Sáng 5/8, tại Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với Công nghiệp Văn hóa”. Đây là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đăng cai chủ trì.
Tái công nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông” giai đoạn phát triển mới 2024 – 2027
|
Chuyên gia trong nước và quốc tế tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa
|
Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) được tổ chức thường niên, nhằm thúc đẩy giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông toàn cầu. Năm 2024, với việc đăng cai tổ chức của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội nghị lần thứ 43 đã trở thành diễn đàn quan trọng để thảo luận và định hình các hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc (Ảnh: T.L). |
Tại hội nghị Ban chấp hành, các quốc gia thành viên của WFUCA báo cáo, tổng kết, đánh giá các hoạt động thực thi trong giai đoạn 2023-2024; thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới; bầu các vị trí lãnh đạo của nhiệm kỳ mới và thảo luận một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị lần thứ 44.
Điểm nhấn đáng chú ý của Hội nghị năm nay là việc các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vai trò của công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sinh kế và bảo tồn di sản văn hóa.
Đại hiểu quốc tế trình bày tham luận (Ảnh: T.L). |
Hội nghị quy tụ 40 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới (WFUCA) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Kazakhstan, Rumani… cùng hàng trăm đại biểu từ các cơ quan, ban ngành, tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học uy tín tại Việt Nam. |
Với sự đồng thuận cao, các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên ngôn Hạ Long về “Kinh tế sáng tạo – Kết nối Văn hoá vì Hoà bình và Phát triển bền vững”. Bản tuyên ngôn cam kết thúc đẩy các mô hình kinh tế trên cơ sở công bằng và bền vững, nâng cao chất lượng sống của mọi thành viên cộng đồng; ủng hộ các chính sách kinh tế thân thiện với môi trường và xã hội, đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến các thế hệ tương lai.
Đồng thời, Bản tuyên ngôn cũng hướng tới việc bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hoá, thúc đẩy những sáng kiến biến các di sản này thành tài sản phục vụ cho sự phát triển và gia tăng hạnh phúc của nhân loại; tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng văn hoá, coi việc thấu hiểu và tôn trọng giữa các nền văn hóa là tiền đề của hòa bình và thịnh vượng.
Hội nghị thu hút nhiều chuyên gia quốc tế (Ảnh: T.L). |
Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa” là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa nói chung, tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và cá nhân trong nước cũng như trên thế giới kết nối, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.
Năm 2024 cũng ghi dấu một thập kỷ kể từ khi TW Ðảng ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị TW 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Từ nghị quyết nói trên, công nghiệp văn hóa không chỉ là nguồn lực tạo ra giá trị kinh tế, góp phần truyền bá di sản văn hóa của một quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự cũng như hoạt động của Phong trào UNESCO trên toàn thế giới. Thông qua các chương trình, dự án, Phong trào UNESCO tạo ra sự hiểu biết, tôn trọng giữa các quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững và trao truyền các giá trị văn hóa tới tương lai. |
Nguồn: https://thoidai.com.vn/viet-nam-dang-cai-to-chuc-hoi-nghi-bch-lien-hiep-cac-hoi-unesco-the-gioi-lan-thu-43-203179.html