Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếViệt Nam là 1 trong 26 nước cần bổ sung vi chất...

Việt Nam là 1 trong 26 nước cần bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm


Chia sẻ tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 11/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thiếu vi chất còn được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” bởi nó diễn biến từ từ và âm thầm. Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đầy đủ vi chất cho sự phát triển con người, Luật An toàn thực phẩm đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP năm 2016. Sau 7 năm thực hiện Nghị định 09, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng còn cao. Ông Tuyên cho biết, theo đề nghị của một số doanh nghiệp, năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất vào sản phẩm, chưa bắt buộc.

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -0
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy i-ốt, kẽm, sắt, vitamin A vẫn thiếu hụt trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, vì vậy, rất cần có biện pháp can thiệp trong cộng đồng, đảm bảo người dân Việt Nam không thiếu hụt vi chất.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có thể khắc phục thiếu vi chất dinh dưỡng theo khuyến cáo của WHO, đó là tăng cường i-ốt, sắt, kẽm, vitamin A vào trong thực phẩm.

Tại Quyết định 53/2024/QĐ-CP ngày 15/1/2024, Chính phủ giao cho Bộ Y tế nghiên cứu và đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 09. Đến nay, hồ sơ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 cơ bản đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị.

“Tuy nhiên, Ban soạn thảo vẫn nhận được một số ý kiến của doanh nghiệp kiến nghị theo hướng không bắt buộc đưa chất vi chất dinh dưỡng vào dự thảo. Vì vậy, Bộ Y tế tổ chức hội thảo lần này và để lấy ý kiến của các chuyên gia trong nước và chuyên gia của các tổ chức quốc tế phân tích làm rõ để có cơ sở minh chứng khoa học báo cáo Chính phủ, khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi có đầy đủ cơ sở pháp lý”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -0
TS Loland Kupka khuyến nghị Việt Nam tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối.

TS Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết, tăng cường vi chất dinh đưỡng vào thực phẩm đang thực hiện tại 10 nước ASEAN. Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đã thể hiện cam kết tăng cường vi chất dinh dưỡng bắt buộc trên diện rộng vào thực phẩm.

“Tại Việt Nam, cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn. Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam”, TS Loland Kupka nhấn mạnh.

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -0
Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.

Cung cấp về tình hình sử dụng vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sau 7 năm thi hành Nghị định 09, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt trong cộng đồng đạt chuẩn đã giảm. Trong đó, tỷ lệ trẻ em trên cả nước sử dụng i -ốt mức nguy cơ ở cận dưới khuyến cáo của WHO, đặc biệt rất thấp ở trẻ em miền núi (không đạt theo khuyến cáo). Tỷ lệ sử dụng i-ốt không đạt so với khuyến cáo của WHO còn có trong nhóm phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt được gần một nửa) và hộ gia định chỉ đạt 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là 90%.  

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu sắt, kẽm, vitamin A huyết thanh còn xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là thiếu các vi chất này ở phụ nữ và trẻ em, đối tượng nhạy cảm và cần được bổ sung nhiều nhất.

Vì vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mạnh mẽ tình trạng thiếu i-ốt có ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, cần tiếp tục thực hiện biện pháp tăng cường i-ốt vào muối để ăn trực tiếp và trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A vào dầu ăn để đảm bảo phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Đây là biện pháp hiệu quả và bền vững.

Tại hội thảo, TS Trần Anh Dũng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho hay, một số doanh nghiệp lo ngại tác động về mặt kinh tế khi đưa vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ làm tăng giá bán, tạo sự canh tranh với những doanh nghiệp không bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Về vấn đề này, TS Dũng phân tích, qua phương pháp điều tra đánh giá tác động về mặt kinh tế, pháp luật cũng như thủ tục hành chính thì phương án bắt buộc tăng cường các vi chất vào muối và bột mì là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn phương án khuyến khích, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng một cách đáng báo động ở cấp độ cộng đồng ở nước ta. Về góc độ kinh tế, phương án này mang lại lợi ích kinh tế cao hơn (13.451 tỷ đồng) và tỷ suất lợi ích chi phí cao gần gấp đôi (85,0: 1 so với 46,3).

