Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam nỗ lực hiện thực hoá tầm nhìn xanh

Việt Nam nỗ lực hiện thực hoá tầm nhìn xanh


Việt Nam đang trên lộ trình hiện thực hoá tầm nhìn xanh của mình với những nỗ lực, quyết tâm cao từ cấp bộ, ngành, địa phương… cho đến các hiệp hội, doanh nghiệp.

Hội nghị COP28 sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện cho các nước thấy những cố gắng của mình trong thời gian qua về thích ứng với biến đổi khí hậu, cam kết với tăng trưởng xanh. (Nguồn: VGP News)
Hội nghị COP28 sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện cho các nước thấy những cố gắng của mình trong thời gian qua về thích ứng với biến đổi khí hậu, cam kết với tăng trưởng xanh. (Nguồn: VGP News)

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong phát biểu, Thủ tướng khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua nhưng là nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Cam kết của Thủ tướng Việt Nam ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông quốc tế. Trong bài viết có tiêu đề “Việt Nam đang hướng đến trung hòa phát thải carbon vào năm 2050”, hãng thông tấn Reuters nhấn mạnh Việt Nam đã “gia nhập hàng ngũ với nhiều quốc gia khác cam kết ngừng phát thải vào giữa thế kỷ này hoặc sau đó nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu”.

Ngay sau Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban chỉ đạo. Các bộ, cơ quan liên quan đã tập trung xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện cam kết.

Cam kết đi kèm hành động

Chia sẻ tại Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt toàn nhân loại bởi những nước mạnh hơn cũng chỉ cam kết như Việt Nam. Những nước như Ấn Độ cũng cam kết một cách dè dặt là đến năm 2070, Trung Quốc cam kết đến năm 2060.

Tăng trưởng xanh là xu hướng chi phối toàn cầu, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam cũng đang chịu áp lực trước xu hướng đó, đồng thời, đây là hướng phát triển. Lựa chọn đi theo hướng này có khả năng đưa Việt Nam trở thành nước đi đầu trong khu vực. Người đi đầu sẽ có gian khổ nhưng cũng là người có lợi đầu tiên. Đó là lợi ích cho người dân Viêt Nam đầu tiên.

“Thế giới đang triển khai rất nhiều chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, cấp toàn cầu. Việt Nam – có một cái hay – đó là không nước nào cam kết dữ dội như Việt Nam, cam kết với toàn thế giới mà toàn cam kết đỉnh cao. Vì cam kết lớn như vậy thì chúng ta có thể đương đầu với những thách thức lớn. Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta tiếp nhận được các nguồn hỗ trợ, chính sách, công nghệ… Với những yếu tố đó, Việt Nam có thể đi sau về trước”, ông Thiên nhấn mạnh.

Theo ông Trần Đình Thiên, mục tiêu của Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập bình quân cao (lớn hơn 12.000 USD) vào năm 2045 sẽ là một mục tiêu rất thách thức, đòi hỏi sự phát triển khác thường so với giai đoạn trước đây. Nếu làm được thì tăng trưởng sẽ vượt qua nền kinh tế thâm dụng lao động rẻ tiền. Bên cạnh đó, khi thay đổi phương thức phát triển, Việt Nam còn phải chống chịu với thách thức khác với nhiều nước, đó là chống chịu được biến đổi khí hậu. Đồng thời, thay đổi phương thức sống, áp lực phát triển đô thị. Theo đó, phải thay đổi phương thức phát triển, trong đó xanh là chủ yếu.

“Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược tăng trưởng xanh này, Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch, theo đó Chính phủ đã cam kết cụ thể chứ không chỉ là cam kết chung. Tôi thấy rất rõ là kế hoạch hành động ngày càng cụ thể hơn, có 17 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 143 nhiệm vụ cụ thể đồng thời xây dựng tích hợp chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, không có thì chúng ta không tăng trưởng được.

Để làm được điều này, chúng ta phải làm nhiều việc, có thể phải bỏ đi rất nhiều nhưng đồng thời phải tạo ra nhiều thứ mới. Nói chung nguồn lực sẽ rất khác, tức là nguồn lực phải thay đổi đi rất nhiều. Có thể chúng ta cần 200-300 tỷ USD vào năm 2030, đây là chi phí rất lớn”, ông Thiên đặt vấn đề.

