Trang chủNewsThời sựViệt Nam hoàn thiện nhiều chính sách đẩy mạnh bảo tồn và...

Việt Nam hoàn thiện nhiều chính sách đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Ngày 16/9, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tiếp tục làm việc với phiên thảo luận chuyên đề 3: Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững. Về vấn đề này, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Chú thích ảnh
PGSTS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Ảnh TP

Thưa ông, vì sao chủ đề đa dạng văn hóa lại được lựa chọn bàn đến ở Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần này?

Ngay từ tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa 2001, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) khẳng định đa dạng văn hóa là tài sản chung quý giá của nhân loại, cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên, là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo.

Tại Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005), UNESCO tiếp tục khẳng định đa dạng văn hóa là một đặc tính của nhân loại, cần được tôn vinh và bảo vệ vì lợi ích của tất cả mọi người. Đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia, là yếu tố không thể thiếu đối với hòa bình và an ninh ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế. UNESCO khẳng định tầm quan trọng của đa dạng văn hóa đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội, tạo sự gắn kết, hòa hợp xã hội. UNESCO nhấn mạnh nhu cầu lồng ghép đa dạng văn hóa như một yếu tố có tính chiến lược vào các chính sách phát triển quốc gia và quốc tế, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc như hiện nay, vai trò của đa dạng về mặt văn hóa trên thế giới ngày càng trở nên quan trọng. Chấp nhận, tôn trọng và phát huy sự đa dạng văn hóa giúp tăng cường sự đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự hiểu biết và gia tăng sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc.

Những quốc gia vốn bản thân đã có một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất của các dân tộc sẽ có cơ hội thuận lợi hơn khi hội nhập quốc tế, bởi sự ứng xử linh hoạt và sự tôn trọng khác biệt vốn đã là một phần trong nền văn hóa bản địa sẽ là điểm quan trọng để đưa tới những đối thoại và hợp tác quốc tế thành công, tham gia vào một thế giới đa dạng, hòa bình và phát triển bền vững như hiện nay.

Vậy việc thúc đẩy, bảo tồn và tiếp thu giá trị mới của văn hóa Việt Nam được thể hiện như thế nào suốt tiến trình lịch sử?

Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống hàng ngàn năm. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa 54 dân tộc anh em. Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để xây dựng cộng đồng 54 dân tộc đa dạng, hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.

Cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều chung một ý thức quốc gia – dân tộc, đều chung sức, đồng lòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ý thức về quốc gia – dân tộc, tình cảm yêu nước, trách nhiệm công dân là mẫu số chung để đoàn kết mọi người dân Việt Nam, dù khác nhau về thành phần dân tộc, giai cấp, tôn giáo.

Trong suốt tiến trình lịch sử, Nhà nước Việt Nam đã, đang thực thi và ngày càng hoàn thiện hệ thống các chính sách quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, coi di sản văn hóa các dân tộc anh em là bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, vừa tiếp thu giá trị mới phù hợp, vừa phát huy bản sắc riêng, để văn hóa mỗi dân tộc ngày càng phát triển, để văn hóa Việt Nam ngày càng vươn tới tầm cao mới.

Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định những định hướng lớn, quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam, trong đó nổi bật có những nội dung liên quan đến phát huy đa dạng văn hóa, tôn trọng văn hóa các dân tộc, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Cương lĩnh đã khẳng định Việt Nam: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế – xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc”.

Ý thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, Quốc hội Việt Nam ban hành một số chủ trương, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững.

Cụ thể như, Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc, trong đó nhấn mạnh các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

Quốc hội ban hành các luật về tín ngưỡng, tôn giáo, di sản văn hóa… các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, dân tộc miền núi, xóa đói giảm nghèo… thường xuyên có những cuộc chất vấn, giám sát lớn để bảo đảm những vấn đề đa dạng văn hóa được tôn trọng và lồng ghép trong các chương trình lớn của đất nước.

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Quốc hội Việt Nam, sự phát triển văn hóa nói chung, đa dạng văn hóa nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đóng góp vào sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước, được cộng đồng các dân tộc Việt Nam và bạn bè, tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Đến nay, trên cả nước có trên 3.590 di tích quốc gia, 119 di tích quốc gia đặc biệt, 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

Vậy đa dạng văn hóa được bàn đến trong hội nghị lần này sẽ tập trung những vấn đề gì, thưa ông?