TS Dũng cho biết thêm, trong bối cảnh kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, giải pháp trung hạn tăng cường các vi chất dinh dưỡng thiết yếu vào muối và bột mì là sự lựa chọn tối ưu. Việc này đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vi chất, cũng như có thể kết hợp giữa công và tư, trong đó các cơ sở sản xuất thực phẩm đảm nhiệm việc sản xuất và phân phối các thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng,  người tiêu dùng tự chi trả cho các sản phẩm có lợi cho sức khỏe với chi phí thấp.

Các ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đều nêu quan điểm và đề xuất giữ nguyên Khoản 1, Điều 6, Nghị định 09 của Chính phủ về việc bổ sinh vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm. Bà Đinh Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tập hợp tất cả các ý kiến đóng góp, phân tích trên cơ sở khoa học được các chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế nêu trong hội thảo để có cơ sở minh chứng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và minh chứng để trao đổi với doanh nghiệp, đồng thời sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trình Chính phủ.



Nguồn: https://cand.com.vn/y-te/viet-nam-la-1-trong-26-nuoc-can-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-vao-thuc-pham-i746864/

Cùng chủ đề

Cảnh báo tình trạng trẻ hóa bệnh lý tuyến giáp

Cổ to bất thường, trẻ 11 tuổi đi khám phát hiện bệnh lý tuyến giáp nguy cơ chậm tăng trưởng, chậm dậy thì nếu không được điều trị kịp thời Trẻ nữ 11 tuổi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec với tình trạng vùng cổ to bất thường và được chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto giai đoạn suy giáp. Ảnh minh họa. Đây...

Tăng cường xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An và thành phố Okayama, Nhật Bản

Tiếp đoàn có Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama Matsuda Hisashi; các thành viên Hiệp hội doanh nghiệp tại thành phố Okayama cùng doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm về tuyển dụng lao động của tỉnh sang làm việc tại thành phố Okayama. Phát biểu chào mừng tại buổi chào xã giao, ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama cho biết rất vui mừng được đón tiếp đoàn công tác tỉnh Long An. Trong năm 2023,...

Vân Hugo chia sẻ về hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực

(Dân trí) - Nữ MC thừa nhận, cô từng lạc lối trong tình yêu. Cô đặt đối phương lên trên tất cả, để rồi nhận ra bản thân đã đánh mất chính mình... Mới đây, trò chuyện cùng MC Huyền Châu trong talkshow Hidden Champions - Người hùng trầm lặng, Vân Hugo đã mở lòng chia sẻ về hành trình cuộc đời mình. Đó là hành trình với những nốt thăng trầm, những bài học quý giá về tình yêu, hạnh phúc...

“Kỷ luật tích cực” để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạm dừng bếp ăn để điều tra nguyên nhân khiến 50 học sinh, sinh viên phải nhập viện

Theo kết quả điều tra sơ bộ, rạng sáng 9/10, một số học sinh, sinh viên ở ký túc xá Trường Cao đẳng Lào Cai cơ sở 1 (Phường Bắc Cường, TP Lào Cai) xuất hiện đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt, đã được các thầy cô giáo và gia đình đưa lên Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Ban đại diện cha mẹ học sinh có lạm quyền?

Đầu mỗi năm học mới, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đều có văn bản hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo đó, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT....

Dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn sau vụ sinh viên phải ăn cơm, canh thừa

Mới đây, một số tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội phản ánh với báo chí về chất lượng bữa ăn trong 2 tuần học Giáo dục Quốc phòng An ninh của trường không đảm bảo. Cụ thể, cơm thừa trong bát của từng bàn trong bữa ăn trước, được thu gom trộn đều, đổ vào khay....

