Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác...

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung và mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn, hợp pháp vì quyền và lợi ích người di cư.

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Xuân Sơn)

Từ ngày 16-18/7, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand đồng tổ chức Hội nghị Giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của Nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép và mua bán người (Nhóm làm việc) trong khuôn khổ Tiến trình Bali về chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia có liên quan.

Tham dự các sự kiện có gần 60 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên của Nhóm làm việc (Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Philippines, Australia, Indonesia, Maldives…) cùng đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM).

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho rằng, trong bối cảnh di cư diễn ra nhanh chóng, cần giải quyết hiệu quả hơn nữa các thách thức phức tạp đi cùng với quá trình di cư như vấn đề tội phạm lạm dụng công nghệ để đưa người di cư trái phép, mua bán người; lừa đảo về cơ hội việc làm ở nước ngoài; vấn đề đói nghèo, bất bình đẳng, xung đột, mất cân đối về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu…

Trong hai năm qua, tại khu vực nổi lên hoạt động tội phạm có tổ chức đưa người đến các cơ sở sòng bạc trực tuyến nhằm ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân bị mua bán. Theo đánh giá của IOM, các kênh di cư hợp pháp của người di cư từ các nước đang phát triển bị thu hẹp đáng kể.

Cho rằng không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết những thách thức đó, ông Doãn Hoàng Minh đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung và mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn, hợp pháp vì quyền và lợi ích người di cư, đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.

Cục trưởng Cục Lãnh sự đánh giá cao vai trò của New Zealand trong dẫn dắt Nhóm làm việc cũng như hỗ trợ Việt Nam trong vai trò đồng chủ trì; tin tưởng Hội nghị sẽ xác định được giai đoạn hành động chung mới, đáp ứng tốt mối quan tâm và ưu tiên từ các nước thành viên, phù hợp với Chiến lược Adelaide 2023 Tiến trình Bali.

Ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Xuân Sơn)
Ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford cho biết, tháng 5/2024, Wellington đã xác định lại chính sách đối ngoại theo hướng tập trung hơn vào Đông Nam Á (cùng với Thái Bình Dương) và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với đối tác tại khu vực.

Tại Việt Nam, phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, mục tiêu chung của New Zealand là hợp tác vì lợi ích người dân, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu, dựa trên các trụ cột: chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia có liên quan.

Đánh giá cao vai trò của Tiến trình Bali, Đại sứ New Zealand cho rằng, đây là minh chứng cho nỗ lực tập thể nhằm chống nạn đưa người di cư trái phép, mua bán người; khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Tiến trình Bali cũng như thúc đẩy hợp tác với các đối tác nhằm duy trì nguyên tắc và mục tiêu của Tiến trình. Đồng thời, bà Caroline Beresford đánh giá cao vai trò đồng chủ trì Nhóm làm việc của Việt Nam từ năm 2020 đến nay.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford đánh giá cao vai trò đồng chủ trì Nhóm làm việc của Việt Nam từ năm 2020 đến nay. (Ảnh: Xuân Sơn)
Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford đánh giá cao vai trò đồng chủ trì Nhóm làm việc của Việt Nam từ năm 2020 đến nay. (Ảnh: Xuân Sơn)

Sự kiện diễn ra trong 3 ngày, tập trung vào các nội dung chính: đánh giá các kết quả đã đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm, thực tiễn tốt sau 12 tháng triển khai Giai đoạn hành động chung 2023-2024; tổng kết hoạt động của Nhóm làm việc trong năm vừa qua và thảo luận phương hướng, ưu tiên hoạt động trong thời gian tới.

Trong ngày đầu tiên, bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao có bài dẫn đề về phòng ngừa bóc lột và bảo vệ những người dễ bị tổn thương; bà Kylie Seumanu, Vụ trưởng, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand trình bày về tình hình di cư trái phép và mua bán người tại New Zealand; đại diện của New Zealand và Sri Lanka cập nhật kết quả thực hiện Giai đoạn hành động chung 2023-2024.

Trong ngày thứ hai, bà Park Mi-hyung, Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam chia sẻ về việc bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương trong quá trình di cư và giải quyết nguyên nhân của di cư trái phép. Hội nghị cũng dự kiến trao đổi về những giải pháp triển khai hiệu quả Giai đoạn hành động chung tiếp theo trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và thực tiễn từ Giai đoạn hành động chung 2023-2024.

Cuộc họp ngày cuối cùng sẽ có bài trình bày của hai chuyên gia đến từ Cơ quan Cảnh sát quốc gia Ireland và Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam về tội phạm mua bán người đến Ireland và phòng, chống xuất nhập cảnh, di cư trái phép giữa Việt Nam với các nước.