Đa dạng văn hóa được xem là nguồn lực cho sự phát triển của thế giới hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, đa dạng văn hóa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những thách thức phi truyền thống của một kỷ nguyên số và toàn cầu hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của di sản văn hóa, văn hóa tộc người.

Chính vì vậy, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, Phiên thảo luận toàn thể 3 với chủ đề “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Chúng ta cùng nhau tập trung thảo luận về vai trò của các nghị viện và nghị sĩ trẻ trong việc thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số và toàn cầu hóa, tập trung vào các nội dung: Hợp tác kỹ thuật số dựa trên đạo đức và giảm thiểu tác động không mong muốn của chuyển đổi số  đối với quyền riêng tư, bảo mật và hạnh phúc; Phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; Cam kết bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa, tạo môi trường, hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa và đa dạng văn hóa; Vai trò của văn hóa và đa dạng văn hóa trong phát triển bền vững.

Thưa ông, thanh niên đóng vai trò như thế nào trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa? Điều này đã được thanh niên thể hiện ra sao? 

Thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Điều này được minh chứng qua những điều sau đây:

Thứ nhất, việc thanh niên tham gia vào các hoạt động như giữ gìn, bảo tồn giá trị di sản văn hóa truyền thống và biểu diễn nghệ thuật là cách kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời tạo cơ hội cho mọi người hiểu và trân trọng những giá trị này.

Thứ hai, thanh niên có thể tham gia vào các câu lạc bộ nghệ thuật ở địa phương, như ở các nhóm dân ca, dân vũ và tiếp tục sáng tác nghệ thuật mới khiến họ không chỉ phát huy tài năng cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển và duy trì các giá trị văn hóa trong cộng đồng.

Thứ ba, việc thanh niên chia sẻ thông tin và kiến thức của mình thông qua việc truyền tải thông điệp văn hóa qua các phương tiện truyền thông xã hội và sự kiện xã hội sẽ giúp lan tỏa các giá trị, thay đổi quan điểm và làm cho mọi người hiểu và đánh giá cao các nét văn hóa độc đáo.

Thứ tư, thanh niên có thể thúc đẩy sự đa dạng văn hóa bằng cách chia sẻ những trải nghiệm, kiến ​​thức và niềm đam mê của mình với những người khác để tạo ra sự giao lưu và trao đổi văn hóa giữa các cộng đồng và tạo nên một môi trường văn hóa cởi mở, hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, thanh niên cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện và xã hội để góp phần vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa. Bằng cách làm điều này, họ truyền cảm hứng cho những người khác để có trách nhiệm với xã hội và tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa của cả nước.

Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Vân/Báo Tin tức

Cùng chủ đề

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

‘Liên chi Hội tiếp tục là đầu tàu thực hiện hiệu quả các chiến lược của Hội Nhà báo Việt Nam’

(CLO) Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Liên Chi hội nhà báo...

Chung tay nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ Net Zero

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học "Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30)". ...

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để phát triển du lịch nông thôn

Đó là chia sẻ của Phó thủ tướng Lê Thành Long tại Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam ngày 10/12. ...

Hình thành và lan toả các sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng biệt

(CLO) Du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian vừa qua phát triển đột biến, mang lại những trải nghiệm thú vị, ấn tượng, được khách du lịch đánh giá cao bởi sự mộc mạc, dân dã, đậm đà văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khơi dậy lòng tự hào về những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trưng bày hơn 500 tài liệu lịch sử về Quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức trưng bày, giới thiệu trên 500 tài liệu về lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội...

Gợi nhắc ký ức hào hùng và ý chí bất khuất của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhân dân giao. Những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc mãi ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Ngày 18/12, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ Bác...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình. Cùng dự có: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự kiện không chỉ góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại mà còn tạo điểm nhấn thu hút đông đảo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu thường niên giữa Ban nữ công hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào tại thủ đô Vientiane. ...

Ông Khuất Việt Hùng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Hanoi Metro

Theo đó, từ ngày 18/12, Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Khuất Việt Hùng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến nhận công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Hanoi Metro.Thời hạn bổ nhiệm đối với ông Khuất Việt Hùng là 5 năm.Ông Khuất Việt Hùng...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng tin, thì không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát lẫn nhau", ông Valery Gerasimov nói.Tổng...

Mới nhất

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. ...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và...

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Mới nhất