Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận...

Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.

Talk UPR
Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis chia sẻ về những nỗ lực nghiêm túc, cởi mở của Việt Nam qua các chu kỳ UPR. (Ảnh: Tuấn Việt)

Ngày 7/5 vừa qua, Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ).

Nhân dịp này, Báo Thế giới & Việt Nam trò chuyện cùng Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis về những nỗ lực nghiêm túc, cởi mở của Việt Nam qua các chu kỳ UPR.

Bà nhận định như thế nào về phiên Đối thoại UPR của Việt Nam (ngày 7/5) với sự tham gia của nhiều nước thành viên LHQ?

Trong phiên đối thoại UPR lần thứ IV, Việt Nam đã nhận được 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia. Các quốc gia khác trong cùng phiên đối thoại nhận được ít hơn 100 khuyến nghị từ các nước thành viên.

So với chu kỳ UPR lần thứ III, số lượng khuyến nghị tại chu kỳ IV từ các quốc gia thành viên đã tăng 10%, từ 291 lên 320.

Đây là những tín hiệu rất tích cực.

Những con số này cho thấy sự quan tâm lớn từ các quốc gia thành viên LHQ trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quyền con người.

Điều này cho thấy tầm quan trọng chung mà chúng tôi, với tư cách cộng đồng quốc tế, hướng tới sự phát triển bao trùm và bền vững.

Sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia thành viên LHQ cũng cho thấy vị thế cao của Việt Nam trong các cơ chế nhân quyền đa phương, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việc mở rộng và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tương lai sẽ không kém phần quan trọng. Đảm bảo sự tham gia của toàn xã hội trong suốt quá trình là điều then chốt, đặc biệt ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương.

Rõ ràng, Việt Nam rất coi trọng cơ chế UPR cũng như các nguyên tắc minh bạch, khách quan, đối thoại và hợp tác của cơ chế này?

LHQ nhận thức rằng, mỗi quốc gia đều có con đường phát triển độc lập, dựa trên hoàn cảnh và điều kiện riêng; cũng như dựa trên các thế mạnh và thách thức đặc thù. Mỗi quốc gia cần có con đường riêng hướng tới phát triển bao trùm và bền vững hơn trong thúc đẩy quyền con người cho tất cả thành viên xã hội.

Đồng thời, như Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã nhấn mạnh trong các bài phát biểu của mình, có những hoạt động nhất định giúp thúc đẩy và tăng cường việc tôn trọng quyền con người phổ quát.

Một trong những ví dụ mà ông nêu bật là việc có một khung pháp lý mạnh mẽ lấy nhân quyền làm trung tâm. Thứ trưởng cũng lưu ý rằng, phát triển kinh tế – xã hội bao trùm và xanh, cũng như giảm nghèo đa chiều có đóng góp đáng kể vào thúc đẩy quyền kinh tế và xã hội. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam đạt nhiều tiến bộ.

Khi nghiên cứu phát biểu và khuyến nghị từ 133 quốc gia thành viên LHQ, chúng tôi nhận thấy rằng, các vấn đề này xuất phát từ môi trường kinh tế – xã hội và chính trị đa dạng. Song chúng tôi cũng tìm ra nhiều điểm đồng thuận trong các khuyến nghị của họ.

Ví dụ, 47 quốc gia đưa ra khuyến nghị về bình đẳng giới, nâng cao quyền cho phụ nữ và phòng chống bạo lực giới. Phái đoàn Việt Nam nhận định đây là ưu tiên của mình, nhấn mạnh việc thông qua Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và một số kế hoạch hành động tổng thể về phòng, chống bạo lực giới, bạo lực gia đình.

Nhiều quốc gia cũng đưa ra khuyến nghị về việc điều chỉnh áp dụng án tử hình ở Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt ghi nhận số lượng lớn các khuyến nghị về vấn đề này. Ông giải thích, dù điều kiện hiện tại ở Việt Nam chưa cho phép bãi bỏ hoàn toàn, nhưng Việt Nam đang tiến hành các bước để giảm số lượng tội phạm chịu hình phạt này và tăng cường biện pháp bảo vệ trong việc kết án và thi hành án.

