Trang chủNewsViệt Nam cam kết hợp tác xây dựng lưu vực sông Mekong...

Việt Nam cam kết hợp tác xây dựng lưu vực sông Mekong thịnh vượng, công bằng

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 5/4, tại thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 đã được tổ chức với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong”.

Chú thích ảnh
<em>Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư <em>

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.

Cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước Thái Lan; lãnh đạo và đại diện các Đối tác Đối thoại, Đối tác Phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Chú thích ảnh
<em>Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu <em>

Tại hội nghị, lãnh đạo các nước thành viên Ủy hội và đại diện các Đối tác Đối thoại, Đối tác Phát triển, các tổ chức quốc tế đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của Ủy hội; các thách thức và nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để phát triển bền vững lưu vực sông Mekong.

Chú thích ảnh
<em>Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen phát biểu <em>

Các thành viên Ủy hội phân tích, đánh giá các thách thức, cơ hội liên quan đến nguồn nước, bao gồm các vấn đề phát triển bền vững và quản lý môi trường lưu vực; xác định các định hướng phát triển, quản lý lưu vực; tiếp tục khẳng định cam kết chính trị ở cấp cao nhất trong việc tăng cường thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong năm 1995 và chức năng của Ủy hội; tiếp tục khẳng định các mục đích, nguyên tắc hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực; ghi nhận các thành tựu đạt được từ các hội nghị cấp cao trước đây.

Chú thích ảnh
<em>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư<em>

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò không thể thiếu của Ủy hội sông Mekong quốc tế, đề cao việc Uỷ hội đã thực hiện hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ của một tổ chức lưu vực sông quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định giá trị lâu dài của Hiệp định Mekong năm 1995.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của các Đối tác Đối thoại, các Đối tác Phát triển và các Đối tác quốc tế khác trong khu vực luôn tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam cùng các nước trong khu vực để bảo vệ dòng chảy chính, dòng chảy tự nhiên của dòng sông Mekong mang lại kết hợp tác hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng cho rằng lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức rất lớn do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, sức ép của yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng. Điều đó làm cho nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực cho tất cả các quốc gia trong lưu vực, đặc biệt là hơn 60 triệu người dân trong lưu vực.

Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam đang cảm nhận rõ nét nhất những tác động nặng nề này. Dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ du và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Đồng bằng thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán nghiêm trọng và hiện tượng xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 1-1,5 tháng với phạm vi và cường độ lớn hơn so với trước đây. Năm 2020, lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm chỉ còn bằng 1/3 lượng phù sa của trước đó 15 năm… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hơn 20 triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

Trước thực trạng đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ủy hội tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong năm 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụng nước đã được xây dựng, nhất là các nguyên tắc nền tảng về bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.

Chú thích ảnh
<em>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư<em>

Thủ tướng nhấn mạnh mọi chính sách và hành động liên quan của Ủy hội và các nước thành viên cần lấy con người làm trung tâm, đảm bảo sinh kế bền vững của người dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân sinh sống trong lưu vực; tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; nỗ lực xây dựng Ủy hội trở thành một trung tâm tri thức, cung cấp các thông tin, số liệu và kiến thức về lưu vực, các dịch vụ tư vấn nhằm giúp các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác thực hiện chức năng của mình.

Các quốc gia cần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ các quy hoạch cấp vùng về nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và Mặt Trời, kết nối và nâng cấp mạng lưới điện của vùng, qua đó góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành, nâng cao năng lực thực thi của Ủy hội; tiếp tục phát huy tinh thần “tự do giao thông thủy”; sớm tiến hành đánh giá thực chất, toàn diện về quá trình thực hiện ven sông hóa Ủy hội để từ đó tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức, thể chế và phương thức làm việc của Ủy hội, bảo đảm bộ máy tinh gọn, ổn định, hiệu lực, hiệu quả…

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác tăng cường hợp tác, hỗ trợ Ủy hội về nguồn lực tài chính, tri thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, các hoạt động của Ủy hội cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa với các hoạt động thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN, các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, cũng như Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2028 và những cam kết tại Hội nghị Liên hợp quốc về Nước vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn đề cao vai trò của Ủy hội và cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên để triển khai thành công các chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động của Ủy hội, vì mục tiêu xây dựng lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN.

Chú thích ảnh
<em>Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng Campuchia Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư <em>

Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung – Tuyên bố Viêng Chăn nhằm tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cao nhất của 4 quốc gia thành viên, các mục đích và nguyên tắc hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong, cũng như xác định các trọng tâm hợp tác của Ủy hội trong thời gian tới.

Tin: Phạm Tiếp; ảnh: Dương Giang (TTXVN)

Cùng chủ đề

Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

“Tỉnh Trà Vinh cần nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…”. Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm...

Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại

Khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại trong thời gian tới. Khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại trong thời gian tới. ...