PGS. TS. Trần Đình Thiên nhận định, trong nhiều năm qua, nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp, nên quy mô đến giờ chưa đc bao nhiêu, nhiều kênh huy động nguồn lực nhiều khi chưa thông. “Hiện nay, nguồn đầu tư công, tín dụng xanh… đang rất dữ dội, đồng thời cấu trúc cơ cấu kinh tế đều hướng tới phát triển xanh. Chúng ta càng ngày thấy rằng những nguồn lực này sẽ mở rộng hơn nữa. Tới đây công nghệ cho tăng trưởng xanh sẽ được phát triển hơn nữa. Theo tôi, vốn là một phần nhưng cần sự tham gia từ phía chính phủ, các doanh nghiệp để phục vụ xanh. Đặc biệt là xã hội của chúng ta, làm thế nào để tất cả đều tham gia vào và hướng tới mục tiêu xanh. Có thể chúng ta chưa quen với cam kết mang tính thách thức. Không có vấn đề gì chúng ta không thực hiện được hết, chúng ta phải hành động quyết liệt cho cam kết này”, ông Thiên nói.

Quyết tâm chuyển đổi xanh

Theo ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Net Zero là thách thức rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Theo kịch bản thông thường, tổng phát thải của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 932 triệu tấn, trong đó ngành năng lượng chiếm 680 triệu tấn.

Quá trình chuyển đổi đồng nghĩa với chuyển dịch cơ cấu, tăng cường năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu sạch hơn, thay thế dần các nguyên liệu cho tầm nhìn 2025. Tầm nhìn năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, điều này vừa là thách thức và cơ hội. “Lĩnh vực điện gió, mặt trời có thể thu thu hút nhà đầu tư tiềm năng, tạo điều kiện ngân hàng tài trợ vốn khi xu hướng vốn xanh rất quan trọng trong ngành tài chính. Hiện tại, thế giới rất ưa chuộng nguồn vốn xanh, tài chính xanh và đây sẽ là tiêu chí cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian tới”, ông Tăng Thế Hùng nói.

Quyết tâm chuyển đổi xanh không chỉ đến từ phía các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội…góp phần vào mục tiêu lớn của đất nước, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt đầu đưa vấn đề xanh vào trọng điểm hoạt động thông qua việc “giảm nâu – tăng xanh”. Không ít doanh nghiệp đã có những bước đi tiên phong và ghi nhận kết quả ấn tượng.

Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu rác thải, Tập đoàn Hoà Phát đã đưa ra giải pháp sản xuất “thép xanh”, nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon trong tương lai. Một điển hình khác là Công ty Nhựa tái chế Duy Tân cũng tiên phong ứng dụng công nghệ tái chế để góp phần vào bài toán đưa phát thải ròng bằng “0”.

Trong lĩnh vực giao thông, Tập đoàn Vingroup chính thức đưa vào vận hành hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam – GSM. Chỉ trong một thời gian ngắn, kết quả mà GSM thu được về giảm lượng carbon ra môi trường là minh chứng cho việc phát triển bền vững thông qua hệ thống giao thông xanh. Nhiều doanh nghiệp cũng dần chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, đơn cử như T&T Group…

Với ngành tài chính, khi nhiều tổ chức vẫn còn e ngại trong việc cho vay năng lượng tái tạo, thì một số ngân hàng đã tiên phong tìm hiểu và là nhà tài trợ lớn cho các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, với sự tiên phong từ ACB, HSBC Việt Nam, SHB, HDBank, MB, BIDV, Nam A Bank… Đây chính là động lực quan trọng giúp cho công suất và tỷ lệ phát điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam có bước nhảy vọt trong vài năm gần đây.

Trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang chiến lược phát triển bền vững, tối ưu chỉ số “xanh” trong các sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn như Gamuda Land có chiến lược đặc biệt là biến những bãi rác, rốn nước thải thành những khu đô thị xanh bậc nhất. Một số doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực tài chính hay tiêu dùng như Manulife, Masan Group… mạnh mẽ tham gia góp phần thực hiện cam kết bằng giải pháp về quy trình sản xuất giảm thải cùng hàng loạt biện pháp bảo vệ môi trường.

