Trang chủNewsThời sựViệt Nam - Lào: Hợp tác triển khai 07 nhóm nhiệm vụ...

Việt Nam – Lào: Hợp tác triển khai 07 nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường


Ngày 9/10, nhân dịp tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại Thủ đô Viêng Chăn, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do đồng chí Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

z5912741926029_4f6963019463d6bd265c35a3d1a6ba60.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit cùng nhau thảo luận, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, đồng thời định hướng chương trình hợp tác trong giai đoạn tới

Tham gia đoàn công tác cùng Bộ trưởng Đỗ Đức Duy có Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; Bà Nguyễn Thị Thu Linh, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Ông Lê Văn Hữu, Phó Cục trưởng, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; Ông Vũ Thế Hưng, Thư ký Bộ trưởng cùng một số cán bộ chuyên môn.

Tham gia buổi tiếp và làm việc với đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam có Đồng chí Bounkham Vorachit, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng lãnh đạo các đơn vị chuyên môi của nước bạn Lào.

Mở ra những cơ hội hợp tác mới vì lợi ích chung của Quốc gia và Nhân dân hai nước

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bounkham Vorachit và các cán bộ, công chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào đã dành cho Đoàn công tác của Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, thắm tình đồng chí, anh em.

z5912742109021_a921d4db29b87ea4fbf94d905121f81e.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào Bounkham Vorachit tại cuộc họp

Bộ trưởng Bounkham Vorachit khẳng định Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện và mối quan hệ này là nền tảng cho sự hợp tác giữa hai Bộ.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn sự đón tiếp của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, nhân dịp này, Bộ trưởng cũng cảm ơn đồng chí Bộ trưởng Bounkham Vorachit đã quan tâm, thăm hỏi, động viên sau khi bão Yagi gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều địa phương của Việt Nam.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, khi còn là Bí thư, Chủ tịch tỉnh Yên Bái, đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng hợp tác phát triển với tỉnh Yên Bái, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước.

z5912741756584_9d40eec5330591fff00b193f261fd500.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại cuộc họp

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit vui mừng khi những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường hai nước đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào mối quan hệ đặc biệt có một không hai trên thế giới giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện thực tế của mỗi nước, hai bên còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Do đó, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit cùng nhau thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, đồng thời thảo luận các định hướng hợp tác trong giai đoạn tới, bảo đảm phù hợp với bối cảnh toàn cầu, khu vực và điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Hai Bộ trưởng thống nhất sẽ ký Bản ghi nhớ sau cuộc họp song phương giữa hai bên và kỳ vọng việc ký Bản ghi nhớ sẽ góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai Bộ. Đồng thời, mở ra những cơ hội hợp tác mới với các sáng kiến và giải pháp cụ thể về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích chung của hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Với tinh thần hợp tác và quyết tâm cao, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit tin tưởng hai bên sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.

Thống nhất 7 nhóm nội dung hợp tác

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị hai Bên điểm lại một số nội dung hợp tác nổi bật trong thời gian qua và đề xuất hai Bộ trưởng phương hướng hợp tác của từng lĩnh vực.

z5912741743960_22c3d34305856171f7ee227ce7183a09.jpg
Hai Bộ trưởng thống nhất sẽ ký Bản ghi nhớ sau cuộc họp song phương giữa hai bên và kỳ vọng việc ký Bản ghi nhớ sẽ góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai Bộ.

Về tài nguyên nước, hai Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, hai Bộ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về: quản lý tổng hợp, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học; chia sẻ số liệu vận hành các công trình khai thác sử dụng nước xuyên biên giới; phòng, chống và khắc phục thiên tai do nước gây ra, nhằm góp phần bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước trên các lưu vực sông xuyên biên giới.

