Trang chủNewsKinh tếViệt Nam là điểm đến được lựa chọn

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn


Khát vọng góp sức cho quê hương

Hôm qua 30.8, khi đang ở sân bay Đà Nẵng chuẩn bị bay đi Phú Quốc, bà Cecile Le Pham (quốc tịch Pháp) – Tổng giám đốc Tập đoàn Dacotex – khoe vừa nhận được bằng khen của Bộ Ngoại giao vì những hoạt động xã hội, kết nối thiết thực của mình. Bà cho hay mình càng vui hơn khi visa dành cho người nước ngoài lưu trú tại VN được kéo dài 45 ngày. Trước đó, vào cuối tháng 4, bảo tàng tư nhân thứ 5 tại Huế mang tên Bảo tàng mỹ thuật Cecile Le Pham cũng chính thức được khai trương. Bà Cecile Le Pham chia sẻ năm 1992, sau gần 20 năm xa quê hương, trong vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo trợ trẻ em VN tại Pháp (ACSOC), bà đưa đoàn thiện nguyện gồm y bác sĩ người Pháp và người Pháp gốc Việt về VN khám chữa bệnh cho trẻ em nghèo ở các vùng sâu, vùng xa. Từ đó, bà bén duyên tại quê mẹ. Hơn 30 năm qua, bà lập ACSOC tại VN, bảo trợ tài chính xây dựng nhiều mái ấm cưu mang trẻ em mồ côi ở miền Trung và miền Nam; đồng sáng lập và đầu tư thành lập Tập đoàn Dacotex tại Đà Nẵng chuyên làm hàng may mặc xuất khẩu sang Pháp, Brazil, Mexico. Rồi bà mở rộng đầu tư ra Huế, vào Quy Nhơn… với 4 nhà máy, tạo hơn 3.000 công ăn việc làm cho thanh niên tại 3 địa phương này. Bà nói giản dị: “Giới trẻ ở các vùng quê miền Trung lớn lên là nam tiến lập nghiệp, lao động phổ thông, có tay nghề đều xa xứ làm ăn vì ở quê nhà không có gì để làm. Khi các nhà đầu tư đổ về những vùng đất tiềm năng để mở nhà máy, tôi lặng lẽ về Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, Quy Nhơn… để xây dựng nhà máy. Tôi khát khao, mong muốn tạo nhiều công ăn việc làm hơn, để các bạn trẻ có thể lập nghiệp ngay tại quê nhà, chiều về nhà cùng ăn bữa cơm với ba mẹ…”.

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn - Ảnh 1.

Ngày càng có nhiều người nước ngoài và kiều bào chọn VN là điểm đến lâu dài

Về VN sớm hơn và đang là chuyên gia tư vấn cao cấp cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) tại châu Á – Thái Bình Dương, GS Hà Tôn Vinh, Việt kiều Mỹ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổ hợp giáo dục đào tạo Stellar Management, từng có công ty kinh doanh tại Mỹ và Tây Phi nhưng chỉ sau vài năm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với VN, ông bỏ hết để về nước với giải thích ngắn gọn: “Về nước, trước hết là vì cá nhân mình, tôi được làm những điều mình thích, được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình trong thời điểm đất nước cần, nền kinh tế hội nhập và mở cửa”. Sau thời gian đầu hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp, ông được ví là nhà truyền lửa đam mê và khát vọng thành công cho thế hệ CEO đầu tiên của VN. “Đi đâu tôi cũng gặp người Việt sống ở các nước, họ nói rằng họ mong được về thăm quê hương, định cư tại quê nhà, hoặc đầu tư vào làng quê hay thành phố nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, họ lo không biết bắt đầu thế nào. Thời gian về có hạn, khoảng cách xa xôi và vì kinh nghiệm ít ỏi, nên họ cần một cầu nối, một tổ chức tư vấn hỗ trợ cho các nhu cầu nói trên của họ. Theo tôi, cần có tổ chức hỗ trợ thiết thực hơn nữa”, GS Vinh nói.

Trong thực tế, rất nhiều doanh nhân, trí thức Việt kiều đã về nước và thành công tại quê nhà. Trong đó, phải kể đến TS Nguyễn Thành Mỹ, Việt kiều Mỹ đã thành lập 8 công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có đến 6 doanh nghiệp hoạt động thành công tại Trà Vinh; doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ – Việt kiều Úc – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vabis và hơn 15 công ty có trụ sở tại VN, Lào và Úc…

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn - Ảnh 2.

VN được nhiều người nước ngoài, kiều bào lựa chọn định cư

Không chỉ kiều bào muốn quay về quê hương sinh sống và làm việc, nhiều người nước ngoài cũng đánh giá cao đất nước và con người VN. Cụ thể, theo bảng xếp hạng 53 quốc gia/vùng lãnh thổ mà người nước ngoài muốn định cư nhất vừa được tổ chức InterNations – Mạng lưới người nước ngoài toàn cầu – công bố, VN xếp hạng 14 trong danh sách những quốc gia người nước ngoài muốn định cư nhất với nhiều hạng mục được chấm điểm cao như công việc và giải trí xếp hạng 6; tìm kiếm bạn bè xếp hạng 11; thân thiện cũng được xếp hạng 11; dễ dàng định cư hạng 14; mức lương đứng hạng 18…

Trong đó, VN được nhận định là nơi đáng sống với giá cả phải chăng. Ở chỉ số “tài chính cá nhân”, VN là quốc gia dẫn đầu danh sách. Chỉ số này dựa trên 3 yếu tố, bao gồm: sự hài lòng với tình hình tài chính, chi phí sinh hoạt chung, thu nhập của người tham gia khảo sát có đủ sinh hoạt thoải mái không. 77% người được hỏi đánh giá chi phí sinh hoạt ở mức thuận lợi, trong khi chỉ số trung bình toàn cầu là 44%. Bên cạnh đó, VN thuộc nhóm các quốc gia châu Á được người nước ngoài đánh giá cao nhất về chỉ số “an ninh”. Dù vậy, vẫn còn một số hạng mục VN bị xếp hạng thấp hơn như môi trường kém ở hạng 50 (tình hình chung của các nước Đông Nam Á), chăm sóc sức khỏe xếp hạng 40 hay giao thông đứng hạng 44… Đây là năm thứ 10 liên tiếp InterNations tổ chức thăm dò để cho ra đời danh sách này. Có gần 12.000 người thuộc 177 quốc tịch và sống ở 181 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia khảo sát. Báo cáo xếp hạng là kết quả của quá trình phân tích dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của một người tại nước ngoài như chi phí sinh hoạt, chất lượng môi trường sống, cơ hội công việc, mức độ dễ dàng định cư, tài chính cá nhân…

71% người VN ở nước ngoài xem xét khả năng quay về quê

Khảo sát mới của Tập đoàn Tư vấn tuyển dụng Robert Walters cho thấy 71% người VN ở nước ngoài đang tích cực xem xét khả năng quay lại quê hương sinh sống và làm việc trong vòng 5 năm tới. Tỷ lệ này cao hơn so với 3 quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cùng được thực hiện khảo sát, bao gồm Indonesia (60%), Philippines (62%) và Singapore (58%). Có đến 66% người tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế VN. Ngoài ra, tỷ lệ giữa mức lương cao và chi phí sinh hoạt thấp cũng là yếu tố hấp dẫn đối với 44% người khảo sát. Theo đó, việc trở về quê hương sẽ giúp họ có được một cuộc sống thoải mái và chất lượng hơn. Ngoài những lý do kinh tế, khảo sát cũng cho thấy có nhiều yếu tố then chốt khác làm tăng mong muốn quay về quê hương của kiều bào. Cụ thể, 62% người được khảo sát cho rằng sự gắn kết về mặt cảm xúc, xã hội và văn hóa với VN thôi thúc họ trở về quê nhà, tăng 13% so với khảo sát năm 2021. Ngoài ra, 40% cũng cho biết họ muốn về nước để thuận tiện chăm sóc và gần gũi hơn với gia đình, người thân ở VN…