Bất động sản Cần Thơ “khát” sản phẩm đất nền chuẩn chỉnh

Trên đà khởi sắc của thị trường bất động sản, đất nền Cần Thơ là phân khúc nổi bật thu hút nhà đầu tư vốn đang tìm kiếm những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và bền vững. Bất động sản Cần Thơ “khát” sản phẩm đất nền chuẩn chỉnhTrên đà khởi sắc của thị trường bất động sản, đất nền Cần Thơ là phân khúc nổi bật thu hút nhà đầu tư vốn đang tìm kiếm...

Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ năm sau cao hơn năm trước

Đồng thuận với việc phải tháo gỡ thể chế cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội chưa an tâm về nội dung của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ "năm sau cao hơn năm trước"Đồng thuận với việc phải tháo gỡ thể chế cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội...

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng

Doanh thu 9 tháng đầu năm của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đạt hơn 1.746 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ và hoàn thành 62% mục tiêu đề ra. Doanh thu 9 tháng đầu năm của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đạt hơn 1.746 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ và hoàn thành 62% mục tiêu đề ra. Sở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam. Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi, trân châu, hạt sen, đậu ngọt, hạt dẻ nước hoặc thạch... Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến ẢNH: PN...

Toàn cảnh tuyến đường gần 750 tỷ đồng ở Hà Nội dự kiến thông xe cuối năm nay

(VTC News) - Sau gần 2 năm triển khai, dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối hai quận phía Tây Nam Hà Nội đạt hơn 80% tiến độ, dự kiến về đích cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đoạn từ Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông) khởi công đầu năm 2023. Công...
09:00:16

Cổ vật bằng vàng của người Champa

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra nhiều dấu tích về khai thác vàng của người Champa xưa. Những mỏ vàng ở Trung Bộ trước đây thuộc sở hữu của vương quốc Champa đã từng cung cấp một khối lượng lớn vàng đáp ứng cho các vương triều của họ. Vùng đất Quảng Nam từng là kinh đô, thánh địa của người Champa với những di tích nổi tiếng như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương... Nơi đây từng...

“Mắt thần” miền Trung dưới chân đỉnh Hải Vân

(Dân trí) - Sơn Chà hay Hòn Chảo là một đảo nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân đỉnh Hải Vân. Nơi đây có những người lính biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày đêm canh gác, bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Cách đất liền khoảng 10 hải lý, nhìn từ xa đảo Sơn Chà nổi lên tựa chiếc chảo úp nên còn được gọi là Hòn Chảo. Đảo rộng chừng 1,5km2 nhưng có đầy đủ địa...
11:22:22

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống Việt Nam – Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là một trong những nhà Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-truyen-thong-viet-nam-an-do-19323.htm

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

“Tỉnh Trà Vinh cần nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…”. Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm...

Khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Kinhtedothi - Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh;...

Tham vấn chính trị lần thứ 10 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam

(ĐCSVN) - Hai bên đã đánh giá toàn diện về quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Ai Cập thời gian qua, thể hiện qua kết quả của các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước, trong đó nổi bật là cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly nhân dịp tham dự Hội nghị Đầu tư tương lai 8 (FII8) tháng 10/2024 tại...

Huyện mới của Lâm Đồng có Trưởng Công an 37 tuổi

(NLĐO) - Thiếu tá Đào Huy Dương được bổ nhiệm làm Trưởng Công an huyện Đạ Huoai mới (tỉnh Lâm Đồng) sau khi sáp nhập 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. ...

Không khí lạnh mạnh tuần tới, miền Bắc khả năng giảm thấp nhất 9 độ

Khoảng ngày 5-6/12, miền Bắc khả năng đón đợt không khí lạnh cường độ mạnh, trời chuyển rét kèm mưa rải rác. Dự báo một số tỉnh miền núi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 9-10 độ; nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội giảm còn 20 độ. Miền Bắc vừa đón đợt rét diện rộng đầu tiên của mùa đông 2024-2025. Sáng sớm 23/11, trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) xuất hiện sương muối khi nhiệt độ xuống 1-2...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại

“… Em cao nguyên huyền thoại Em cao nguyên cỏ dại Một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi…” (trích lời bài hát Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột - Nguyễn Cường) Thật vậy, Tây Nguyên luôn là những hình ảnh thân quen với cồng chiêng, đất đỏ bazan, voi và đồng bào. Nhưng Tây Nguyên cũng...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam

(MPI) - Ngày 27/11/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ với chủ đề "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung". ...

Tuần lễ du lịch TP.HCM lần thứ 4: Loạt sự kiện và ưu đãi, nhiều tour miễn phí

UBND TP.HCM công bố kế hoạch tổ chức Tuần lễ du lịch TP.HCM lần thứ 4, dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 12-12 tại TP Thủ Đức và 21 quận, huyện trên địa bàn, đánh dấu mùa lễ hội cuối năm đầy sôi động. ...

Khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Kinhtedothi - Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tham dự chương trình...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại