Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiViệt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu...

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia


Đó là đánh giá của ông Cao Đức Phát – nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tại buổi Toạ đàm “Kết nối và hợp tác công tư trong nghiên cứu chọn tạo và thương mại giống lúa”, do Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa), Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (Vsta) và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại tỉnh Thái Bình ngày 31/5. 

Việt Nam sở hữu bộ giống lúa nhiều quốc gia “mơ ước”

Theo tài liệu tại Toạ đàm, giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong canh tác lúa. Việc chọn tạo giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư, giao các Viện nghiên cứu của nhà nước thực hiện, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và tư nhân tham gia nghiên cứu chọn tạo và thương mại hóa giống lúa.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), từ tháng 6/2014 đến 31/12/2019 đã có 119 giống lúa được công nhận giống quốc gia, hiện vẫn đang được thương mại hóa ra sản xuất. Từ 1/1/2020 đến nay (28/5/2024), có tổng cộng 267 giống lúa được công nhận theo Luật Trồng trọt, trong đó: Công nhận lưu hành 152 giống; gia hạn công nhận lưu hành: 82 giống và công nhận đặc cách: 33 giống lúa.

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia- Ảnh 1.

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội đủ các tiêu chí: Ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, chất lượng tốt…

Việt Nam đang có bộ giống lúa rất đa dạng, đồng thời chất lượng giống ngày được nâng cao. Điều tra của Cục Trồng trọt, tổng diện tích lúa thuần tẻ gieo cấy trong cả nước năm 2015 đạt khoảng 6,821 triệu ha. Hầu hết các giống lúa gieo trồng lớn trong thời kỳ này như IR50404, OM6976, OM4900, Khang dân 18…, tuy có năng suất khá nhưng chất lượng gạo không cao.

Đến năm 2024, giống lúa chất lượng đã chiếm ưu thế trong sản xuất, như: Đài Thơm 8, OM18, OM5451, TBR225, RVT, ĐS1, ST24, ST25… Giống chất lượng gạo thấp IR50404 từ chỗ trên 1,3 triệu ha năm 2015 ở ĐBSCL giảm xuống còn 176.000ha năm 2023. 

Tương tự, giống lúa Khang dân 18 không còn chiếm ưu thế ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, thay vào đó là các giống lúa thuần chất lượng: TBR225, Thiên ưu 8, Đài Thơm 8, HT1, Bắc thơm 7, các giống Japonica, lúa lai chất lượng Thái Xuyên 111, Lai thơm 6…

Cục Trồng trọt đánh giá, Việt Nam đang có bộ giống lúa hội đủ các tiêu chí: Ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, là mơ ước của nhiều nước trong khu vực.

Đồng thời với sự dịch chuyển bộ giống lúa chất lượng cao, giá gạo của Việt Nam hiện đã thuộc top đầu thế giới. Theo các thông tin thị trường, 3 loại gạo chất lượng Đài Thơm 8, OM18 và OM5451 chiếm tới 52% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2023.

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia- Ảnh 2.

Toàn cảnh Toạ đàm “Kết nối và hợp tác công tư trong nghiên cứu chọn tạo và thương mại giống lúa”, do Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa), Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (Vsta) và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại tỉnh Thái Bình ngày 31/5. Ảnh: Tùng Đinh

Việc hợp tác công tư trong nghiên cứu chọn tạo và thương mại giống lúa cũng ngày một phát triển. Nhiều giống lúa của các viện nghiên cứu đã được chuyển nhượng, chuyển giao cho doanh nghiệp, từ đó nhanh chóng được thương mại hóa ra sản xuất và góp phần vào thành tựu xuất khẩu gạo ra nhiều thị trường lớn trên thế giới. 

Nhiều vướng mắc trong hợp tác giữa công và tư trong nghiên cứu, chuyển giao giống lúa

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại biểu tham gia Toạ đàm, chuỗi sản xuất lúa gạo của nước ta đang còn nhiều vướng mắc. Bà Trần Kim Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Vinaseed cho biết, các giống lúa tốt cần có các doanh nghiệp để đưa vào thực tiễn, tuy nhiên từ chính sách cho tới thực tiễn đang có độ trễ so với mong muốn của doanh nghiệp. 