Riêng đối với du khách nước ngoài, VN cũng luôn được lựa chọn là điểm đến yêu thích. Theo bảng xếp hạng những quốc gia thân thiện nhất thế giới 2021 trên trang World Population Review, VN đứng thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới. Với sự mến khách, hòa đồng, người nước ngoài sẽ dễ dàng kết bạn với người dân bản địa và sinh sống ở VN lâu dài. Tình hình chính trị ở VN cũng ổn định, không có khủng bố, an ninh tương đối đảm bảo, du khách có thể yên tâm khi đến tham quan, du lịch và sinh sống mà không cần lo ngại nhiều…

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng là một trong số những người Việt ở nước ngoài quay về VN làm việc 13 năm qua. Theo ông, những xếp hạng của người nước ngoài đối với VN nói trên là khá cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, an toàn an ninh là điều từ trước đến nay VN luôn được đánh giá cao trong mắt người nước ngoài hay kiều bào về nước. Trong suốt thời gian ở VN, bản thân ông cũng chứng kiến rất nhiều thứ thay đổi mạnh. Đó là cơ sở hạ tầng mở rộng, cao ốc nhiều hơn đã khiến cho nhiều thành phố trở nên hiện đại; chất lượng cuộc sống người dân gia tăng khi số người nghèo, ăn xin giảm mạnh. Bên cạnh đó, thực phẩm, thức ăn phong phú và dịch vụ cũng tốt hơn nhiều so với thời gian đầu khi ông mới quay về VN.

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn - Ảnh 4.

Đẩy mạnh thu hút nguồn lực kiều bào

Từ năm 1980, VN đã tiếp nhận một lượng lớn ngoại tệ từ kiều bào ở nước ngoài. Lượng kiều hối gửi về VN đã tăng từ 35 triệu USD (năm 1991) lên 1,75 tỉ USD (năm 2000) và đến năm 2022, theo báo cáo của WB và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về người di cư (KNOMAD), tổng mức kiều hối được chuyển về VN đạt gần 19 tỉ USD. VN là một trong số 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới. Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các chuyên gia đều cho rằng kiều hối là “nguồn lực vàng” để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nếu so với các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối vào VN luôn có giá trị lớn và có tính ổn định cao hơn.

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội), trong khoảng hơn 10 năm qua, kinh tế VN luôn duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Rất nhiều người nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia đã vào VN đầu tư và đạt nhiều thành công. Từ đó, có một tỷ lệ khá lớn người nước ngoài lựa chọn VN làm nơi thường trú dài hạn. Đồng thời, giá cả chi phí sinh hoạt tại VN cũng khá ổn định. Chưa kể phong cảnh VN có nhiều đồi núi, bãi biển đẹp, lôi cuốn cả kiều bào lẫn người nước ngoài. Đặc biệt, văn hóa, con người luôn thân thiện với người nước ngoài, với kiều bào cũng là nét hấp dẫn của VN. Những điều kiện này sẽ giúp thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI đang có dấu hiệu tăng trở lại. “Nhiều tập đoàn lớn ở VN đã phát triển mạnh cũng xuất phát từ nguồn gốc kiều bào quay về đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, với lực lượng người VN ở nước ngoài thì không chỉ gia tăng chính sách khuyến khích, thu hút kiều hối mà còn cần tập trung thu hút về nhân lực để góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển khoa học công nghệ. Đây sẽ là nguồn lực lớn góp phần thúc đẩy kinh tế VN phát triển hơn”, TS Nguyễn Quốc Việt nói.

