Trang chủNewsThế giớiViệt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của...

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại thành phố Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 – 27/6.

Tôi tự hào là người Việt Nam!
Phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024
Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn của báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Hội nghị WEF Đại Liên năm nay đánh dấu lần thứ ba liên tiếp Thủ tướng Chính phủ tham dự một Hội nghị thường niên của WEF. Điều này thể hiện sự tín nhiệm cao cũng như vai trò, vị thế ngày càng lên của Việt Nam trên trường quốc tế. Xin Bộ trưởng chia sẻ những kết quả chính của Hội nghị WEF Đại Liên và dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong lần tham gia Hội nghị này?

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 25 – 27/6/2024.

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã thành công tốt đẹp, là bước triển khai thiết thực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Nâng tầm đối ngoại đa phương và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Hội nghị thu hút sự tham gia của 1.700 đại biểu, là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.

Hội nghị năm nay đánh giá kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi tích cực, trong đó nhiều nước đang phát triển đã vươn lên và có tiềm năng bắt kịp các nước khác trong một số lĩnh vực trọng yếu.
Hội nghị thảo luận đậm nét về vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành công nghiệp mới để tạo đột phá, mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Hội nghị ghi nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc trong tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực mới, đóng góp giải quyết các thách thức toàn cầu. Các đại biểu chia sẻ và nhấn mạnh các Chính phủ cần thiết phải có cách tiếp cận tổng thể, dài hạn, chú trọng các vấn đề mang tính nền tảng, tăng cường hợp tác quốc tế khi giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

Đoàn Việt Nam đã để lại những dấu ấn nổi bật tại Hội nghị, đó là:

Thứ nhất, nước chủ nhà Trung Quốc cũng như Ban tổ chức Hội nghị đã thể hiện sự trân trọng, đánh giá rất cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Chính vì thế, WEF đã mời Thủ tướng Chính phủ liên tiếp dự các hội nghị WEF ở Thiên Tân (Trung Quốc) năm 2023, WEF ở Davos (Thụy Sĩ) đầu năm 2024 và lần này là WEF ở Đại Liên (Trung Quốc). Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong hai người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ được WEF và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng, cả tại Hội nghị cũng như trong tiếp xúc với các đối tác.

Thứ hai, với điểm nhấn là bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể, trước khoảng 1.700 khách mời từ 80 quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam về Đổi mới, hội nhập và phát triển. Thủ tướng Chính phủ cũng chuyển tải những thông điệp sâu sắc, rõ nét về những thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội, về chủ trương, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Qua đây, chúng ta cũng khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi những nhận định sâu sắc về thế giới hiện nay và tương lai, đề xuất phải cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, cần có cách tiếp cận, tư duy hợp tác toàn cầu mới mẻ. Thủ tướng nhấn mạnh, cần thúc đẩy khoa học và đổi mới sáng tạo để tạo ra những động lực tăng trưởng mới thông qua xây dựng thể chế, chính sách; tranh thủ nguồn lực và hợp tác quốc tế đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng cũng đã có những trao đổi cởi mở, chân thành, sâu sắc với các đối tác và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần đổi mới, quyết tâm cao của Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab ca ngợi Việt Nam là nền kinh tế năng động, ngọn hải đăng về phát triển kinh tế và đầu tàu tăng trưởng của khu vực.

Những chia sẻ của Thủ tướng được các đối tác cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, thể hiện qua sự hứng khởi, quan tâm, mong muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhất là trong những ngành, lĩnh vực mới. Không khí các cuộc trao đổi đều rất hào hứng, khí thế, hứa hẹn nhiều cơ hội để mở rộng, thiết lập các quan hệ đối tác, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.

Xin Bộ trưởng đánh giá kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến, làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Trung Quốc?

Chuyến công tác và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp. Đặc biệt, sau hai chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (2022) và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (2023), hai bên nhất trí làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, không khí tin cậy và hữu nghị đã lan tỏa rộng đến khắp các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai nước, hình thành cục diện giao lưu, hợp tác sôi động, thực chất và đạt nhiều kết quả cụ thể.