Về hợp tác Ủy ban sông Mê Công, hai Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Lào đã phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên khác của Ủy hội sông Mê Công quốc tế thực hiện các nhiệm vụ về tham vấn, triển khai các cam kết, phối hợp theo dõi tác động thực tế của các dự án thủy điện cũng như thảo luận tại các diễn đàn của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, và các cơ chế hợp tác Mê Công liên quan khác.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá cao sự hợp tác tích cực của phía Lào trong quá trình tham vấn, thực hiện các kết luận tham vấn, chia sẻ thông tin, vận hành các công trình thủy điện trên dòng nhánh sông Mê Công.

Đây là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm và hợp tác của Lào vì sự phát triển bền vững của lưu vực. Do đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn các bạn Lào tiếp tục hợp tác tích cực với Việt Nam và các quốc gia lưu vực về lĩnh vực này, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên nước, đặc biệt trong các tình huống thời tiết cực đoan và thiên tai khẩn cấp.

Bộ trưởng Bounkham Vorachit cho biết sẽ quan tâm và chỉ đạo Ủy ban sông Mê Công Lào phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, tiếp tục củng cố đoàn kết và phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các hoạt động chung của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác liên quan.

z5912741743712_fa7d4a2c81a52f9202a8abf97b122b4d.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit hy vọng bản ký kết sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới với các sáng kiến và giải pháp cụ thể về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích chung của hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Về môi trường và đa dạng sinh học, trong thời gian tới, hai Bộ nghiên cứu các cơ chế hợp tác phù hợp với hai Bên nhằm thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực môi trường một cách thực chất và có hiệu quả hơn nữa. Phía Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thể chế về quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa…

Đối với lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam và Lào là hai quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học phong phú. Hai Bộ trưởng đề xuất hai Bên tiếp tục hợp tác, tăng cường năng lực, xây dựng thể chế chính sách; hợp tác bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước lưu vực sông Mê Công. Tăng cường hợp tác trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với các khu bảo tồn thiên nhiên tiếp giáp với đường biên giới hai nước, đặc biệt là bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, loài di cư. Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị phía Lào ủng hộ đề cử công nhận 3 khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam (Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai; Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) là Vườn di sản ASEAN (AHP), dự kiến trình Nhóm công tác quốc gia về Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học ASEAN vào đầu năm 2025.

z5912741732822_68f80f67c1753b7c5de5844de6916963.jpg
Toàn cảnh buổi Ký kết

Về biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Bộ trưởng Bounkham Vorachit đề nghị cần tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Bộ, tiếp tục trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế, khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới phát thải ròng bằng “0”.

Về khí tượng thủy văn, hai Bộ trưởng sẽ chỉ đạo cơ quan Khí tượng Thủy văn hai nước triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ, tập trung trao đổi, chia sẻ dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn bề mặt, về radar thời tiết, dữ liệu định vị sét và dữ liệu trạm quan trắc bề mặt, nhằm hỗ trợ công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai cấp quốc gia và cấp tỉnh; chia sẻ thông tin dự báo thời tiết nguy hiểm, cảnh báo thiên tai trước, trong quá trình thiên tai xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản…

Về quản lý đất đai, hai bên bước đầu trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong xây dựng chính sách từ năm 2019 trong quá trình tham vấn dự thảo sửa đổi Luật Đất đai của Quốc hội Lào.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thông tin tới cuộc họp, Luật Đất đai năm 2024 của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua vào tháng 01/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, với nhiều chính sách mới, mang tính đột phá để giải phóng nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, sẵn sàng chia sẻ với các đồng nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào kinh nghiệm xây dựng Luật Đất đai nói chung và các vấn đề quan tâm.

Bộ trưởng Bounkham Vorachit mong muốn phía Việt Nam cử các đoàn chuyên gia của Bộ sang làm việc với các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào nhằm thảo luận kế hoạch chi tiết hơn cũng như trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai giữa hai nước.

Về công tác đào tạo, hiện nay Việt Nam có ba đơn vị đào tạo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và thời gian qua, đã đào tạo được 02 lưu học sinh Lào theo diện học bổng Hiệp định giữa hai nước.