“Nếu không có doanh nghiệp tham gia, không thể chuyển giao được giống lúa chất lượng thành công ra thị trường. Việc hợp tác công tư với mục tiêu huy động nguồn lực, tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp, thị trường, và thời gian qua Vinaseed đã mua đứt bán đoạn nhiều giống lúa để đưa ra thị trường, tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học công nghệ về giống lúa. Thậm chí chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi phí công nhận giống để mình có quyền được “ưu tiên” trong hợp tác sản xuất kinh doanh”. 

Tuy nhiên, bà Liên cho biết, các hình thức hợp tác công – tư giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu đang phụ thuộc vào Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy hoạch việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước”. Điều này khiến các doanh nghiệp không có quyền sở hữu các giống lúa, dù họ có đóng góp vào quá trình nghiên cứu. 

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia- Ảnh 3.

Bà Trần Kim Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Vinaseed cho biết, doanh nghiệp rất muốn hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường về nghiên cứu chọn tạo, chuyển giao giống lúa, song còn vướng mắc nhiều quy định khiến việc mở rộng hợp tác gặp nhiều khó khăn.

Bà Trần Kim Liên cho rằng, cả doanh nghiệp lẫn các viện nghiên cứu đều rất mạnh dạn hợp tác công – tư nhưng đến nay chúng ta vẫn thiếu hành lang pháp lý cụ thể cho việc hợp tác này. Từ năm 2018 đến nay, các viện không thể chuyển giao bản quyền giống cây trồng cho doanh nghiệp dù doanh nghiệp có tham gia vào quá trình nghiên cứu. Thay vào đó chỉ là hình thức chuyển giao quyền sản xuất kinh doanh.

“Rủi ro sinh ra khi chưa có hành lang pháp lý cụ thể, khi các cơ quan thuế, kiểm toán vào làm việc thì hợp đồng có thể bị hủy”, bà Liên nêu vấn đề. Thêm vào đó, tất cả các hợp đồng “mua đứt bán đoạn” giống cây trồng trước năm 2018 đang gặp khó khăn trong việc gia hạn hưu lành, có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp bị mất giống. 

“Khi nhiều bên cùng tham gia vào thì sẽ rất khó tìm tiếng nói chung, có vấn đề không ai chịu trách nhiệm. Vận dụng cơ chế chính sách chưa thông thoáng thì doanh nghiệp rất khó mạnh dạn đổi mới, ứng dụng cái mới và giống mới. Do đó, các cơ quan quản lý cần có chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn các viện nghiên cứu hướng xử lý đối với các giống cây trồng đã bán trước khi thi hành Nghị định số 70/2018/NĐ-CP” – bà Liên đề nghị. 

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch HĐQT Vinaseed, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành các doanh mục quyết định giao quyền giống cây trồng cho các đơn vị. Từ danh mục đó, doanh nghiệp sẽ nắm được các trình tự, thủ tục để tham gia vào quá trình hợp tác, chuyển giao công nghệ. 

“Các cơ quan quản lý cần công khai việc chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào quá trình thương mại hóa các thành tựu nghiên cứu về giống lúa”, bà Trần Kim Liên nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề này, ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, trong thập kỷ qua, ThaiBinh Seed đã chủ trì và phối hợp thực hiện 45 đề tài, dự án cấp quốc gia, cấp bộ, tỉnh, sử dụng ngân sách gần 200 tỷ đồng. Ngoài ra, có khoảng 20 đề tài cấp doanh nghiệp với ngân sách khoảng 8 – 10 tỷ đồng/năm.

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia- Ảnh 5.

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: Minh Huệ

Cùng với đó, đến nay, ThaiBinh Seed đã được công nhận chính thức 20 giống cây trồng mới phục vụ sản xuất. Với bộ giống phong phú, đa dạng, Thaibinh Seed đã góp phần thay đổi cơ cấu giống lúa ở khu vực ĐBSH, đặc biệt có nhiều giống lúa chống bệnh đạo ôn, bạc lá, gãy đổ – đây là 3 vấn đề mà nông dân trồng lúa sợ nhất.