Trong chuyến công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chương trình hoạt động song phương hết sức phong phú, bao gồm hội kiến, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh; cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh dự và phát biểu tại “Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc”; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc. Trong chuyến công tác, các bộ trưởng, thành viên đoàn cũng có các cuộc tiếp xúc, làm việc với những người đồng cấp Trung Quốc.

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các hoạt động của Đoàn đã thành công tốt đẹp, đạt được các yêu cầu, mục đích đề ra. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thể hiện rõ nét trên 4 phương diện:

Một là, duy trì trao đổi chiến lược cấp cao thường xuyên giữa hai Đảng, hai nước, củng cố và tăng cường tin cậy chính trị giữa hai bên, phát huy vai trò định hướng quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ song phương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã khẳng định sự coi trọng cao của Đảng, Nhà nước mỗi bên đối với quan hệ hai nước, cũng như vai trò, vị thế đặc biệt của quan hệ song phương trong tổng thể chính sách đối ngoại của mỗi nước. Theo đó, Thủ tướng khẳng định củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhấn mạnh coi trọng quan hệ với Việt Nam, xác định đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh và cơ chế hóa hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai đồng bộ, toàn diện trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính Hiệp toàn quốc và trong các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao – an ninh – quốc phòng. Hai bên bày tỏ quyết tâm cao, nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng sâu sắc, toàn diện và thực chất, cùng hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.

Hai là, trên cơ sở rà soát, đánh giá tổng thể tình hình hợp tác thời gian qua, hai bên đã đi sâu trao đổi và thống nhất về các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thời gian tới.

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc đi sâu quán triệt, cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc đạt được trong các chuyến thăm của hai Tổng Bí thư hai Đảng, qua đó tiếp thêm những động lực mới mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, không ngừng làm phong phú cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông; đẩy nhanh kết nối đường sắt khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển một số tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn tại khu vực phía Bắc Việt Nam; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, nhất là thương mại nông sản; trao đổi các biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan, nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh, khu hợp tác kinh tế biên giới; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam; thúc đẩy đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng giao thông, kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tăng cường hợp tác du lịch bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, tài chính – ngân hàng… Có thể nói, các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên hết sức toàn diện, nội dung phong phú, thực chất.

Ba là, không ngừng củng cố nền tảng xã hội vững chắc cho sự phát triển của quan hệ hai nước.
Hai bên nhất trí coi đây là một “công trình hệ thống” để dày công thúc đẩy, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc không ngừng được kế thừa, trao truyền và phát huy. Hai bên nỗ lực triển khai tốt và nâng cao hiệu quả các cơ chế giao lưu hữu nghị như Diễn đàn Nhân dân, Liên hoan nhân dân biên giới, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên, Liên hoan Thanh niên Việt – Trung; Trung Quốc sớm triển khai cung cấp 1.000 suất học bổng cho giáo viên tiếng Trung của Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống của hai Đảng, hai nước; thúc đẩy khôi phục hợp tác về du lịch, hàng không.

Bốn là xử lý ổn thỏa bất đồng, cùng nhau giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Hai bên nhất trí phối hợp tốt trong công tác quản lý biên giới trên đất liền, tổ chức tốt hoạt động kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền và 15 năm ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2024.

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu dự Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, tuân thủ luật pháp quốc tế, kiểm soát hiệu quả và xử lý thỏa đáng bất đồng, không để vấn đề bất đồng ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực và thế giới.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Phạm Tiếp (TTXVN)

https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-ghi-dau-an-tai-wef-trong-chuyen-cong-tac-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-20240627183003736.htm

Trung Quốc ưu tiên Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng Trung Quốc ưu tiên Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng

Hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 24/6, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân (Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/viet-nam-ghi-dau-an-tai-wef-trong-chuyen-cong-tac-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-201566.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sắp thăm Hàn Quốc

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc. Chuyến thăm diễn ra sau đúng 1 năm Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam hồi tháng 6/2023. Cuối năm 2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội…; giao lưu...

