Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngViệt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo...

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á


Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.





Cơ hội cho thị trường Việt Nam đang nằm ở một số ngành hàng, trong đó có sản phẩm cao su và nhựa	Atnh: Lê Toàn
Cơ hội cho thị trường Việt Nam đang nằm ở một số ngành hàng, trong đó có sản phẩm cao su và nhựa Atnh: Lê Toàn

 

Cơ hội đáng kể ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ

Nền kinh tế toàn cầu có tính hội nhập cao. Các mạng lưới thương mại tự do, phát triển cơ sở hạ tầng, di chuyển toàn cầu và công nghệ chỉ là một số yếu tố đã hỗ trợ quá trình toàn cầu hóa trong 30 năm qua. Các nền kinh tế được cho là kết nối với nhau hơn bao giờ hết trong lịch sử. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị đang phát triển tác động đến sự kết nối toàn cầu này.

Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhiều quốc gia và công ty đang tìm cách phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng của mình bằng cách đưa hoạt động sản xuất và chế tạo “gần nhà hơn”. Ví dụ, các chính sách nội địa như Đạo luật Khoa học và Chips của Mỹ, Đạo luật Chuỗi cung ứng của Đức và Hội đồng nhập khẩu quan trọng của Anh đang thúc đẩy việc dịch chuyển về gần/về lại nước sở tại hoặc nước lân cận.

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xu hướng này đang thể hiện rõ qua chiến lược Trung Quốc+1. Đây là một chiến lược đa dạng hóa, trong đó các công ty gia tăng các cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc. Mục tiêu là giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia.

Việc di dời sản xuất ra ngoài Trung Quốc tác động tương đối nhỏ đến tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc so với tổng xuất khẩu toàn cầu. Trong khi đó, tác động chủ yếu được cảm nhận tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, dẫn đến cơ hội sản xuất ngày càng tăng ở các khu vực này. Chính phủ các nước nhận ra những cơ hội này và đang thực hiện nhiều chính sách hơn nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất trong nước.

Các công ty bắt đầu hưởng ứng, nhưng cần linh hoạt trong bối cảnh đầy biến động đang diễn ra. Việc lựa chọn vị trí và vốn sử dụng sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công của các công ty. Các nguồn tài trợ thay thế và các lựa chọn thuê mới đang trở nên sẵn sàng hơn. Điều này đang giúp các nhà sản xuất thiết lập nhanh chóng và có thể thay đổi khi cần thiết, trong trường hợp thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi lần nữa.

Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu đã được hình thành bởi sự tương tác phức tạp của các yếu tố kinh tế, công nghệ và địa chính trị. Các công ty cần phải đánh giá cẩn thận các yếu tố khác nhau như chi phí, khả năng tiếp cận thị trường, hạ tầng, lao động và sự hỗ trợ của chính phủ trước khi xác định chiến lược đầu tư sản xuất toàn cầu của mình.

Bối cảnh phát triển trên đã tạo ra những cơ hội đáng kể ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Điều này được phản ánh qua vốn FDI tăng rõ rệt. Động lực thúc đẩy xu hướng này không chỉ là nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mà còn là để tận dụng các yếu tố nền tảng thuận lợi của khu vực. Những yếu tố cơ bản này bao gồm dân số và nguồn lao động lớn, chi phí thuận lợi và các ưu đãi khác nhau.

Từ góc độ đầu tư sản xuất, những yếu tố trên định vị Đông Nam Á và Ấn Độ như trung tâm sản xuất quan trọng mới cho thị trường toàn cầu.





Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn, JLL Việt Nam
Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn, JLL Việt Nam

Trường hợp của Việt Nam

Một trong những câu hỏi mấu chốt cho doanh nghiệp sản xuất khi quyết định đầu tư phát triển thêm cơ sở sản xuất tại khu vực Đông Nam Á – Ấn Độ là quốc gia nào nên là bến đỗ của họ. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng nền công nghiệp của Việt Nam có những đặc điểm nổi bật dành cho các doanh nghiệp sản xuất đặt cơ sở tại đây. Từ đó đem đến cơ hội và tiềm năng trong phát triển các cơ sở sản xuất, cũng như nhu cầu đối với các dịch vụ và tiện ích kho bãi, chuỗi cung ứng trong tương lai.