Cần chính sách linh hoạt hơn

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn - Ảnh 6.

Thế giới sau đại dịch biến chuyển rất lớn, chúng ta nỗ lực nhiều để có chính sách thay đổi giúp nhanh chóng phục hồi. Thế nhưng, qua quan sát và thực tế cho thấy, các thay đổi vẫn chậm một bước so với nhu cầu. Đâu đó đã hình thành nên một số giấy phép con, quy định khắt khe từ những ngày chống dịch, nay vẫn được duy trì, áp dụng, đẩy doanh nghiệp, tổ chức xã hội khó khăn hơn. Ví dụ gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức thiện nguyện đã hoạt động 30 năm, nay khó hơn, nhiêu khê hơn, dù các tài trợ về thuốc men, trang thiết bị y tế cho vùng sâu, xa… vẫn như trước. Thứ 2, lãi suất ngân hàng là câu chuyện dài. Trong khó khăn nhất, tôi mong muốn được vay lãi suất tốt để trả lương cho công nhân dù không có việc làm, mong muốn giữ chân người lao động, để khi có đơn hàng, họ vẫn gắn bó với mình. Thế nhưng, lãi cho vay cao đã đành, việc tiếp cận được nguồn vay vô cùng khó khăn. Chính sách về tài chính cần được cởi mở hơn, Việt kiều đưa ngoại tệ về xây dựng nhà máy, nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất, nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp không ít khó khăn. Trong quá trình hoạt động, khi hết tiền mặt để phục vụ các chi phí hằng tháng, nên chăng ngân hàng cho vay trong những trường hợp này. Nói chung chính sách cần được linh hoạt hơn và bớt các thủ tục cứng nhắc hơn.

Bà Cecile Le Pham – Tổng giám đốc Tập đoàn Dacotex

Đồng tình, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng dù đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn một số yếu tố có thể khiến kiều bào hay người nước ngoài nản lòng khi lần đầu đến VN. Chẳng hạn, thái độ của một số cán bộ, nhân viên ở các cơ quan mà kiều bào phải tiếp xúc lần đầu thiếu nhiệt tình, thiếu thân thiện. Các loại giấy tờ, thủ tục hành chính còn khó khăn, phức tạp, thời gian giải quyết hồ sơ cũng còn lâu… Chính vì vậy, nhiều kiều bào muốn quay về nước để đầu tư, sinh sống thì ngay chuyến đi đầu tiên đã nhụt chí. Ông Hiếu nhấn mạnh: kiều bào không mong chờ được ưu đãi hơn doanh nghiệp trong nước mà họ mong được đối xử công bằng, minh bạch khi sinh sống và làm việc tại VN. Riêng đối với việc thu hút dòng vốn FDI nói chung, ông đề nghị nên xem xét rút ngắn quy trình cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian xử lý so với hiện nay. Từ đó, cộng với những mặt tích cực của VN đã được người nước ngoài công nhận thì thật sự mới tạo nên điểm thu hút hấp dẫn hơn nữa. 



Source link

Cùng chủ đề

APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 15/11 theo giờ địa phương, bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó thủ...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái...

Chứng khoán lại ‘tụt huyết áp’, hơn 500 cổ phiếu giảm giá

Với gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá. Mở cửa giao dịch ngày 15-11, thị trường chứng khoán tiếp tục có diễn biến...

Chứng khoán lại gặp khó

Lãnh đạo một số công ty chứng khoán cũng bày tỏ sự khó hiểu đối với diễn biến của thị trường chứng khoán. ...

Một doanh nghiệp 60.000 nhân viên hé lộ thưởng Tết năm nay, mức chi cả nghìn tỉ

Thế Giới Di Động - doanh nghiệp bán lẻ có hơn 60.000 nhân viên quyết định chi thưởng Tết gấp vài lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý 3-2024 vừa được Công ty cổ phần đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng. Hôm qua (giờ VN), Tổng thống đắc cử Trump thông báo chọn ông Chris Wright, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty dầu khí Liberty Energy ở TP.Denver (bang Colorado, Mỹ), cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng, Reuters đưa tin. Gây tranh...