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. ...

Cặp gấu trúc khởi hành từ Trung Quốc tới Mỹ lần đầu sau 20 năm

Đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm, gấu trúc khổng lồ khởi hành từ Trung Quốc đến Mỹ. Con đực Yun Chuan 5 tuổi và con cái Xin Bao gần 4 tuổi dự kiến ​​sẽ đến Sở thú San Diego ở California vào cuối tuần này sau khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho hơn 3,7 triệu người từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021. Nếu được chấp thuận, hơn 3,7 triệu người được hưởng lợi từ quyết sách trên. Những quốc gia sẽ trở thành "vương quốc người già" ...

Vùng 5 Hải quân: làm tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại tính mạng, tài sản của Nhà nước và...

Sáng 27/6, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689 của Quân ủy Trung ương và Nghị quyết số 11 của Đảng ủy Quân chủng Hải quân về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư...

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp

Chiều qua 25/6, tại Trụ sở Chính phủ (Hà Nội), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Biên Ba Trát Xi. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang phát triển tốt...

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam 2024

Tối 25/6, tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP Hải Phòng khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng”. ...

Kiều bào hướng về biển, đảo quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

"Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp và kiều bào ta ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động hướng về biển, đảo quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực", bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu như vậy tại buổi thăm...

Bài đọc nhiều

Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Israel chuẩn bị chiến tranh với Hezbollah, Nga xem xét hạ cấp quan hệ với...

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ở Biển Hoa Đông, Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Nga lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính ở Bolivia, Triều Tiên thử thành công tên lửa mang nhiều đầu đạn, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị khai trừ đảng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Paris tăng tốc chuyển đổi giao thông bền vững

Paris là nguồn cảm hứng cho các thành phố lớn trên thế giới khi đã giảm lưu lượng ô tô ở khu vực trung tâm (Ile de France) từ tỷ trọng phương tiện là 12,8% năm 2010 xuống còn 6% vào năm 2020. Thành phố này rất đông đúc và có một trong những hệ thống tàu điện ngầm hàng đầu trên thế giới. Nhưng điều nổi bật nhất trong chuyển...

Đại sứ EU tại Ukraine úp mở thời điểm Kiev gia nhập liên minh

Ngày 26/6, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine, bà Katarina Mathermova, tuyên bố Ukraine có thể gia nhập EU vào năm 2030.

Cùng chuyên mục

Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Israel chuẩn bị chiến tranh với Hezbollah, Nga xem xét hạ cấp quan hệ với...

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ở Biển Hoa Đông, Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Nga lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính ở Bolivia, Triều Tiên thử thành công tên lửa mang nhiều đầu đạn, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị khai trừ đảng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Tại sao mẹ bầu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần?

Đau ngực là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai. Vì vậy mà nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng với hiện tượng hết đau ngực khi mang thai 5 tuần. Vậy...

tính kỹ những yếu tố tác động

Tạo động lực nâng cao năng suất Theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ kiến nghị Quốc hội việc thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực DN theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% áp...

Họa sĩ Trịnh Tú và những gương mặt trần gian đầy màu sắc, âm thanh

Cuốn sách “Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình sắc” được gia đình sưu tầm, tổng hợp lại hàng trăm bài viết in trên các báo từ năm 1997 đến trước khi ông mất (tháng 8.2022). Cuốn sách với 3 phần nội dung đã vẽ nên những gương mặt trần gian và cả thế giới trần gian bằng...

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP năm nay

TPO - Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm nay tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6-6,5%. Dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ủng hộ cho mục tiêu này.  Cơ hội...

Sáng nay 28-6 thi tổ hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thí sinh lưu ý gì?

Chiều cùng ngày, thí sinh sẽ thi môn ngoại ngữ, cũng là môn cuối cùng của kỳ thi. Số thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội tăng 7,7%Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một bài thi tổ hợp bao gồm...

Mới nhất