Tiếp nối thành công từ Hội nghị COP26, COP27, Hội nghị COP28 từ ngày 30/11-12/12 tại Dubai, UAE sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện cho các nước thấy những cố gắng của mình trong thời gian qua về thích ứng với biến đổi khí hậu, cam kết với tăng trưởng xanh. Đồng thời, tiếp tục huy động nguồn lực, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm triển khai thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” trong thời gian tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Agribank tham gia hai dự án tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 19/12/2024, đại diện Agribank tham gia Lễ khởi động 2 dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Sẵn sàng khởi động hai dự án lớn Lễ khởi động do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg (LuxDev) tổ chức. Sau một thời...

Agribank tài trợ vốn tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg tổ chức Lễ khởi động 2 dự án lớn nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân địa phương, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Luxembourg chính thức làm việc với một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái nhẹ. Vùng có diện tích đất suy thoái lớn nhất là Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại cho Cố đô Huế.

Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch “được bảo chứng bằng vàng”

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ trước đồng USD ngày càng mạnh. Nhận định triển vọng thị trường 2025. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng có thể có thể định hình lại thương mại toàn cầu.

Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì “ảo tưởng” về Ukraine, Panama đáp trả...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bài đọc nhiều

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cơn sốt Baby Three, Labubu ‘đổ bộ’ đến triển lãm quốc tế đồ chơi trẻ em và quà tặng

Dù là triển lãm quốc tế để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thị trường nhưng sức hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc khiến triển lãm thành nơi 'check-in', đổ bộ của Baby Three, Labubu. Cơn sốt săn đồ chơi...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê sáng ổn định, chiều lao dốc, ngày mai là ẩn số

Sáng 23-12, giá cà phê trong nước ổn định, nhưng đến đầu giờ chiều, bắt đầu phiên giao dịch thì thị trường tiếp đà lao dốc, giảm 500 đồng/kg mỗi phiên. Nhiều doanh nghiệp cho rằng giá cà phê tăng giảm vẫn là ẩn số, khó đoán. ...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng loạt dự án điện tái tạo khắp ba miền có nguy cơ bị tính lại giá mua bán điện ưu đãi (giá FIT), hạ mức giá mua điện do hưởng giá ưu đãi không đúng đối tượng, công nhận ngày vận hành thương mại khi chưa nghiệm thu công trình. ...

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu. Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ: Thực hiện...

Tối 23-12, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 biến động bất ngờ

(NLĐO) - Ngược với đà giảm mạnh của thế giới, giá vàng nhẫn 99,99 lại tăng vào cuối ngày bằng với mức giá vàng miếng SJC. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-VNG tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM

Hai mảng sản phẩm chủ lực của VNG là nền tảng thanh toán Zalopay và AI Cloud GreenNode đã tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM 2024 (WHISE 2024) do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM tổ chức.Cụ thể, trong hai ngày 17 và 18/12, Zalopay đã giới thiệu các giải...

TP.Hồ Chí Minh sẵn sàng tiên phong cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

(ĐCSVN) - TP.Hồ Chí Minh xác định sứ mệnh, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của mình là cùng đất nước, cùng dân tộc vươn mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên mới. Đồng thời, TP.Hồ Chí Minh luôn mong muốn hợp tác với các địa phương, các lực lượng, các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện...

Hàn Quốc ‘khủng hoảng’ sinh con ít, người dân ‘chấp nhận không con cái’

Hàn Quốc đang đối mặt với tỉ lệ sinh con thấp nhất thế giới, nhưng đến 65% phụ nữ và 41% nam giới tham gia khảo sát chấp nhận cuộc sống không có con. ...

Bộ nhận diện tuyến metro TP.HCM là đồ án tốt nghiệp của sinh viên

Đã có hơn 54.000 lượt người lên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chỉ sau 6 giờ tàu này khởi chạy. Nhưng chắc cũng ít ai biết thông tin 'cha đẻ' bộ nhận diện thương hiệu chính thức của HCMC Metro. ...

Mới nhất