“Hiện chúng tôi đang nghiên cứu các giống lúa chống chịu biến đổi khí hậu rất tốt, nhất là có khả năng chống đổ ngã tốt, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, phát triển hợp tác công tư với một số tổ chức để phổ biến quy trình này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong quá trình thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học, hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc” – ông Báo nói.

“Việc thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu giữa các viện và doanh nghiệp đang rất vướng. Các doanh nghiệp nông nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp làm giống đang gặp khó khăn trong việc đổi mới khoa học công nghệ do hạn chế về nguồn lực kinh tế, kiến thức, nhân lực, trình độ và công nghệ. Đặc biệt việc bảo vệ thương hiệu rất khó khăn. Mạng xã hội bán giống giả rất nhiều, tôi được biết nhiều người quảng cáo bán giống ngô F1 nhập từ Nhật Bản, nhưng thực ra làm gì có.

Bên cạnh đó, hiện tượng bán bao trắng, không thương hiệu không nhãn hiệu vẫn tồn tại khá phổ biến ở ĐBSCL. Còn ở miền Bắc, cũng rất nhiều nơi mua giống lúa xác nhận về, gieo giống rồi bán lại cho nông dân. Ở nước ngoài không được phép làm như vậy, nhưng nước ta thì chưa có cách nào xử lí. Do không bảo vệ được thương hiệu, thì về lâu về dài doanh nghiệp sẽ không ai muốn làm, không thể nào “sống” nổi nếu cạnh tranh bán giống kiểu này” – ông Trần Mạnh Báo nêu vấn đề.

Việt Nam đang có bộ giống lúa hội tụ đủ 5 tiêu chí, là mơ ước của nhiều quốc gia- Ảnh 6.

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học giảm dần qua các năm, từ 1,1% (năm 2017) xuống còn 0,82% (năm 2023).

Thêm nữa, việc thực hiện các đề tài, dự án có hỗ trợ ngân sách nhà nước còn nhiều thủ tục phức tạp, cơ chế tài chính chưa khuyến khích nghiên cứu và phát triển. Do hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chưa thông suốt nên mỗi nơi thực hiện một kiểu.

Để minh bạch cơ chế hợp tác công – tư, Chủ tịch ThaiBinh Seed kiến nghị, thứ nhất, nhà nước phải tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, bởi không có khoa học công nghệ thì không thể phát triển được. Thứ hai, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế hợp tác công tư, chính sách về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu. 

“Các nhà khoa học không có nhiều kinh nghiệm làm thương mại giống, vì vậy tôi cho rằng chúng ta nên khoán sản phẩm khoa học công nghệ. Ví dụ chuyển giao 1 giống cây trồng chiếm bao nhiêu diện tích, thì trả thù lao tương ứng với diện tích đó là xong, sẽ gọn nhẹ và tạo động lực cho tất cả các bên” – ông Báo nói. 





Nguồn: https://danviet.vn/viet-nam-dang-co-bo-giong-lua-hoi-tu-du-5-tieu-chi-la-mo-uoc-cua-nhieu-quoc-gia-20240601185058402.htm

Cùng chủ đề

Anh hùng lao động Trần Mạnh Báo

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói", do Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông...

Giống lúa mới giúp giảm bệnh tiểu đường sẽ trồng đại trà trong năm 2025

Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp, đồng nghĩa với việc bạn có lượng đường trong máu hay vượt mức bình thường và cơ thể không...

Giống lúa thuần TBR97 cho năng suất đạt gần 80 tạ/1ha, nông dân Hà Giang vui mừng đón nhận

 Tại hội nghị, UBND các xã: Quang Minh, Bằng Hành, Vô Điếm, Kim Ngọc, Hùng An, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Yên, Vĩnh Phúc, thị trấn Việt Quang của huyện Bắc Quang đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của giống lúa thuần TBR97, mong...

Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, một người thầy lớn và là “cha đẻ” của nhiều giống lúa ngon ở vựa lúa lớn nhất cả nước, đồng bằng sông Cửu Long. Theo thông tin từ Trường Đại học Nam Cần Thơ, Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự của trường đã qua...

