Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcViệt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở...

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?


Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế theo học tại một trường ĐH Việt Nam, tháng 10.2023

Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu ròng người học

Báo cáo “Việt Nam – Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á: Bài học và dẫn chứng” do Bộ GD-ĐT và Hội đồng Anh đồng thực hiện đã giới thiệu một số phát hiện, phân tích ban đầu hôm 26.9. Đây là kết quả sau khi nhóm nghiên cứu xem xét các chính sách, tài liệu liên quan, khảo sát 120 trường ĐH tại Việt Nam, phỏng vấn chuyên sâu với hơn 30 bên liên quan ở Việt Nam và nước ngoài…

Báo cáo cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 3 về xuất khẩu ròng học sinh, sinh viên, với số lượng người Việt theo học ở các quốc gia khác lớn hơn nhiều so với số lượng người nước ngoài học tại Việt Nam. Tính riêng năm 2021, con số này là 129.000 người và xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ. Đây cũng là thực trạng của Singapore, Malaysia vào đầu những năm 2000.

“Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều đã ‘lấy lại’ được sự cân bằng và hiện là những quốc gia nhập khẩu ròng, thu hút số lượng lớn sinh viên theo học tại chính quốc gia của mình. Hay như các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia này đang là một trong những điểm đến du học quốc tế phát triển nhanh nhất thế giới”, báo cáo nêu, từ đó đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách.

Cụ thể, để đạt mục tiêu trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới tại Đông Nam Á, Việt Nam nên tạo môi trường thuận lợi để sinh viên quốc tế đến và học tập, đồng thời phải quốc tế hóa giáo dục ở cấp độ vĩ mô. Song song đó, nước ta cũng cần thu hút thêm sinh viên quốc tế, tăng số lượng các chương trình liên kết đào tạo, cơ sở chi nhánh của trường ĐH nước ngoài và tạo môi trường đầu tư giáo dục thuận lợi.

Báo cáo cũng nhấn mạnh một số bài học để trở thành một điểm đến giáo dục quốc tế. Đó là xây dựng một thương hiệu giáo dục quốc gia, cam kết với một chiến lược giáo dục quốc tế, mở rộng các chương trình dạy bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ thông dụng khác, thu thập dữ liệu giáo dục ĐH một cách có hệ thống, phát triển cổng thông tin cho người học và các hỗ trợ cho nhóm này…

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 2.

So sánh các chính sách về giáo dục quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia ở thời điểm hiện tại

“Việt Nam mong muốn trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, khuyến khích các trường ĐH quốc tế thành lập phân hiệu tại Việt Nam, khuyến khích các trường ĐH trong nước tăng cường hợp tác với các trường ĐH quốc tế có uy tín để phát triển chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Điều này không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu mà còn góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và nghiên cứu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao trong khu vực”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ tại sự kiện.

Ra mắt cổng thông tin về liên kết đào tạo

Theo thông tin từ báo cáo, về số lượng sinh viên quốc tế, Việt Nam hiện tiếp nhận 4.300 – 5.000 sinh viên từ các chương trình chính khóa, 1.400 – 3.900 sinh viên từ các chương trình ngắn hạn mỗi năm. Trong đó, sinh viên chính khóa chủ yếu đến từ Lào, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Trung Quốc, và sinh viên ngắn hạn chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines và Pháp.

Đáng chú ý, 43,7% sinh viên chính khóa và 62,7% sinh viên ngắn hạn chủ yếu học tại 5 trường ĐH Việt Nam, cho thấy hiện chỉ có một nhóm nhỏ các trường có khả năng thu hút sinh viên quốc tế. Và tính tới tháng 6.2024, Việt Nam có 369 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang được triển khai, trong đó Anh là quốc gia dẫn đầu với 120 chương trình.

“Liên kết giáo dục quốc tế là một phần không thể thiếu trong việc phát triển các chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên trong một quốc gia và giữa các quốc gia. Chúng tôi luôn mong muốn tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động liên kết đào tạo, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại trải nghiệm học tập tốt cho học viên cũng như tăng tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp”, bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, chia sẻ trong phần trình bày báo cáo.

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 3.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự sự kiện hôm 26.9

Tại sự kiện, Bộ GD-ĐT cũng chính thức ra mắt Cổng thông tin về liên kết đào tạo. Đây là dự án với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh, sẽ là nơi cung cấp thông tin chính thức, khách quan cho những ai quan tâm tới hoạt động liên kết đào tạo, chương trình hợp tác, chương trình giảng dạy và những quy định liên quan. Cổng thông tin hiện đã mở và có thể truy cập tại địa chỉ https://hed.moet.gov.vn/.

Cùng ngày cũng diễn ra chương trình thảo luận bàn tròn về việc thúc đẩy giáo dục xuyên quốc gia giữa Anh và Việt Nam do Đại sứ quán Anh, Hội đồng Anh và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức. Ông Marcus Winsley, Phó đại sứ, Đại sứ quán Anh ở Việt Nam, nhấn mạnh tại chương trình rằng quan hệ Anh và Việt Nam đang ở mức cao nhất, trong đó giáo dục là trụ cột chính.




