Trang chủNewsThời sựViệc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn...

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm


Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

11.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp

Việc ban hành văn bản còn chậm

Phát biểu thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu cơ bản nhất trí cho rằng, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo. Nghị quyết cho phép sử dụng một nguồn lực rất lớn với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quá trình triển khai Nghị quyết số 43 cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết, trong đó đáng chú ý là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm.

dung.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung phát biểu thảo luận

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn Thái Bình dẫn chứng, chính sách tiền thuê nhà cho người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, Quyết định số 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/3/2022 quy định được triển khai thực hiện chính sách đến hết ngày 15/8/2022, chỉ có 4,5 tháng để triển khai thực hiện là rất gấp gáp và nhiều khó khăn. Trong khi đó, có địa phương, đối tượng thụ hưởng chính sách này lên tới hàng 100.000 người, cần có thời gian tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải quyết, do đó còn nhiều người lao động thuộc đối tượng thụ hưởng nhưng hết thời gian thực hiện chính sách nên không được hưởng.

Cùng với đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, có địa phương ban hành thêm điều kiện được hưởng, thêm danh mục hồ sơ đề nghị hưởng chính sách làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho người lao động và tạo tâm lý cho họ không muốn làm thủ tục đề nghị hưởng chính sách.

Một vấn đề khác, tình trạng văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách có quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất, dẫn đến chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp, có chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, theo Phụ lục số 1 tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện nghị quyết, trong số 21 văn bản quy phạm pháp luật chỉ có 7 văn bản được ban hành và bảo đảm tiến độ, còn lại 14 văn bản chậm tiến độ theo yêu cầu, trong đó có những văn bản ban hành chậm đến 7 tháng theo yêu cầu kế hoạch đề ra, như thông tư hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học – công nghệ của doanh nghiệp, thông tư về danh mục chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025…

duc.jpg
Đại biểu Bế Minh Đức phát biểu thảo luận

Cũng liên quan đến việc ban hành chính sách, đại biểu Bế Minh Đức – Đoàn Cao Bằng cho rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43 là phù hợp với thực tế trong bối cảnh đặc biệt và có những tác động rất tích cực, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ trong phòng, chống dịch COVID-19, từng bước kiểm soát và kết thúc dịch COVID-19, đưa đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng.

Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ và tạo sự thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, đại biểu đề nghị Chính phủ, và các bộ, ngành, trung ương khi ban hành chính sách cần đảm bảo tính rõ ràng, khả thi, tránh sự chồng chéo dẫn đến việc nhiều bộ, ngành và địa phương phải tổ chức xin ý kiến hướng dẫn hoặc gây thêm chi phí về thời gian, tài chính không cần thiết cho doanh nghiệp.

Đại biểu Bế Minh Đức dẫn chứng, triển khai Nghị định số 31/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, khi xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất trong trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề gây khó khăn cho việc bóc tách lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất cũng như chứng từ chứng minh vốn vay được sử dụng cho lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất.

“Về nguyên tắc hỗ trợ lãi suất quy định “khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi” theo đánh giá nội bộ của ngân hàng thương mại còn chung chung, mang tính chất chủ quan từ phía thẩm định của ngân hàng và những hạn chế này đã được báo cáo giám sát khẳng định tại trang số 27. Đây là những nội dung cần đánh giá kỹ, rút kinh nghiệm trong nghiên cứu dự báo, đề xuất chính sách và tổ chức thực hiện chính sách”, đại biểu Bế Minh Đức nhấn mạnh.

Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – Đoàn TP. Hà Nội nhấn mạnh rằng cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của chính sách cũng là một trong những bài học lớn rút ra từ quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43. Đại biểu cho rằng, bên cạnh rất nhiều chính sách hợp lý, cũng có những chính sách đến nay chưa thực sự đi vào cuộc sống, như chính sách hỗ trợ thông qua ngân hàng thương mại, chính sách hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển du lịch hay việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích.

“Nếu có thể làm lại, cá nhân tôi cho rằng rất cần có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thực sự cần gì và doanh nghiệp thực sự muốn gì”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Cải thiện quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách

Tham gia phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cảm ơn các ý kiến thẳng thắn, xác đáng của các đại biểu Quốc hội, những ý kiến này sẽ là những bài học quý cho quá trình xây dựng và thực hiện chính sách sau này. Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết số 43 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân ổn định được đời sống, phục hồi dần kinh tế xã hội.

bt-dung.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình là rất ngắn, chương trình có quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức, đối tượng; tuy nhiên, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, việc phối hợp thực hiện một số dự án còn chưa tốt, nảy sinh tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm ở một số cán bộ, đây là nguyên nhân khiến một số kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ ngành đã hết sức tích cực, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, thành lập nhiều tổ công tác, đoàn công tác để đốc thúc triển khai. Tất cả các thành viên Chính phủ đều đã xuống nhiều địa phương để giải quyết những ách tắc, vướng mắc của từng dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội, cải thiện quy trình, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách để các chính sách nhanh chóng được đưa vào cuộc sống.

