Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu...

Việt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch

Ngày 4/10, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội chủ trì phiên toàn thể của Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh: chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

Bộ Xây dựng: Việt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà phát biểu tại phiên toàn thể của Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Hồng Châu)

Sự kiện có sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, bao gồm các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Hội, Hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sản xuất, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý vận hành các công trình, dự án xây dựng xanh…

Phát biểu tại phiên toàn thể, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, những năm vừa qua, Việt Nam là một trong số các quốc gia luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra nhanh với mức tăng bình quân hàng năm trên 1%.

Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh cũng kéo theo những áp lực về nguồn cung tài nguyên, an ninh năng lượng, gia tăng chất thải, tác động đến môi trường và gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu.

Đứng trước những thách thức toàn cầu và của quốc gia, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển các công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh; áp dụng tiêu chí công trình xanh trong đánh giá phân loại đô thị, đánh giá phân loại nhà chung cư; ban hành kế hoạch của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26…

Ban hành, xây dựng nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến công trình xanh, công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả; đang xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, cũng như thử nghiệm, dán nhãn năng lượng cho sản phẩm, vật liệu xây dựng…

“Bộ Xây dựng thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức các hội thảo giới thiệu, phổ biến văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn, công nghệ mới, vật liệu mới, tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực về tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, quản lý vận hành công trình để đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng, công trình xanh cho các địa phương”, Thứ trưởng Phạm Minh Hà thông tin.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, tính đến nay, Việt Nam có khoảng 500 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng trên 12 triệu m2, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch (Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đạt 80 công trình xanh vào năm 2025 và 150 công trình xanh vào năm 2030).

Tuy nhiên, theo ông Hà, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam trong thời gian qua cũng còn gặp nhiều khó khăn, rào cản như thiếu các chứng nhận về vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên môn sâu về công trình xanh…

“Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận chủ đầu tư, người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ về công trình xanh còn nhiều thiếu sót, khả năng tiếp cận các nguồn vốn xanh cho các dự án công trình xanh hạn chế… “, Thứ trưởng Bộ Xây dựng chỉ rõ.

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển công trình xanh trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Minh Hà cho biết, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan để nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về danh mục dự án xanh trong đó có các dự án công trình xanh; Quy định về danh mục dự án được tiếp cận nguồn tín dụng xanh; quy định về dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng vào nội dung dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2025;

Đồng thời tổ chức triển khai và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ đầu tư trong việc áp dụng các tiêu chí công trình xanh trong quá trình đánh giá, phân loại đô thị, phân hạng nhà chung cư, phát triển các dự án nhà ở xã hội theo tiêu chí công trình xanh.

Rà soát, sửa đổi QCVN 09:2017/BXD, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng; nghiên cứu để công bố suất vốn đầu tư cho đầy đủ các loại hình công trình để tạo điều kiện cho các chủ thể xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh.

Bộ Xây dựng: Việt Nam đang có khoảng 500 công trình xanh, vượt chỉ tiêu đặt ra so với kế hoạch
Ông Douglas Snyder – Giám đốc điều hành Hội đồng công trình xanh Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển công trình xanh từ góc nhìn quốc tế. (Ảnh: Hồng Châu)

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển công trình xanh từ góc nhìn quốc tế, ông Douglas Snyder – Giám đốc điều hành Hội đồng công trình xanh Việt Nam cho biết, trên thế giới, số lượng chứng nhận công trình bền vững có sự khác biệt lớn trên toàn cầu, tiêu biểu như châu Phi có Nam Phi với 1.080 công trình, châu Mỹ có Hoa Kỳ với 85.495 công trình, châu Âu có Anh với 18.262 công trình… Nhiều Hội đồng công trình xanh và các quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá phát thải ròng carbon bằng 0.

“Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, số lượng công trình xanh tăng nhanh với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chứng nhận công trình xanh, lành mạnh và hiệu quả về tài nguyên; trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với 23.776 công trình. Về nguồn tài chính xanh, 75% chủ sở hữu đã áp dụng tài chính xanh với 21 tỷ USD từ trái phiếu xanh được phát hành cho các dự án bất động sản vào năm 2022 tại châu Á – Thái Bình Dương”, ông Douglas Snyder cho hay.

TS, KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng. Việc đánh giá phải được ràng buộc pháp lý chặt chẽ. Với công trình, tổ hợp công trình hình thành mới, cần xác định mục tiêu bền vững và cụ thể như lựa chọn khung đánh giá phù hợp; sử dụng công nghệ và sáng tạo; kiểm định, đánh giá liên tục quá trình triển khai; kiểm soát và vận hành kết nối liên hệ.

Còn với công trình, tổ hợp đã hình thành từ trước khi chuyển đổi xanh, cần có sự đánh giá hiện trạng; sử dụng công nghệ và sáng tạo để triển khai. Cần có các bước kiểm soát suốt quá trình triển khai cũng như vai trò mới trong kết nối quy hoạch…

“Công trình xanh thì phải thỏa mãn những yếu tố thân thiện môi trường toàn diện hơn kiến trúc xanh. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn các vùng miền rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu không giống nhau, bản sắc văn hóa khác nhau, con người lối sống khác nhau thì giải pháp kiến trúc xanh cần gắn chặt điều kiện cụ thể tại những vùng đó”, ông Sơn dẫn chứng.

Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2024 chính thức diễn ra từ 3-4/10 tại Hà Nội với nhiều sự kiện. Đây là sự kiện lớn và uy tín được Bộ Xây dựng tổ chức thường niên từ năm 2020 nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (Theo Quyết định 280/QĐ-TTg ngày 13-3-2019 của Thủ tướng Chính phủ).

Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm 2024 diễn ra 1 Phiên toàn thể, 4 Hội thảo chuyên đề và 1 Triển lãm các sản phẩm, công trình xanh trong lĩnh vực xây dựng.

Trong đó, phiên toàn thể hướng đến chủ đề “Phát triển công trình xanh: chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

Bốn hội thảo chuyên đề tập trung vào các nội dung như: Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng; Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: giải pháp phát triển bền vững cho tương lai xanh; Quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và hạ tầng xanh; Kết hợp hiệu quả các giải pháp công nghệ và thiết bị hướng đến công trình tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.

Đặc biệt, bên thềm Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam diễn ra Triển lãm các sản phẩm, công trình xanh trong lĩnh vực xây dựng như: Vật liệu xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng; giới thiệu các nhà đầu tư, doanh nghiệp; giới thiệu công nghệ xây dựng, mô hình quản lý dự án xanh…





Nguồn: https://baoquocte.vn/bo-xay-dung-viet-nam-dang-co-khoang-500-cong-trinh-xanh-vuot-chi-tieu-dat-ra-so-voi-ke-hoach-288746.html

Cùng chủ đề

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng trong quý 3-2024

Hiện tượng tăng giá bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM và một số đô thị lớn có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, loại hình, phân khúc, dẫn đến tác động làm tăng giá chung. Nhận định trên được...

Novaland kiến nghị tái cấu trúc nợ trái phiếu, kéo dài thời hạn thêm 4 năm, Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính cho rằng kiến nghị của Novaland phải được xem xét, đánh giá tổng thể, hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. ...

Thị trường phía Nam có thêm 100.000m² nhà kho theo tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế

Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam khởi công giai đoạn 1 dự án nhà kho xây sẵn chất lượng cao Đồng Nai với tổng quy mô toàn dự án lên đến 14,5ha. Ngày 25-10, Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Mới nhất