Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngViệt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN

Việt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN


Đó là nhận định của ông Heng Koon How, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore.

Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2024

Theo ông Heng Koon How, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua và tăng gấp đôi từ dưới 6% vào năm 2000 lên khoảng 12% hiện nay.

Ông Heng Koon How đánh giá, trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với tăng trưởng GDP trong quý 2 năm 2024 tăng lên mức 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 5,8% trong quý I/2024. Tăng trưởng kinh tế nói chung được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất mạnh mẽ cũng như sự phục hồi của lĩnh vực thương mại.

Cả khu vực sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng mạnh trong hai quý vừa qua. Lĩnh vực sản xuất tăng trưởng 10,0% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2024 so với mức 7,2% trong quý I/2024. Ngành dịch vụ tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2024 từ mức 6,2% trong quý I/2024. 

Sự phục hồi ở cả hai khu vực này đều quan trọng vì tổng thể chúng chiếm ba phần tư GDP của Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024 và đà tăng trong doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 có khả năng sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm 2024. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 14,0% và 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

“Mặc dù các rủi ro ngược vẫn còn hiện hữu, bao gồm rủi ro địa chính trị bên ngoài, sự biến động trong chu kỳ bán dẫn và sự không chắc chắn trong quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc, chúng tôi dự báo mức tăng trưởng tích cực đối với Việt Nam ở mức 6,0% cho năm tài chính 2024, phục hồi từ mức 5,0% trong năm 2023. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại ASEAN”, ông Heng Koon How nói. 

Triển vọng dài hạn của Việt Nam được hỗ trợ bởi lợi thế về nhân khẩu học và những xu hướng kinh tế vĩ mô tích cực. Theo nhận định của ông Heng Koon How, về lâu dài, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam được hỗ trợ bởi các xu hướng nhân khẩu học và kinh tế vĩ mô tích cực trong dài hạn. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành ngôi sao kinh tế đang lên của ASEAN.

Cụ thể, về nhân khẩu học, Việt Nam có tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh mẽ và có dân số lớn thứ ba trong ASEAN với khoảng 100 triệu người. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong những năm tới để khuyến khích chi tiêu tiêu dùng nhiều hơn khi dân số tiếp tục tăng và trở nên giàu có hơn.

Về xu hướng kinh tế vĩ mô, Việt Nam đang dần chuyển đổi thành công từ nền kinh tế sản xuất chi phí thấp sang nền kinh tế theo hướng công nghệ có giá trị gia tăng cao hơn cũng như tập trung mạnh vào ngành dịch vụ, bán lẻ và du lịch. Dựa vào những yếu tố nền tảng mạnh mẽ dài hạn này, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN đã tăng mạnh và tăng gần gấp đôi từ dưới 6% vào năm 2000 lên khoảng 12% hiện nay.

Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại và FDI trên khắp ASEAN

Việt Nam là thành viên chủ chốt của ASEAN và đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả thương mại và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên khắp khu vực. Trong bối cảnh xung đột thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng và thuế quan tăng cao, ASEAN trở nên khác biệt nhờ vào các cơ hội thương mại mạnh mẽ và đang gia tăng trong khu vực.

Cụ thể, lợi thế thương mại to lớn của ASEAN được hỗ trợ bởi 6 FTA lâu đời giữa ASEAN và Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia/New Zealand. Quan trọng hơn, 10 quốc gia ASEAN đóng vai trò nòng cốt trong khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm 15 nước.

“Có thể coi ASEAN là “trái tim đang đập” của RCEP, hỗ trợ thương mại ở Bắc Á từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với thương mại từ Úc và New Zealand. Cùng nhau, 15 quốc gia RCEP này thúc đẩy đáng kể phạm vi kinh tế và thương mại của ASEAN. Tổng cộng, các quốc gia RCEP chiếm gần 30% GDP, dân số và thương mại toàn cầu. Các quốc gia ASEAN có thể tăng cường hơn nữa năng lực thương mại mạnh mẽ của mình bằng cách hợp tác để thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI vào khu vực và hợp tác để phát triển các ngành công nghiệp mới của tương lai trong lĩnh vực bền vững và kỹ thuật số, tăng cường phối hợp về chính sách xuyên biên giới và hội nhập giữa các ngành công nghiệp chính trên khắp khu vực”, ông Heng Koon How nói thêm.

Cụ thể, ASEAN đang chuẩn bị ghi nhận thêm một năm nữa về dòng vốn FDI kỷ lục, với mức 226 tỷ USD đạt được vào năm 2023, phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp 120 tỷ USD trong năm Covid-19. Nhìn chung, ASEAN là điểm đến FDI lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ (ở mức 311 tỷ USD) và đứng trước Trung Quốc (ở mức 163 tỷ USD). Về lâu dài, dòng vốn FDI của ASEAN dự kiến sẽ tăng mạnh lên khoảng 370 tỷ USD vào năm 2030.