Phát triển sản phẩm quốc gia dựa trên công nghệ tiên tiến

Dựa trên tiến bộ công nghệ, nhiều sản phẩm quốc gia Việt Nam đã ra đời góp phần phát triển kinh tế xã hội thời gian qua. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”. Bước đầu triển khai, chương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Trong những năm gần đây, giới trẻ đang định hình lại xu hướng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống. Với sự phát triển của lối sống hiện đại, những thức uống không chỉ đơn thuần để giải khát mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân cùng phong...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan “trải lòng” về thời khắc có thể là lịch sử liên quan đến bão Yagi

Câu chuyện của bão Yagi để lại cho chúng tôi bài học là phải cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngành hàng nông nghiệp nhằm thích ứng bền vững. Những chiếc lồng bè ở Vân Đồn, Quảng Ninh cần chắc chắn hơn và những bến cảng cần chống chịu được...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

Rau ngót rừng, rau sắng, đặc sản ngọt như mì chính, bổ máu, tăng cơ, ở Bắc Kạn bán đắt hơn thịt cá

Lên vùng miền núi Bắc Kạn vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch hàng năm sẽ bắt gặp mùa rau ngót rừng. Những người dân sinh sống ở nơi đây đã quen với mùa thu hoạch loại rau rừng-rau đặc sản này. ...

Loạt lô cốt cách nhau hơn 20 mét trên tuyến đường huyết mạch ở Hà Nội

Hàng loạt lô cốt phục vụ gói thầu số 4 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá trên đường Trần Phú và đoạn giao với đường Vũ Trọng Khánh (Hà Đông) khiến khu vực này thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. ...

Bài đọc nhiều

Sức mạnh cốt yếu nhất của thông tin cơ sở là gần dân, trực tiếp

Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại “Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024”, ngày 8/10/2024. Thông tin cơ sở là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng Thông tin cơ sở (TTCS) là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam, là hệ...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024

Sáng 11/10, tại Hà Nội, trong không khí chúc mừng kỉ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam đã diễn ra Chương trình trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

10 năm lan tỏa kỹ năng sơ cấp cứu, giúp hàng ngàn người bị nạn mỗi năm

Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) đã kỷ niệm 10 năm ra đời, bắt đầu hành trình lan tỏa sơ cấp cứu tại Việt Nam ngày 4-11. Người hùng sơ cứuLà một trong những học viên tiêu biểu...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Mang ‘hồn’ quê hương đi muôn nơi

Năm 2009, chàng trai Nguyễn Đức Nhật Thuận vào TP.HCM học đại học. Đặt chân tới TP.HCM học tập và sinh sống, anh nhớ da diết những hương vị, món ăn ở quê mà không thể tìm được nơi bán. Cuộc thi Lan tỏa...

10 năm lan tỏa kỹ năng sơ cấp cứu, giúp hàng ngàn người bị nạn mỗi năm

Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) đã kỷ niệm 10 năm ra đời, bắt đầu hành trình lan tỏa sơ cấp cứu tại Việt Nam ngày 4-11. Người hùng sơ cứuLà một trong những học viên tiêu biểu...

Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở mức thấp, “trong ngưỡng cho phép”

Về thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép, mừng là ở mức thấp, chiếm 7,92%, con số tuy chưa an tâm nhưng có thể chấp nhận được. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch...

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

(Tổ Quốc) - Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. ...

Mới nhất

Xu thế TOD đang lên ngôi

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị dựa trên hệ thống giao thông công cộng, đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đang chú trọng phát triển theo mô hình này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. TOD (Transit Oriented Development) là...

Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Tập trung vào quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhắm vào phân khúc premium so với thị trường, doanh thu 9 tháng đầu năm của Nafoods Group (HOSE: NAF) sụt giảm nhưng biên lãi gộp cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận...

Asia Group với biến động cổ đông lớn trước thềm niêm yết

Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Mang ‘hồn’ quê hương đi muôn nơi

Năm 2009, chàng trai Nguyễn Đức Nhật Thuận vào TP.HCM học đại học. Đặt chân tới TP.HCM học tập và sinh sống, anh nhớ da diết những hương vị, món ăn ở quê mà không thể tìm được nơi bán. ...

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Mới nhất