Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người dân...

Việt Nam hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, bảo đảm quyền con người là việc các chủ thể có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp về lập pháp, hành pháp, tư pháp, kinh tế, thể chế… để hiện thực hoá các nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động quản lý của Nhà nước, trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, dân tộc.

Ngày 18/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 88/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Ngày 18112019 tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 88QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030 Ảnh Tạp chí Tòa án

Những nguyên tắc và tiêu chuẩn này được pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia công nhận. Theo Luật Nhân quyền quốc tế, Nhà nước có nghĩa vụ hàng đầu trong bảo đảm quyền con người. Nhà nước có nghĩa vụ phê chuẩn hoặc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, thực hành dân chủ và áp dụng nguyên tắc pháp quyền trong quản lý xã hội nhằm làm cho mọi người được hưởng các quyền và tự do cơ bản mà không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, dân tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo

Việc đảm bảo đầy đủ quyền con người đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện 3 cấp độ nghĩa vụ: tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Các nghĩa vụ này có quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau, được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Ra đời từ năm 1965, Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) lên án nạn phân biệt chủng tộc và xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và không trì hoãn các chính sách nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người dân tộc thiểu số.

Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và đã 55 lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước vào các năm 1983, 1993, 2000, 2012 và 2023.

Một trong các nội dung trong Báo cáo quốc gia là phải thể hiện được các kết quả trong xây dựng hệ thống pháp luật và các thiết chế bảo đảm, thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam.

Thứ nhất, ở góc độ nghĩa vụ tôn trọng

Nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nước phải có các hành động: Ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người trong hệ thống pháp luật quốc gia; Xây dựng những chuẩn mực cụ thể về quyền con người trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội; Thường xuyên chú trọng nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân.

Thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, Nhà nước Việt Nam đã dành riêng Chương II với 36 điều trên tổng số 120 điều trong Hiến pháp 2013 – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia để quy định trực tiếp, rõ ràng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm quyền của người DTTS tại Việt Nam.

Trong Hiến pháp 2013, có 6 Điều liên quan trực tiếp đến DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam, gồm: Điều 5, 42, 58, 61, 70 và 75.

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 2013, Việt Nam đã cụ thể hoá vào 98 bộ luật, luật với 290 điều khoản luật quy định liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc – con số được cập nhật đến tháng 12/2022 trong Báo cáo của Uỷ ban Dân tộc.

Các điều khoản liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong luật, bộ luật được ban hành đã tạo khung khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người DTTS. Xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân, công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội).

Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người Ảnh Tạp chí Tuyên giáo

Thứ hai, ở nghĩa vụ bảo vệ

Vi phạm quyền con người có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nạn nhân, huỷ hoại những giá trị tự do, bình đẳng và công lý, đe doạ đến sự phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc. Do vậy, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều biện pháp nhằm ngăn cấm, phòng ngừa, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Chẳng hạn, Điều 16, Điều 20, Điều 21 và Điều 30 của Hiến pháp 2013.

Những quy định trên nhằm kiềm chế, ngăn chặn sự vi phạm quyền con người từ phía các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân; ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử, hoặc hình thành các thế lực đe doạ quyền con người trên các lĩnh vực; xử lý có hiệu quả những vi phạm về quyền con người; ngăn chặn, điều tra, trừng trị và phục hồi các quyền đã bị vi phạm hoặc bồi thường bất cứ khi nào có thể…

Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện

Nếu chỉ dừng lại ở các điều luật thì chưa đủ đảm bảo quyền con người mà cần có những thiết chế hỗ trợ quá trình thực thi luật pháp. Bằng các biện pháp tích cực, chủ động, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng khung thể chế về tổ chức, bộ máy, con người nhằm làm cho luật pháp và các chuẩn mực về quyền con người được hiện thực hoá.

Trong tổ chức bộ máy Nhà nước, Uỷ ban Dân tộc là một cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

Cũng liên quan đến nghĩa vụ thực hiện, Nhà nước Việt Nam còn có trách nhiệm tạo môi trường kinh tế thuận lợi, mang tính hỗ trợ cho việc tiếp cận nhiều quyền của các nhóm trong xã hội, nhất là những nhóm chịu thiệt thòi trong quá trình phát triển như người DTTS.

Ngày 19/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 120/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với số phiếu đồng thuận tuyệt đối 100% của các vị đại biểu Quốc hội có mặt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội đã ban hành một nghị quyết riêng về công tác dân tộc, là một bước cụ thể hóa nội dung đã được quy định tại Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành...

Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong nửa năm qua để đảo nợ của các lô trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán. Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong nửa năm qua để đảo nợ của các lô trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán. ...

Người thầy quân hàm xanh 20 năm gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang

Suốt 20 năm qua, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) vẫn đều đặn gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang. Một trong những học trò của lớp...

Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các...

(Bqp.vn) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương năm 2024. Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Việt Nam: “Bến đỗ” mới trong cuộc đua sản xuất chip toàn cầu

(LĐXH) - Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và Việt Nam nổi lên như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn...

Cùng chuyên mục

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài...

Việt Nam: “Bến đỗ” mới trong cuộc đua sản xuất chip toàn cầu

(LĐXH) - Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và Việt Nam nổi lên như điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Triển khai xóa hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Lắk

Tổng số hộ cần được xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Đắk Lắk là 9.569 hộ nghèo và cận nghèo. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg, ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.Theo đó, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Mới nhất

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Chuyện nữ Phó Giáo sư có nhiều bằng sáng chế nhất ở Trường Hóa và Khoa học Sự sống

Gần 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu Hóa hữu cơ, Hóa học...

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Ngày 14/11,TP Hạ Long tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD-ĐT. Tại hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến, Bí...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy...

Mới nhất