Từ quá trình tổ chức, triển khai Nghị quyết 43, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá. Trong đó có bài học về việc lựa chọn phương thức hỗ trợ. Ở các nước, việc hỗ trợ được thực hiện bằng cách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt đến cho người dân, giúp đưa nguồn lực ngay vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng. Còn chúng ta đang thực hiện hỗ trợ thông qua các chính sách, do đó cần có các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy trình thủ tục theo quy định. Khi xong các bước này thì gói hỗ trợ có khi không còn thời sự nữa, hiệu quả đã giảm đi. Việc chậm ban hành các văn bản như các đại biểu phân tích ở trên là do phương thức thực hiện hỗ trợ của chúng ta quyết định.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau gần 1 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đã có 29 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu làm rõ vấn đề đại biểu quan tâm.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các ý kiến tập trung phân tích kết quả được, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết; đóng góp nhiều giải pháp để đảm bảo kết quả hiệu quả hơn khi ban hành chính sách trong tình hình khẩn cấp, cấp bách hoặc khi có những biến động bất ngờ về kinh tế – xã hội do các yếu tố khách quan. Ý kiến của đại biểu Quốc hội được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Đoàn giám sát và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết giám sát, trình Quốc hội thông qua.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/nghi-quyet-so-43-viec-xay-dung-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-con-cham-374634.html

Cùng chủ đề

Đầu tư có lãi có lỗ, không thể cứ lỗ cán bộ lại bị quy làm thất thoát vốn nhà nước

Đầu tư phải có lỗ, có lãi nên nếu cán bộ tiêu cực, tham nhũng phải xử lý nhưng thua lỗ do yếu tố khách quan cần phải cân nhắc khi kết luận thất thoát vốn nhà nước. Thảo luận về dự án Luật...

Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước giống như một “chiếc áo quá chật”

Kinhtedothi - Sáng 23/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi). Thiếu quy định về vai trò tiên phong của doanh nghiệp Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, hiện nay, cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước giống như một "chiếc áo quá chật" không phù hợp với yêu cầu đổi...

Ngăn chặn và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số

Tại dự Luật Công nghiệp công nghệ số đã bổ sung nội dung về tài sản số, trí tuệ nhân tạo (Al) và quy định chương riêng liên quan công nghiệp bán dẫn. Phó thủ tướng Lê Thành Long trình dự luật - Ảnh: GIA HÂN Sáng 23-11, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội tờ trình về dự Luật Công nghiệp công nghệ số. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản số Theo ông Long, mục...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Kinhtedothi - Chiều 22/11, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND TP. Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc...

Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã phát biểu,...

Phối hợp với các cấp hội nông dân hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trung hòa các-bon

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân nhằm tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp, hướng đến mục...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng...

Nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ carbon và hướng đến mục tiêu Net Zero

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, trong thời tới, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trong nông nghiệp phát thải thấp nói chung sẽ có tiềm năng bán tín chỉ carbon và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. ...

Lắng nghe, tháo gỡ khó khăn về pháp luật bảo vệ môi trường để nông dân yên tâm sản xuất

(TN&MT) - Tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lắng nghe nông dân nói" diễn ra vào ngày 24/11 tại Hà Nội, có rất nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người dân được gửi đến Diễn đàn với mong muốn được giải đáp các thắc mắc về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, những chính sách nhằm tháo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11)

(ĐCSVN) - Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tham dự IPTP 11 có Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc...

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến. Thành phố Hà Nội trong tâm tưởng của nhiều người là thành phố đủ cả 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Nhưng không ít người cho rằng phải thêm một mùa nữa với tên gọi “mùa bụi mịn” và hiện...

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

(ĐCSVN) - Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa...

Phá đường dây mua bán ma túy lớn nhất tại Buôn Ma Thuột

Ngày 24/11, theo thông tin từ Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đơn vị khởi tố 3 bị can, làm rõ vụ mua bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố.Mở rộng điều tra vụ án, cuối tháng 8/2024, lực lượng công an bắt giữ thêm Lê Xuân Lưu (53 tuổi) trú tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột và Quang Minh Dũng (18 tuổi, trú huyện Quế Phong, Nghệ...

Mới nhất

Trẻ em Việt thừa cân, béo phì cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế. ...

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn

Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 7.600 - 7.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá từ 7.600 - 7.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; OM 380 là 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 (tươi) từ...

Huấn luyện các chủ vuông tôm miền Tây thành người nuôi tôm chuyên nghiệp

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tập huấn trang bị nhiều kiến thức mới, giúp nông dân miền Tây trở thành người nuôi tôm chuyên nghiệp, đưa kim ngạch xuất khẩu tôm ngày càng tăng. ...

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn. ...

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Dẫn đầu VNTAX 200 – Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) ghi dấu ấn 94.888 tỷ đồng, vượt xa tất cả các doanh nghiệp đứng ở các vị trí tiếp theo.

Mới nhất