Vì vậy, trong khi mỗi quốc gia chọn con đường phát triển riêng, vẫn có những biện pháp có thể tăng cường sự tuân thủ của các nước thành viên LHQ đối với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế mà họ phê chuẩn.

Việc có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về cách mỗi quốc gia có thể thúc đẩy và bảo vệ các quyền xã hội, kinh tế, dân sự và chính trị cơ bản theo hoàn cảnh riêng – là mục đích và trọng tâm của chu kỳ rà soát UPR.

Thưa bà, phiên đối thoại này phản ánh như thế nào những nỗ lực và cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025?

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.

Phái đoàn Việt Nam cho biết, Việt Nam sẵn sàng xem xét các phát biểu và khuyến nghị từ các quốc gia thành viên khác theo cách xây dựng và hợp tác.

Sự cởi mở trong đối thoại quốc tế về nhân quyền thể hiện nỗ lực của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã tích cực tham gia vào diễn đàn đa phương này, dẫn đầu các sáng kiến như kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và đồng tài trợ các nghị quyết hằng năm về quyền con người và biến đổi khí hậu.

Sự cởi mở trong đối thoại quốc tế về nhân quyền thể hiện nỗ lực của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã tích cực tham gia vào diễn đàn đa phương này, dẫn đầu các sáng kiến như kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và đồng tài trợ các nghị quyết hàng năm về quyền con người và biến đổi khí hậu.

Đầu năm nay, Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố Việt Nam sẽ tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.

Điều này cho thấy Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đảm nhận trách nhiệm quan trọng của thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Trách nhiệm này bao gồm việc thể hiện những nỗ lực cụ thể nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và các hiệp ước nhân quyền mà Việt Nam phê chuẩn.

Thời gian qua, LHQ đã tham gia và hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình UPR như thế nào?

Giống các chu kỳ UPR trước, Nhóm các tổ chức của LHQ tại Việt Nam đã nỗ lực hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam thúc đẩy một quá trình UPR thiết thực, hướng đến kết quả và bao trùm.

Chúng tôi làm điều này trong khuôn khổ khung Hợp tác Chiến lược LHQ-Việt Nam giai đoạn 2022-2026 và phù hợp với vai trò tiêu chuẩn của LHQ tại tất cả các quốc gia trải qua quy trình xem xét UPR.

Hỗ trợ của chúng tôi tập trung vào hai lĩnh vực:

Thứ nhất và quan trọng nhất, là tạo điều kiện cho nhiều bên liên quan tham gia trong suốt quy trình UPR.

Trên thế giới, sự tham gia có ý nghĩa của các tổ chức xã hội-chính trị và chuyên môn đa dạng, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và các nhóm dễ bị tổn thương trong quy trình UPR là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của LHQ nhằm đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong đó bao gồm thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người di cư, người LGBTI và người khuyết tật.

Chúng tôi hy vọng trong các bước ưu tiên và thông qua khuyến nghị sắp tới, các nỗ lực để đảm bảo sự tham gia các nhóm này có thể được tăng cường. LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt mục tiêu đó.

Lĩnh vực thứ hai là cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật giúp thúc đẩy việc thực hiện các khuyến nghị UPR.

Các hỗ trợ kỹ thuật nêu trên phù hợp với các ưu tiên chung được đồng thuận trong khuôn khổ Khung hợp tác chiến lược của chúng tôi với Việt Nam, cụ thể là phát triển xã hội bao trùm; ứng phó biến đổi khí hậu, khả năng chống chịu thiên tai và môi trường bền vững; thịnh vượng chung thông qua chuyển đổi kinh tế; và quản trị – tiếp cận công lý.

Thông qua các chương trình hợp tác phát triển của LHQ tại Viêt Nam, chúng tôi tiếp tục đóng góp vào việc thực hiện các khuyến nghị UPR.

Các chương trình của chúng tôi nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chống bạo lực giới, tăng cường hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em, củng cố các hệ thống bảo trợ xã hội, thúc đẩy quyền và sự tham gia của người khuyết tật, và chống buôn bán người.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp phản hồi và tư vấn kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam về các ưu tiên để thúc đẩy con đường riêng, đảm bảo chủ quyền hướng tới việc mở rộng sự tôn trọng các quyền con người.

Chúng tôi cảm thấy biết ơn và vinh dự được đóng vai trò đó trên nền tảng hơn 45 năm hợp tác tin cậy và rất hiệu quả giữa LHQ và Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!





Nguồn: https://baoquocte.vn/dieu-phoi-vien-thuong-tru-cua-lhq-pauline-tamesis-viet-nam-coi-mo-trong-doi-thoai-upr-san-sang-dam-nhan-trach-nhiem-quoc-te-272085.html

Cùng chủ đề

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Làng trồng rau của Việt Nam nhận giải thưởng thế giới

(NLĐO) – Vượt qua 260 hồ sơ đăng ký từ 60 quốc gia, Làng rau Trà Quế tại tỉnh Quảng Nam được trao giải thưởng "Làng Du lịch tốt nhất" của UN Tourism. ...

Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng

Hai chiếc máy bay thương mại của Mỹ bị tấn công ở Haiti vào ngày 11/11 khiến Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) phải ban hành lệnh cấm khẩn cấp.

Taliban lần đầu tham dự hội nghị khí hậu COP29 của Liên hợp quốc

(CLO) Đây là lần đầu tiên các quan chức chính quyền Taliban ở Afghanistan tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên về khí hậu của Liên hợp quốc (COP) kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền vào năm 2021. ...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Đức bất ngờ điện đàm với Tổng thống Nga, Ukraine nói chẳng ích lợi gì

Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau gần 2 năm.

Cách quét mã QR Wechat trên iOS, Android đơn giản nhất

Quét mã QR WeChat trải nghiệm các tính năng hiện đại khi trò chuyện và kết nối bạn bè? Hãy cùng tìm hiểu cách quét mã vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây!

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho rằng vẫn tồn tại “hy vọng khiêm tốn” về khả năng nối lại đối thoại Nga-Mỹ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bởi vì trong thời điểm hiện tại, triển vọng đối thoại song phương đơn giản là không tồn tại.

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo và ứng dụng độc hại.

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Cùng chuyên mục

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn đồng hành cùng phụ nữ biên cương cho 13 phụ nữ nghèo của huyện biên giới Ea Súp với tổng...

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia...

Ngày 15/11, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp cùng Bộ Công an và UN Women tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái, hướng tới bình đẳng và...

Hà Nội ủy quyền cho địa phương về công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư

Từ ngày 12/11/2024 đến 12/11/2026, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố cho UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại). Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cưNhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô, từ ngày 12/11/2024 đến 12/11/2026, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền...

Mới nhất

Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, nhiều thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia. Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so...

Tôm càng xanh, tôm sú là vật nuôi chủ lực đang tăng giá tốt nhất ở Kiên Giang, xúc lên bán trúng

Theo thông tin từ các thương lái thu mua tôm, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Kiên Giang...

Đề thi đánh giá năng lực đổi cấu trúc, thí sinh đổ xô ôn toán, tiếng Anh

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực vào năm tới, thí sinh...

Cách quét mã QR Wechat trên iOS, Android đơn giản nhất

Quét mã QR WeChat trải nghiệm các tính năng hiện đại khi trò chuyện và kết nối bạn bè? Hãy cùng tìm hiểu cách quét mã vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây!

Mới nhất