Ba thách thức chính đối với nền kinh tế Việt Nam và ASEAN

Nhìn về nửa cuối năm 2024 và năm 2025, ASEAN sẽ phải đối mặt với ba thách thức chính. Đầu tiên là sự phục hồi kinh tế không đồng đều và chậm chạp của Trung Quốc. Dữ liệu mới nhất tiếp tục chỉ ra doanh số bán lẻ và chi tiêu kém trong bối cảnh sản xuất chậm lại. Việc tái cấu trúc nợ trong lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục mất thời gian để giải quyết.

Do đó, có thể thấy tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chậm lại từ 5,0% trong nửa đầu năm 2024 xuống còn khoảng 4,8% dự báo trong nửa cuối năm 2024.Sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc này là con dao hai lưỡi đối với ASEAN. Mặc dù có những rủi ro từ nhu cầu chậm lại từ Trung Quốc, ASEAN cũng được hưởng lợi lớn từ xu hướng đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn Trung Quốc vào ASEAN khi họ tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới bên ngoài Trung Quốc.

Thách thức thứ hai là rủi ro chính sách tiềm ẩn trong bối cảnh thay đổi lãnh đạo ở các quốc gia ASEAN quan trọng, bao gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Những thay đổi này có thể gây ra những thay đổi trong nhiều chính sách tài khóa và kinh tế mà các tập đoàn và nhà đầu tư cần phải điều hướng. 

Thách thức thứ ba là cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sắp tới.

Tùy thuộc vào kết quả, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể gia tăng, có khả năng dẫn đến mức thuế quan thương mại cao hơn không chỉ đối với Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới và bao gồm cả ASEAN. Nhìn chung, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng chính sách tiền tệ ổn định từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh VND đang dần phục hồi.

Để hỗ trợ cho sự phục hồi tăng trưởng của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến hành động thận trọng và duy trì lãi suất tái cấp vốn không đổi ở mức 4,50% trong tương lai gần và thay vào đó tập trung vào các biện pháp khuyến khích tăng trưởng cho vay nhiều hơn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với đồng VND, được hỗ trợ từ sự phục hồi kinh tế trong suốt năm 2024 và dự báo về sự suy yếu của USD trên toàn cầu, VND đã bắt đầu tăng giá trở lại mức mạnh hơn 25.000 VND so với USD. Trong tương lai, VND dự kiến tăng dần lên mức 24.100 VND so với USD vào quý II/2025.

Tóm lại, sự phục hồi tăng trưởng trong nửa đầu năm 2024 đối với Việt Nam có thể được kỳ vọng sẽ kéo dài sang nửa cuối năm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ từ dự báo tăng trưởng thương mại và sự gia tăng dòng vốn FDI của ASEAN. Về lâu dài, lợi thế nhân khẩu học cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ giúp Việt Nam duy trì sức mạnh là ngôi sao kinh tế sáng lạn của ASEAN.





Nguồn: https://baodautu.vn/chuyen-gia-uob-viet-nam-la-ngoi-sao-sang-trong-nen-kinh-te-asean-d224175.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Thay đổi để bứt phá

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố trong tháng 10, đã chỉ ra cơ hội mới cho Việt Nam trong kết nối thương mại toàn cầu, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế tạo động lực thúc đẩy vị thế của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam cũng đưa ra nhiều nhận định tích cực,...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Cách tiếp cận mới để thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam.

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào quy hoạch cảng biển quốc gia

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Định cho biết, Khu bến Phù Mỹ có diện tích 1.442,7 ha, đến năm 2030 có 2 cầu cảng chuyên dùng sản phẩm hydrogen xanh, amoniac xanh, tiếp nhận tàu trọng tải 150.000 tấn. Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc giaTrong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Định cho biết, Khu bến Phù Mỹ...

TP.HCM khát căn hộ dưới 2 tỷ đồng

TP.HCM ghi nhận mức giá căn hộ trung bình dao động từ 40-60 triệu đồng/m2 tại các quận ven đô và lên đến 100 triệu đồng/m2 ở các khu vực trung tâm, vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình có thu nhập trung bình. TP.HCM ghi nhận mức giá căn hộ trung bình dao động từ 40-60 triệu đồng/m2 tại các quận ven đô và lên đến 100 triệu đồng/m2 ở các khu vực trung tâm, vượt...

Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công

HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua các nghị quyết quan trọng như chuyển mục đích sử dụng đất lúa quy mô dưới 500 ha để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Diên Thọ (huyện Diên Khánh); Đề án thành lập quỹ phát triển đất tỉnh Khánh Hòa... Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư côngHĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua các nghị quyết quan trọng như chuyển mục đích sử dụng...

Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài

Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. ...

Cúm mùa và biến chứng viêm phổi

Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Phòng biến chứng viêm phổi do cúm...

Bài đọc nhiều

Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera

Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu...

Đồng Nai nhận diện cơ hội và thách thức khi Sân bay Long Thành hoạt động

Đồng Nai nhận diện cơ hội và thách thức khi Sân bay Long Thành hoạt độngKhi sân bay Long Thành đi vào hoạt động năm 2026, sẽ là cơ hội rất lớn cho Đồng Nai “cất cánh”, song địa phương này sẽ gặp nhiều thách thức không nhỏ về đầu tư, quy hoạch, xây dựng. Vấn đề này được các chuyên gia đề cập tại...

Giám sát chặt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tại huyện Phúc Thọ

Tuân thủ đúng quy hoạch Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phúc Thọ đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt thành lập 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 94,86ha và tổng mức đầu tư 1.995 tỷ đồng. Cụ thể gồm các cụm công nghiệp: Liên Hiệp giai đoạn 2 (12ha), Tam Hiệp (20,9ha), Long Xuyên (5,96 ha), Võng Xuyên (5,91ha), Thanh Đa (8,3ha), Nam Phúc Thọ giai đoạn 1 (41,7ha). Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ...

Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT

Xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và mức đầu tư tối thiểu, nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn 50%, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT… những quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án PPP, khơi thông nguồn lực. Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BTXóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Cùng chuyên mục

Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào quy hoạch cảng biển quốc gia

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Định cho biết, Khu bến Phù Mỹ có diện tích 1.442,7 ha, đến năm 2030 có 2 cầu cảng chuyên dùng sản phẩm hydrogen xanh, amoniac xanh, tiếp nhận tàu trọng tải 150.000 tấn. Bình Định đề nghị bổ sung Khu bến Cảng Phù Mỹ vào Quy hoạch cảng biển quốc giaTrong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Định cho biết, Khu bến Phù Mỹ...

Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh. Làm chủ công nghệ, thay thế nhà thầu lớn ở nước ngoài Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, thời gian qua, NARIME luôn gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa...

Giá rao bán đất nền phân lô ven Hà Nội tăng vọt, chuyên gia cảnh báo

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá đất nền ven Hà Nội đã ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư nên chọn những khu vực có hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển tốt nhưng giá đất chưa tăng quá nhiều. Giá rao bán đất nền phân lô ven Hà Nội tăngTheo khảo sát của phóng viên Dân trí, giá rao bán đất nền phân lô tại các huyện vùng ven Hà...

Phải chăng đã chạm ‘đỉnh’

(CLO) Nếu như trong giai đoạn 2019 - 2021, bất động sản tại TP HCM, bao gồm cả phân khúc căn hộ, biệt thự, nhà liền kề,... tăng giá có phần vượt trội hơn so với thị trường Hà Nội thì hiện tại, tốc độ tăng giá nhà ở khu vực...

Nam Long ký kết hợp tác cùng đại lý chiến lược phân phối dự án Waterpoint

(Dân trí) - Tại khu đô thị tích hợp Waterpoint, Nam Long vừa ký kết hợp tác cùng 7 đại lý phân phối chiến lược, sẵn sàng cho kế hoạch ra mắt các phân khu mới thuộc khu đô thị Waterpoint trong thời gian tới. Sự hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả với hệ thống các sàn giao dịch đánh dấu cột mốc mới trong chiến lược phân phối dự án Waterpoint, nhằm mang đến những giá trị và lợi...

Mới nhất

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc...

Hình ảnh xuống cấp của 2 chợ hải sản nổi tiếng ở Đà Nẵng

Được xây dựng cách đây hàng chục năm, là hai chợ hải sản nổi tiếng ở Đà Nẵng thu hút nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, chợ Mai - chợ Chiều (đều nằm tại quận Sơn Trà,...

PC Lào Cai tiếp tục khắc phục hệ thống lưới điện sau bão số 3

Khi cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, ngành điện lực tỉnh vẫn đang chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả và khôi phục nguồn điện. Đằng sau những nỗ lực này là câu chuyện về công tác phục hồi, những thách thức khó lường và tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của...

Viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm Sibutramine

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan...

Uống nước đậu bắp với gừng có tác dụng gì?

Tác dụng của gừng Theo trang EDH, gừng nhiều lợi ích khác nhau đối với cơ thể. Nó có thể thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tình trạng tay chân lạnh, diệt khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch, xua tan cảm lạnh và cũng có thể giúp cải thiện cơn đau bụng kinh. Gingerol là hợp chất...

Mới nhất