Nguồn: https://thanhnien.vn/viet-nam-co-the-tro-thanh-diem-den-giao-duc-moi-o-dong-nam-a-185240927182317951.htm

Cùng chủ đề

Thu hút các trường đại học nước ngoài uy tín thành lập phân hiệu tại Việt Nam

Ngày 26-9, tại Hải Phòng, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị hợp tác đầu tư với nước ngoài trong giáo dục năm 2024. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT, hiện nay, có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam, cao nhất 9 năm qua. Các trường đại học Việt Nam tích cực thu hút và tạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ngành hàng không lan tỏa giá trị tốt đẹp qua chương trình giao lưu với học sinh

Nếu chúng ta đầu tư hệ thống trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn hiện đại để bảo đảm an ninh, an toàn tốt nhất cho con người là đã hy sinh một phần lợi nhuận, lợi ích của doanh nghiệp hàng không; nhưng nếu những hệ thống trang thiết bị đó có những ảnh hưởng, tác động tới môi trường sống của con người thì chúng ta lại cần tiếp...

Trưởng phòng GDĐT, hiệu trưởng lên tiếng

Phụ huynh phản đối các khoản thu đầu năm học Trước đó, phụ huynh này chia sẻ, rất bất ngờ khi nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm về việc phân công phụ huynh tới trực nhật lớp vào 17h hàng ngày."Giáo viên cho biết...

Trường học kêu gọi đóng góp để phụ cấp cho bảo mẫu, TP Thủ Đức chỉ đạo dừng ngay

Chiều 26-9, tại họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - phó Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức - đã thông tin về việc một số phụ huynh có con học tại trường tiểu học phản ánh nhà trường kêu gọi phụ huynh ủng hộ để chi trả phụ cấp tháng 8...

Cách học giúp nam sinh Việt trở thành thủ khoa toàn khoa tại đại học lâu đời nhất Đài Loan

Khoa cho biết lý do chọn Đài Loan xuất phát từ sự hứng thú về các chủ đề an ninh (security) và bản sắc (identity) đặc trưng của nơi này, cũng là nơi được coi là ‘điểm nóng’ của Châu Á - Thái Bình Dương. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh mầm non ăn cơm với gừng chấm muối, huyện Mù Cang Chải nói gì?

Tối 26-9, trong bản tin Chuyển động 24h trên VTV1 đã phát phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái" khiến nhiều người không khỏi xót xa khi thấy học sinh mầm non phải ăn cơm với gừng chấm muối, cơm đường...Phóng sự được ghi nhận tại điểm trường Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù...

Lễ khai giảng đầu tiên của Trường đại học Khoa học Sức khỏe

Đây là lễ khai giảng đầu tiên của Trường đại học Khoa học sức khỏe sau khi nâng tầm phát triển từ Khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường đại học Khoa học sức khỏe vào tháng 6 năm nay. Trong diễn văn khai giảng của Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Vạn Phước, Hiệu trưởng danh dự Trường đại học Khoa học sức khỏe nhấn mạnh, lễ khai...

Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo

 Hội thảo khoa học "Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ...

Cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đối với ông Nguyễn Viết Hiển

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Viết Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo do sai phạm tại Kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 4/9, trên cơ sở chỉ tiêu được giao, số lượng học sinh không nhập học và đề nghị của Hội đồng tuyển sinh các trường Trung học phổ...

Mới nhất

Công bố 12 Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

VOV.VN - Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam năm 2024 (VCA 2024) được trao cho 12 tổ chức, cá nhân của 8 hạng mục là những cá nhân, đơn vị xuất sắc, có sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng.   Năm thứ hai tổ chức, giải thưởng Sáng tạo nội dung số...

Báo Xây dựng chấm vòng chung khảo Cuộc thi viết về ‘Công trình xanh Việt Nam’

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Dũng, Tổng Biên tập Báo Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng chấm giải cho biết: “Khi được lãnh đạo Bộ Xây dựng...

Bắc Kạn có tân Phó Chủ tịch UBND và  Phó HĐND tỉnh

Bà Trần Thị Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được bầu giữ...

iPhone 16 thành chủ đề nóng nhất mạng xã hội Việt Nam sau 12 giờ giao hàng

  Chỉ 12 tiếng sau khi iPhone 16 Series được giao tới tay người dùng, dòng điện thoại này đã trở thành chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Việt. Theo ghi nhận từ nền tảng SocialTrend của YouNet Media, chỉ sau 12 tiếng (từ 0 giờ - 12 giờ sáng ngày 27/9) kể từ khi các đại lý chính...

Một bệnh nhân nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” sau lũ lụt ở Lào Cai

Tại tỉnh Lào Cai, một ca bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vừa phải nhập viện. Trong khi tại vùng cao tỉnh Hà Giang, cơ quan y tế vừa kết luận 72 học sinh có chung triệu chứng buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy... là do ngộ độc thực phẩm. Ngày 27-9, thông tin từ...

Mới nhất