Từ giai đoạn non trẻ, tăng trưởng, qua giai đoạn phát triển và tiến lên giai đoạn rất phát triển, các sản phẩm sản xuất và dịch vụ giá trị gia tăng đã tiến từ sản phẩm cơ bản, ít hàm lượng giá trị gia tăng, tiến lên hầu hết các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao với một số ít ngành trung cấp.

Về nguồn lực sử dụng, thị trường Việt Nam đang dịch chuyển từ thâm dụng lao động khi còn non trẻ, tiến lên quy trình ít thâm dụng lao động và tỷ trọng ngành thâm dụng vốn đang dần tăng lên.

Về hình thái loại hình bất động sản công nghiệp, từ mật độ xây dựng thấp, chủ yếu tập trung gần cảng, sân bay, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng thấp, Việt Nam đang chứng kiến sự ra mắt của các sản phẩm bất động sản kho xưởng có chất lượng cao hơn, thiết kế hiệu quả hơn và cũng quan tâm đến yếu tố bền vững nhiều hơn.

Thị trường cũng đang chứng kiến sự tham gia của đa dạng người chơi. Từ một thị trường thuân túy là sân chơi của khối công hoặc các doanh nghiệp nội địa, Việt Nam đang đón nhận sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nước ngoài có nhiều kinh nghiệm phát triển trong những năm gần đây.

Cơ hội cho thị trường Việt Nam đang nằm ở ngành máy tính và điện tử, hóa chất, sản phẩm kim loại chế tạo, sản phẩm cao su và nhựa, dệt may và chế biến thực phẩm. Trong đó, máy tính điện tử là ngành lớn nhất ở Việt Nam, chiếm 17,8% sản lượng của cả nước.




Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 57,3 tỷ USD các thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện máy tính; 52,4 tỷ USD điện thoại và các bộ phận liên quan, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam đã tiến từ xếp hạng 47 vào năm 2001 trở thành một trong 10 nước xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới vào năm 2021.

Ngành công nghiệp này đang sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và dự kiến tăng trưởng với Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,7% từ năm 2024 đến năm 2028.

Tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm kim loại chế tạo đạt 16,3 tỷ USD vào năm 2023. Ngành công nghiệp này được dự báo tăng trưởng với CAGR là 8,7% từ năm 2024 đến năm 2028.

Sản phẩm cao su vào nhựa cũng đang dẫn đầu thị trường với tổng giá trị đạt 25 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng trưởng với CAGR là 8,6% từ năm 2023 đến năm 2027.

Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2023, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 40,3 tỷ USD (đến hơn 100 thị trường), dự kiến tăng lên 44 tỷ USD vào cuối năm 2024.

Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là chế biến thực phẩm. Với doanh thu khoảng 18 tỷ USD vào năm 2022, thị trường chế biến thực phẩm của Việt Nam xếp thứ ba ở Đông Nam Á. Thị trường được dự báo tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 8,2% từ năm 2023 đến năm 2027.n

(*) Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn, JLL Việt Nam





Nguồn: https://baodautu.vn/viet-nam-huong-den-vi-the-trung-tam-cong-nghiep-tiep-theo-cua-chau-a-d220968.html

Cùng chủ đề

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Ông đánh giá như thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024? ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch. Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 11 và 11 tháng...

Xuất khẩu dệt may vững vàng về đích

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang trên đà phục hồi, khi sức mua tăng kéo theo nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Mặc dù vậy, đơn giá vẫn chưa được cải thiện, thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động.   Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Với lượng đơn hàng tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đang triển khai đàm phán, ký hợp đồng cho...