Việt Nam đóng góp tích cực vì một APEC cởi mở và bền vững

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn hợp tác APEC. Sáng 16.11, theo giờ địa phương tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự hội nghị có các nhà lãnh đạo và trưởng...

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng. ...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 16/11/2024, ghi nhận cả nước có giá dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg, trong đó khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực,...

Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & Resort

Do “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel & Resort đang chậm tiến độ. Ninh Thuận tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo cam kết. Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & ResortDo “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel...

Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá

DNVN - Ngày 15/11/2024, thị trường cà phê tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng giá, với mức tăng khoảng 700 đồng/kg. Trái lại, hồ tiêu giảm từ 500-1.000 đồng/kg, hiện dao động ở mức 137.500 - 138.500 đồng/kg. ...

Cùng chuyên mục

Bạc nối tiếp đà giảm

Giá bạc hôm nay (18/11), bạc thế giới tiếp tục mất đà do chịu áp lực lớn từ sự tăng giá của đồng USD. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.134.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.169.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện...

2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt thự; Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất 109 triệu đồng/m2; Quận Bắc Từ Liêm có thêm dự án tại khu đô thị Tây Hồ Tây; Trong gần 10 năm qua, Hà Nội không có nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách. 2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt thự; Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh Đất đấu giá Hoài Đức có giá...

Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 18/11/2024. Giá cà phê hôm nay 18/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với...

Giá xăng dầu hôm nay 18/11: Quay đầu suy giảm

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 18/11, giá dầu WTI giảm 1,68 USD, tương đương 2,45 %, xuống mức 67,02 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,52 USD, tương đương 2,09%, xuống mức 71,04 USD/thùng.Giá dầu đi xuống do chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu yếu từ Trung Quốc, đồng USD tăng giá, chỉ số kinh tế khả quan của Mỹ và những bình luận xoay quanh việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ.Theo...

Giá vàng hôm nay 18/11/2024 dự báo giảm, triển vọng ảm đạm

Giá vàng hôm nay 18/11/2024 trên thị trường thế giới dự báo giảm. Các nhà đầu tư đều lo ngại triển vọng ngắn hạn của giá vàng. Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy tâm lý bi quan của thị trường. Sean Lusk, chuyên gia tại Walsh Trading, cho biết USD và lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng, gây áp lực với giá vàng.  Nhà đầu tư bán ra lấy tiền trước cuộc bầu cử...

Mới nhất

Chống lãng phí trong quy hoạch quản lý sử dụng quỹ đất

Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, các ĐBQH đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống của đại bộ phận người dân. Nổi lên trong đó là việc quy hoạch quản lý sử dụng quỹ đất làm...

Bão số 9 hình thành, gặp không khí lạnh suy yếu trên biển Trung Trung Bộ

Bão Man-yi đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Do tương tác với không khí lạnh, bão giảm còn cấp 11-12 và tiếp tục suy yếu trên vùng biển Trung Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 4h sáng nay (18/11), vị trí tâm bão số...

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên

Tháng 11, trời trở lạnh, nhưng trong tâm hồn cô học trò nhỏ Y Luy là sự ấm áp khi mùa đông này gia đình em được sum vầy trong căn...

Đất Thanh Oai sau đấu giá được rao bán chênh cả tỷ đồng: ‘Sốt’ thực hay ảo?

Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai hôm 16/11, giá trúng cao nhất lên đến 90 triệu đồng/m2, gấp 17 lần khởi điểm và thấp nhất là hơn 45 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần.Đáng chú ý, ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nhiều lô đất đã lập tức được rao bán với...

Mới nhất