Tổ chức trong bối cảnh Ngày thế giới phòng, chống mua bán người và Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người của Việt Nam (30/7) sắp tới, Hội nghị này là sự khẳng định mạnh mẽ cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phòng, chống mua bán người, bảo vệ kịp thời nạn nhân bị mua bán.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-khang-dinh-cam-ket-va-quyet-tam-trong-hop-tac-phong-chong-mua-ban-nguoi-278871.html

Cùng chủ đề

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi đã đưa ra nhiều điểm mới nổi bật nhằm khắc phục những hạn chế của luật hiện hành và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Để phụ nữ, thanh thiếu niên dẫn đầu phong trào phòng, chống mua bán người và kiến tạo thay đổi

Ngày 2/8, “Đối thoại cùng lãnh đạo: Phụ nữ và Thanh thiếu niên tích cực đẫn dầu công tác truyền thông phòng, chống mua bán người” đã được tổ chức nhằm kêu gọi phối hợp hành động toàn diện để trao quyền cho thanh thiếu niên đóng góp vào công cuộc phòng, chống mua bán người.

Nạn mua bán người và nô lệ thời hiện đại tăng mạnh

Ngày 30/7, cảnh sát Australia công bố báo cáo cho thấy nạn mua bán người và nô lệ thời hiện đại ở nước này đã tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2023-2024, với mức tăng theo năm là 12%.

Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người (30/7) của Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Park Mi-hyung, Đại sứ EU Julien Guerrier, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski, Đại sứ Mỹ Marc Knapper, Đại sứ Anh Iain Frew và Tham tán Canada Leigh McCumber.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bao giờ Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025?

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng như năm 2024.

Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 10 để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang.

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn làng nghề truyền thống của địa phương.

Iran tuyên bố sẽ “thận trọng và chín chắn” về việc đáp trả Israel, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt

Ngày 12/8, cố vấn phụ trách truyền thông trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết, nước này sẽ phản ứng có chừng mực với vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh.

Vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi chúng ta sẵn sàng tuyên bố Trung Quốc không phải là "công xưởng của thế giới".

Bài đọc nhiều

Thanh niên cùng hành động giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á

Nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8), tổ chức Plan International ra mắt chương trình Thanh niên Hành động (YLA) nhằm giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á.

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Cùng chuyên mục

Thanh niên cùng hành động giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á

Nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8), tổ chức Plan International ra mắt chương trình Thanh niên Hành động (YLA) nhằm giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á.

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành.

Gặp nghệ nhân từng thức thâu đêm dệt áo tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Không chỉ là điểm sáng trong công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của tỉnh Đắk Lắk, bà H’Yam còn tiên phong làm du lịch cộng đồng. Hiện nay, gia đình bà đang sở hữu Homsstay Hnoh Ea Kao hội tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc Ê Đê, như kiến trúc nhà dài, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, nghệ thuật tạc tượng, ẩm thực và là nơi phục dựng chợ...

Hơn 120 người di cư được giải cứu ngoài khơi Libya

Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya ngày 9/8 thông báo giải cứu 124 người di cư ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này.

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden ủng hộ ý tưởng thu hút cử tri ngành dịch vụ

Người phát ngôn Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ ý tưởng bãi bỏ thuế đánh vào tiền tip cho nhân viên ngành dịch vụ, cũng như tăng lương tối thiểu.   Ngày 12/8, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ ý tưởng bãi bỏ thuế đánh vào...

TP.HCM rà soát hơn 600 trăm loại thuốc có giá cao

Chiều 13-8, theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cơ quan này vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về việc rà soát thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng và có giá...

Qua mùa nắng nóng, sản lượng điện, tiền điện giảm mạnh

Sản lượng điện tiêu thụ giảm mạnhTheo thống kê của ngành điện TP.HCM, số lượng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở các bậc thang giá điện thứ 5 và bậc thang thứ 6 trong tháng 7 đã giảm trung bình...

Mai Phương Thúy hâm mộ HIEUTHUHAI?

Nguồn: https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nhip-showbiz-mai-phuong-thuy-ham-mo-hieuthuhai-1380117.ldo

Bộ GD&ĐT nói gì vụ ông Vương Tấn Việt có bằng tiến sĩ nhưng chưa có bằng cấp 3?

Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý chất lượng tổng hợp thông tin và tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT việc xử lý các thông tin liên quan đến việc ông Vương Tấn Việt, tức...

Mới nhất