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Nhờ có Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp dệt may trong nước không chỉ tăng được thị phần mà còn tăng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường mới. Năm 2024 được ghi nhận vượt khó thành công của các doanh nghiệp ngành dệt may. Sau một năm tăng trưởng âm, ngành dệt may đã nhanh chóng quay trở lại "đường đua" với kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2024, đạt 3,21 tỷ USD/tháng, tăng 7,8% so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ

Thuốc lá nung nóng không sinh ra khói như thuốc lá thông thường, nhưng chúng vẫn có nhiều hóa chất độc hại và gây nghiện cho người sử dụng. Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻThuốc lá nung nóng không sinh ra khói như thuốc lá thông thường, nhưng chúng vẫn có nhiều hóa chất độc hại và gây nghiện cho người sử dụng. ...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hộiPhó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn...

Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%

Sau gần một năm khởi công, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng chỉ mới giải ngân được khoảng 6% vì vướng mặt bằng. Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%Sau gần một năm khởi công, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng chỉ mới giải...

Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ

Mục tiêu chính của chiến lược truyền thông là ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻMục tiêu chính của chiến lược truyền thông là ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Vì sao “treo” dự án hơn 20 năm? (Bài 2)

“Treo” hơn 20 năm qua Năm 1997, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố ban hành văn bản về thỏa thuận về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (nay là phường An Khánh, Tp.Thủ Đức) có tổng diện tích khu đất là gần 33.000m2, trong đó đất ở là gần 16.000m2, đất công trình công cộng là hơn 800m2, đất giao thông là hơn 11.000m2, đất cây xanh là...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp

Chính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp thật sự hiệu quả, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển. TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệpChính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp...

Cùng chuyên mục

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới. Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên...

Quảng Ngãi chi 146 tỷ đồng “tân trang” quảng trường và đường Phạm Văn Đồng

Sau một thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định, dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP Quảng Ngãi đã chính thức khởi động.  Dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP có tổng diện tích hơn 12 ha; kinh phí hơn 146 tỷ đồng gồm 2 phần là đầu tư, cải tạo quảng trường, hồ điều hòa và đầu tư, nâng...

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới. Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới, một sản phẩm do Viện Công nghệ thuộc Tổng cục...

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công nghệ quốc phòng của nước này. Tên lửa BM-300, do Iran tự sản xuất, thể hiện sự tinh vi trong khả năng chế tạo vũ khí. Với mục tiêu nâng cao khả năng răn...

Hà Nội giao 2,4ha đất khu Đồng Sậy cho huyện Đan Phượng tổ chức đấu giá

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội giao hơn 2,4ha đất cho huyện Đan Phượng để thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Đồng Sậy. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 6527 về việc giao gần 24.160m2 (hơn 2,4ha) đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho UBND huyện Đan Phượng để...

Mới nhất

Giá tiêu trong nước ngày mai trở lại chu kỳ tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 23/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 23/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 23/12/2024 biến động tăng, nguyên nhân do nguồn cung thị trường...

Sức hút đặc biệt từ những người lính khổ luyện trên thao trường

Phòng không không quân, công binh, đặc công... là ba trong nhiều lực lượng quân đội nòng cốt của Việt Nam, ngày đêm tham gia huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.  Thuộc những lực lượng mũi nhọn và tinh nhuệ, mỗi một người lính đều phải có thể lực tốt, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và trình độ võ...

TLG Việt Nam khánh thành nhà máy Sơn Quang Lân ở Thái Bình

TLG Việt Nam - nhà sản xuất sơn tiên phong tại Việt Nam với gần 20 năm phát triển, khánh thành Nhà máy Sơn Quang Lân tại Thái Bình. Sự kiện khánh thành nhà máy diễn ra ngày 21 - 22/12 tại Cụm công nghiệp Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình với sự tham gia của hơn 1.000 khách mời. Nhà máy...

70.000 chiến sĩ tham gia Xuân tình nguyện 2025, gấp đôi năm trước

Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà khẳng định khoảng 70.000 chiến sĩ trẻ sẽ tham gia Xuân tình nguyện 2025 khởi động sáng 22-12, gấp đôi so với năm trước. ...

Mới nhất