Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO hai lần công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Tây Nguyên.
Trong Công viên địa chất toàn cầu Ðắk Nông, núi lửa Nâm Kar thuộc thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, là một trong những núi lửa trẻ, hình thành do sự kết hợp giữa phun trào và phun nổ. (Nguồn: Báo Nhân dân) |
Công viên địa chất Ðắk Nông được UNESCO hai lần công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Phát huy các thế mạnh về văn hóa bản địa và khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, Ðắk Nông đang xây dựng tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn liền với khai thác hiệu quả các thế mạnh riêng có.
C7 Chư Bluk là một hang động nổi tiếng trong quần thể các hang động núi lửa của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ðắk Nông. (Nguồn: Báo Nhân dân) |
Chủ trương của tỉnh là phát triển tập trung về khu vực Tà Ðùng – nơi có hồ Tà Ðùng được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên” và hệ thống di sản, cảnh quan thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ðắk Nông, liên kết theo hai tuyến quốc lộ tạo thành chuỗi kết nối du lịch từ vùng Ðông Nam Bộ – Ðắk Nông – Tây Nguyên; vùng Duyên hải miền trung – Lâm Ðồng – Ðắk Nông – Tây Nguyên; thu hút đầu tư các dự án khu, điểm du lịch tiềm năng, phát triển khu du lịch hồ Tà Ðùng từng bước trở thành khu du lịch cấp quốc gia…
Du khách và các nhà nghiên cứu khoa học trải nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với hệ sinh thái Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ðắk Nông. (Nguồn: Báo Nhân dân) |
Nguồn: https://baoquocte.vn/cong-vien-dia-chat-dak-nong-vien-ngoc-an-minh-giua-nui-rung-tay-nguyen-277546.html