Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu...

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD


Những chủ trương và thành tựu trong việc thúc đẩy quyền con người của Việt Nam trong thời gian qua giúp tạo dựng tiền đề vững chắc để nước ta thực hiện tốt Báo cáo quốc gia về Công ước CERD lần thứ 5.

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD
Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: CPV)

Dấu mốc thứ 5

Ra đời từ năm 1965, Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) là Công ước lên án nạn phân biệt chủng tộc và xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng chính sách nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số.

Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và có bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đây là cơ hội để Việt Nam tuyên truyền về thành tựu bảo vệ nhân quyền nói chung và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân tộc thiểu số nói riêng.

Tiếp tục thành công của các kỳ trước, Việt Nam tích cực triển khai Báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực thi Công ước CERD. Đây là báo cáo về các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác và kết quả triển khai các biện pháp đó trong giai đoạn năm 2013-2019 nhằm bảo vệ quyền con người, chống các hành vi kỳ thị, phân biệt chủng tộc tập trung vào người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Trên cơ sở này, Việt Nam đã nội luật hóa, bổ sung nhiều quy định pháp luật cụ thể, để tạo ra hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo đảm quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Chủ trương nhất quán

Hiến pháp Việt Nam dành riêng chương II với 36 điều quy định trực tiếp và rõ ràng về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, bao gồm quyền của dân tộc thiểu số với các quy định về bảo đảm quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2013-2019, trong 53 văn bản luật có các điều khoản quy định đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, có 12 luật mới ban hành từ năm 2012. Việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và dân sự cho tất cả các dân tộc chính là minh chứng cho quyền tự quyết của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.

Thành tựu nổi bật

Trong những năm qua, Việt Nam luôn coi trọng quyền tham gia vào hệ thống chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Do đó, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã bổ sung nhiều nội dung quan trọng để bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, nền kinh tế xã hội của vùng đồng bào miền núi trong những năm qua có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trước. Cụ thể, chính sách của Nhà nước đã giúp hơn 2 triệu hộ dân tộc thiểu số miền núi thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 162 nghìn lao động (hơn 16 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài).

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD
Hiện có tổng số 52/54 dân tộc có đại diện tham gia Quốc hội qua các khóa. (Nguồn: TTXVN)

Nhằm xóa bỏ khoảng cách giáo dục, Nhà nước thi hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục cho dân tộc thiểu số miền núi. Chẳng hạn, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, Nhà nước có chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình, Nhà nước rất quan tâm đến công tác dạy và học tiếng nói, chữ viết, bảo tồn văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Hiện nay, cả nước chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số (có chương trình và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành): Mông, Chăm, Khmer, Jrai, Ba Na, Ê Đê ở 23 tỉnh, thành phố trong cả nước với quy mô 715 trường, 4.812 lớp, 113.231 học sinh.

Như vậy, có thể kết luận, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Công ước CERD vào năm 1982. Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, huy động nguồn lực phát triển bảo đảm bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Nhằm thực thi tốt hơn nữa vai trò thành viên Công ước, Việt Nam cam kết thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về Công ước trong cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số miền núi nói riêng. Bên cạnh đó, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về thực thi Công ước để chia sẻ kinh nghiệm trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số, chống mọi hình thức phân biệt đối xử.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Ngày hội Đại đoàn kết cùng người dân Lào Cai

Sáng 10/11, nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con nhân dân tại Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt - Trung ở xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt - Trung nơi diễn ra sự kiện là công trình...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Quảng Ninh tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra trong sáng 9/11 tại TP Hạ Long, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của trên 162 nghìn đồng bào các dân tộc trên địa bàn. ...

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Ông Donald Trump “chọn mặt gửi vàng”, bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Mới đây, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt cái tên mới mà ông sẽ bổ nhiệm vào đội ngũ nhân sự trong chính quyền sắp tới của ông.

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Điểm danh loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf, cảng hàng không, những việc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, có tranh chấp… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Chủ tịch Hoà Phát: Cấp đủ thép làm đường sắt tốc độ cao, giá thấp hơn nhập khẩu

Nếu trở thành nhà cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 'vua thép' Trần Đình Long cam kết cung cấp đủ 6 triệu tấn thép các loại phục vụ dự án với giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Hiện nay, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được đưa ra...

Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT. Trong bối cảnh xung đột ngày càng căng thẳng tại Ukraine, Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến,...

Giá lúa tăng 100 đồng/kg, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 12/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 đồng/kg; giá gạo giảm 100 - 200 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 đồng/kg;...

Cách hủy thẻ tín dụng vô cùng đơn giản

Thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích trong việc mua sắm và thanh toán, nhưng đôi khi bạn có thể muốn hủy thẻ tín dụng vì nhiều lý do khác nhau như muốn kiểm soát chi tiêu tốt hơn, tránh các khoản phí hàng năm không cần thiết, hoặc không còn nhu cầu sử dụng thẻ nữa....

Không gian mạng là mặt trận chính của báo chí

Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thông tin và truyền thông là một ngành đa...

Mới nhất