Hai Bộ trưởng đề nghị cùng phối hợp xây dựng đề xuất các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn và cùng làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào thông qua Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ hai nước.

z5912558166077_f08ce6dcd35ee52ef2520eb328b18b7f.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao quà lưu niệm tới Bộ trưởng Bounkham Vorachit

Kết thúc cuộc họp, hai Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên môn của hai Bộ chủ động làm việc để tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác đã có; đồng thời, nghiên cứu, thống nhất đề xuất các hoạt động hai Bên quan tâm trong giai đoạn tới nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ hai nước cũng như thực hiện hiệu quả Thỏa thuận chiến lược hợp tác giữa hai Chính phủ trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng Bounkham Vorachit đánh giá cao các kết quả đạt được của Cuộc họp này, qua đó tạo cơ sở để các đơn vị của hai Bộ triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới một cách thực chất và hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế, khu vực, điều kiện cụ thể và ưu tiên của hai nước về phát triển bền vững.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tin tưởng rằng, với tinh thần hợp tác và quyết tâm cao, hai bên sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai nước Việt Nam – Lào. Cuộc họp hôm nay không chỉ là dịp để hai bên cùng trao đổi, học hỏi mà còn là cơ hội để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/viet-nam-lao-hop-tac-trien-khai-07-nhom-nhiem-vu-trong-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-381392.html

Cùng chủ đề

Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

Cùng tham dự buổi tiếp đón có Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Nguyễn Ngọc Việt; Trưởng các Ban của HĐND TP; đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ. Thay mặt HĐND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Nhân đại tỉnh Phúc Kiến và gửi tới đồng chí Trưởng đoàn cùng các thành viên đoàn công tác những lời chúc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác chặt chẽ để góp phần vào sự phát triển bền vững của các quốc gia có lưu vực sông Mê Công

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Ban thư ký phối hợp với các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác với 2 nước thượng lưu là Trung Quốc và Myanmar để bảo đảm sự quản lý tổng hợp trên...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật trên và...

Chính phủ đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt khi trình sửa 4 luật

Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các...

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô:Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận...

Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam – Lào

Cụ thể, đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực: Kết nối mềm (xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của 3 nước và mỗi nước); kết...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Đồng bào DTTS phấn khởi trước ngày hội lớn

Ông A Thái (dân tộc Rơ Măm) – Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự Đại hội, tôi rất phấn khởi đại diện cho các dân tộc rất ít người. Tôi kỳ vọng Đại hội sẽ đề ra những mục tiêu cụ thể để tiếp tục đầu tư, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó...

Giải thưởng VinFuture: chung tầm nhìn với Nobel

(Dân trí) - Việc hai chủ nhân Giải thưởng VinFuture được nhận giải Nobel Hóa học 2024 một lần nữa cho thấy tầm nhìn tiên phong của Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng. Điều này có ý nghĩa trong việc nhận diện và vinh danh các phát minh có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân loại. Giải Nobel Hóa học 2024 với công trình sử dụng trí tuệ...

Đánh giá kỹ tác động điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất Trình bày Tờ trình của Chính phủ về quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới

Nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Vnews

Mới nhất

Top 3 con giáp nữ giỏi nhẫn nhịn

Tuổi HợiNhững người phụ nữ tuổi Tý là điển hình của kiểu người không muốn sự việc trở...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các...

Hà Nội là “Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024

Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Nguyễn Ánh Tuyết cũng từng nhận định rằng, các món Hà Nội đặc trưng của một xứ sở nhiệt đới với nông, lâm sản trù phú. Món ăn Hà Nội có vị thanh, nhẹ nhưng luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.Trước đó, Hà Nội cũng góp...

5 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn cấp cứu, nghi ngộ độc thực phẩm

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 10-10, bác sĩ Vũ Đức Nhân - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.HCM) - cho biết khoảng 15h cùng ngày, bệnh viện nhận thông tin từ Trung...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không...

Mới nhất