52 đoạn, tăng 23 đoạn so với Kết luận quan sát năm 2012.

Là cơ quan chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD 2023, dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm nay.

Theo bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, mục đích của Kế hoạch là xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023. Từ đó, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người DTTS, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và của vùng DTTS và miền núi (DTTS&MN) nói riêng, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên Công ước CERD.

Kế hoạch hướng đến các nhóm nhiệm vụ nhằm tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD 2023, trong đó toát lên 4 nội dung nổi bật:

Nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thực thi Công ước CERD

Việt Nam dự kiến tập trung vào rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định của Công ước CERD trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Việt Nam sẽ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước CERD, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử, chống phân biệt chủng tộc và các quy định khác

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ xây dựng báo cáo đánh giá việc nội luật hoá các quy định của Công ước CERD vào pháp luật trong nước, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước CERD và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hoá và điều chỉnh khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước CERD.

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước CERD, tháng 11/2023. (Nguồn: Liên hợp quốc)

Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS là nội dung được các bên đưa ra tại Bản Kết luận quan sát và trong 2 phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo CERD 5.

Những khuyến nghị này đặt ra nhiệm vụ ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai thực hiện các khuyến nghị của UBCU CERD 2023.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm về phân biệt chủng tộc; cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê về thành phần dân số được phân tổ theo DTTS và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của các biện pháp chính sách khác nhau.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng bao gồm việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hành các quyền của người DTTS trong hoạt động tố tụng; tăng cường thực thi các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS đặc biệt là quyền tiếp cận giáo dục, phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế bền vững, bảo tồn phát triển văn hóa DTTS…

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thực hành các quyền của người DTTS cũng sẽ được tăng cường hơn nữa.

Thúc đẩy các quyền của người DTTS thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng

Bà Trần Chi Mai cho rằng, trên thực tế, tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao nhận thức người dân về chống phân biệt đối xử, bình đẳng về quyền con người được sử dụng trong các hoạt động trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền chính sách, thông tin truyền thông. Tuyên truyền là hoạt động được nhiều bộ, ngành thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, hiện nay chưa có nội dung tuyên truyền riêng về chống phân biệt chủng tộc, về bình đẳng quyền đặc biệt cho đối tượng người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Do đó, nhóm nhiệm vụ này sẽ tập trung vào thực hiện tuyên truyền, phổ biến Công ước CERD, thành tựu pháp luật và kết quả bảo đảm quyền của người DTTS.

Song song với đó là việc tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên và chương trình dạy học thúc đẩy giáo dục nhân quyền – chống phân biệt chủng tộc; phản ánh lịch sử, văn hóa và đóng góp của các nhóm DTTS vào việc xây dựng đất nước; đào tạo các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ công tác ở vùng DTTS&MN về nhân quyền – chống phân biệt chủng tộc, Công ước CERD; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, trợ giúp pháp lý cho người dân DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước có liên quan và thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD

Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam khẳng định những thành tựu bảo vệ nhân quyền nói chung và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người DTTS, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Do đó, Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước CERD.

Tại các cơ chế, diễn đàn song phương, đa phương và quốc tế về quyền con người, Việt Nam cũng triển khai các hoạt động tuyên truyền đối ngoại về quyền con người nói chung và quyền của người DTTS nói riêng để các nước, các tổ chức quốc tế nhìn nhận được đúng nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của người DTTS.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho biết, trong thời gian kể từ sau khi bảo vệ Báo cáo CERD 5, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung công việc nhằm mục đích bảo đảm quyền cho người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Ủy ban đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, phối hợp với các bộ ngành, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khẩn trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (tính đến tháng 7/2024, tỷ lệ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 44% kế hoạch năm 2024).

Ủy ban Dân tộc đã tham gia chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh và cấp huyện năm 2024 (tính đến 31/7, có 247/363 huyện đã tổ chức Đại hội với 46.566 đại biểu chính thức và 15.744 đại biểu mời; dự kiến từ nay đến cuối năm, 49 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội cấp tỉnh).

Ngoài ra, Ủy ban đã triển khai điều tra tình hình phát triển kinh tế – xã hội 53 DTTS lần thứ ba (chu kỳ 5 năm 2014-2019). Các Chương trình, chính sách dân tộc đã được khẩn trương triển khai và đạt kết quả tốt.

Nhờ những nỗ lực triển khai của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người DTTS, đặc biệt là với các quyền như quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, người DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo những quy định cụ thể, rõ ràng…

Có thể thấy, việc tiếp tục triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-no-luc-trien-khai-cac-khuyen-nghi-cua-uy-ban-cong-uoc-cerd-nham-bao-dam-quyen-cua-nguoi-dan-toc-thieu-so-283927.html

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc

Kế hoạch kèm theo quyết định này nêu rõ mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số về công tác bảo tồn, phát...

Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thư của Giáo hoàng Francis gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam cho thấy quan hệ Việt Nam-Vatican ngày càng phát triển tốt đẹp, đồng thời là sự công nhận nỗ lực bảo đảm tự do tôn giáo, hòa hợp dân tộc của đất nước hình chữ S.

Vươn tầm phát triển du lịch di sản

Sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát...

Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Vi Thị Thảo (học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An) là một trong 7 học sinh dân tộc ít người có điểm thi khối KHTN cao được tỉnh Nghệ An tuyên dương.Giấc mơ thành bác sĩTrong căn nhà sàn đơn sơ ở bản Kẽm Đôn, xã biên giới Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Vi Thị Thảo chia sẻ chỉ có học...

Nhận thức về kỷ nguyên mới của dân tộc

Cần thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Cùng chuyên mục

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Mới nhất

Nơi xếp hàng chờ mua, nơi mua 1 tặng 3 vẫn vắng hoe

16/09/2024 | 13:33 TPHCM: TPO - Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Tết Trung thu. Tại TPHCM, rất nhiều quầy sạp kinh doanh bánh trung...

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. ...

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên taiĐối mặt với sự tàn phá của thiên tai, ứng dụng công nghệ trong xây dựng tòa nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. ...

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án Cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang gặp vướng mắc không thể triển khai dự án. ...

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị xuất quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh...

(Bqp.vn) - Sáng 16/9, tại Hà Nội, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn đã kiểm...

Mới nhất