Ghép tuỷ đồng loại cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Đây là hai trường hợp ghép tủy đồng loại điều trị bệnh lý Thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị thứ hai trong cả nước áp dụng kỹ thuật này. Theo Bệnh viện Trung ương Huế, đối với trường hợp bệnh...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế Thái Lan cảnh báo căn bệnh bí ẩn từ Afghanistan

Bộ Y tế Thái Lan đang tăng cường giám sát những du khách đến từ Afghanistan để ngăn ngừa khả năng lây lan của một căn bệnh truyền nhiễm mà cho đến nay vẫn còn rất ít thông tin.Động thái này được đưa ra sau khi nhà chức trách Afghanistan báo cáo có ít nhất 500 người nhiễm căn bệnh bí ẩn...

Bộ Y tế yêu cầu Lào Cai điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Ngày 10/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Cao đẳng Lào Cai (địa chỉ: đường M9, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cao, tỉnh Lào Cai), trong đó có khoảng 50 sinh viên có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn tối tại căng tin nhà trường. Trước...

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế phiên bản mới nhất được dùng làm công cụ để đánh giá năng lực và chất lượng của các phòng xét nghiệm y tế cho các khoa: Vi sinh, Sinh hóa...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng trẻ hóa bệnh lý tuyến giáp

Cổ to bất thường, trẻ 11 tuổi đi khám phát hiện bệnh lý tuyến giáp nguy cơ chậm tăng trưởng, chậm dậy thì nếu không được điều trị kịp thời Trẻ nữ 11 tuổi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec với tình trạng vùng cổ to bất thường và được chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto giai đoạn suy giáp. Ảnh minh họa. Đây...

Ca mổ đặc biệt và khoản phụ cấp 280.000 đồng

Mười ngày sau ca ghép, có đến 70% là bệnh nhân đã được cứu sống, trong khi trước đó sự sống của anh này đã tính bằng ngày bởi các phương pháp điều trị thông thường đã không thể đáp ứng.Theo ông Dương Đức Hùng - giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, những ca phẫu thuật lớn như thế này...

Nỗ lực cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì viêm phổi nặng

Người bệnh Hoàng Văn H., 30 tuổi là trụ cột chính của một gia đình thuộc diện hộ nghèo tại thôn Đồng Đi, xã Kiến Thiết, Yên Sơn, một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Tuyên Quang, vợ của anh hiện chưa có việc làm, và hai con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Cuộc sống vốn đã khó khăn của gia đình anh trở nên nghiêm trọng hơn khi cách đây hơn 2 tuần,...

Tránh ‘hệ lụy giày cao gót’

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược (TP.HCM) - cho biết bình thường bàn chân của chúng ta hoạt động như lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại.Khi đi giày cao gót, phần lớn...

Mới nhất

9 tháng, xuất khẩu cao su thu về 2,18 tỷ USD

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2024 đạt khoảng 250 nghìn tấn, trị giá 424 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và tăng 23% về trị giá so với tháng 8/2024, tăng 29,2% về lượng và tăng 68,4% về trị...

Người Việt ưu tiên tiết kiệm nhưng việc ăn uống ngoài vẫn quan trọng

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tương lai dù vẫn còn lo ngại về tài chính Tiết lộ lý do người tiêu dùng Việt ưu tiên giá trị hơn giá cả khi mua sắm Nghiên cứu mới nhất của Decision Lab cho...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV...

Đây cũng là dịp ghi nhận, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã...

Bộ Quốc phòng kiểm tra kết quả thực hiện công tác 1389 tại Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ...

(Bqp.vn) - Ngày 10/10, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện công tác 1389, xử lý vi phạm hành chính và chấp hành pháp luật,...

Mang yêu thương hồi sinh những cuộc đời

Vượt lên nỗi đau, bà Phạm Thị Mai (65 tuổi) đã chủ động liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị hiến tạng con trai bị tai nạn giao thông chết não, hồi sinh sự sống cho nhiều người đang bên bờ cửa tử. Cho đi để cứu người Những ngày giữa tháng 9.2024, khi chúng tôi tìm gặp, anh Trần...

Mới nhất