Trang chủNewsThế giớiViệc vỡ nợ ảnh hưởng thế nào đến quân đội Mỹ?

Việc vỡ nợ ảnh hưởng thế nào đến quân đội Mỹ?


Những hồi chuông báo động về khả năng xảy ra vụ vỡ nợ lần đầu tiên của Mỹ vẫn đang reo lên không ngừng, khi Đảng Cộng hòa kiên quyết yêu cầu cắt giảm ngân sách để đổi lấy việc dỡ bỏ trần nợ của Mỹ, trong khi Nhà Trắng khăng khăng cho rằng trần nợ nên được nâng lên ngay bây giờ, và các cuộc đàm phán cắt giảm chi tiêu nên được tổ chức riêng.

Hai bên vẫn bế tắc bất chấp nhiều tuần cảnh báo từ các quan chức chính phủ và chủ ngân hàng rằng việc vỡ nợ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm suy thoái kinh tế và khả năng lây lan sang lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Cuộc chiến bên bờ vực cho đến nay vẫn chưa đạt được tiến triển. Nếu tình trạng bế tắc không được giải quyết trước ngày 1/6, Washington sẽ không thể vay thêm tiền để thanh toán các hóa đơn chi tiêu mà Quốc hội đã thông qua, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo.

Khoản chi khổng lồ

Hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa có đạt được sự thống nhất về trần nợ trước khi Mỹ chính thức vỡ nợ vào tháng 6 như cảnh báo hay không, nhưng ông Biden hôm 14/5 cho biết, ông rất lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận như vậy.

Bộ Tài chính Mỹ chưa bao giờ mất khả năng thanh toán (trừ năm 1812, khi các khu vực của Washington bị đốt cháy, bao gồm cả tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ do chiến tranh), nên không rõ chính xác tác động của sự việc này là gì.

Thế giới - Việc vỡ nợ ảnh hưởng thế nào đến quân đội Mỹ?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đạp xe ở Bãi biển Rehoboth, Delaware hôm 14/5. Ông Biden và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ có thể sẽ nối lại đàm phán về trần nợ tại Nhà Trắng hôm 16/5. Ảnh: SCMP

Vấn đề này phụ thuộc vào cách Bộ Tài chính quyết định dành sự ưu tiên cho những hóa đơn nào.

Bộ Quốc phòng Mỹ chi hàng tỷ USD mỗi ngày cho quân đội, dân sự và trả lương cho nhà thầu, mua nhiên liệu để duy trì hoạt động của các căn cứ, tàu trên biển, các nhà máy hạt nhân, hay các dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh đó, họ cũng cần đảm bảo các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế và các khoản thanh toán hưu trí cho các cựu chiến binh, theo ông Arnold Punaro, tướng Thủy quân lục chiến về hưu và là cựu giám đốc nhân viên của Ủy ban dịch vụ vũ trang Thượng viện Mỹ.

Chính phủ có thể sử dụng bất kỳ nguồn thu nào có được nếu trần nợ không được nâng lên, nhưng số tiền đó sẽ không đủ để hỗ trợ các hoạt động bình thường”, ông Punaro bổ sung thêm.

Chỉ tính riêng về tiền lương cho quân nhân, Mỹ sẽ phải chi khoảng 4 tỷ USD vào ngày 15/6, theo một phân tích được Trung tâm chính sách lưỡng đảng công bố mới đây.

Vào ngày 1/6, quốc gia này sẽ cần chi 12 tỷ USD cho các khoản thanh toán hưu trí quân sự và dân sự, và 12 tỷ USD nữa trợ cấp cho các cựu chiến binh.

Hủy hoại danh tiếng

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của quân đội Mỹ đã lên tiếng về tác động tiềm tàng mà nó có thể gây ra, cả về khả năng chi trả cho quân đội nước này, cũng như danh tiếng của họ ở nước ngoài.

“Đó không chỉ là một vết nhơ lớn đối với uy tín của Mỹ trong một thế giới đầy nguy hiểm và bất ổn. Nó sẽ giống như việc chính phủ đóng cửa an ninh quốc gia của chúng ta”, tướng Punaro nhận định.

Theo chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley: “Trung Quốc đang mô tả Mỹ như một cường quốc đang suy tàn. Việc không trả được nợ sẽ chỉ củng cố suy nghĩ đó và khuyến khích Trung Quốc, đồng thời tăng thêm rủi ro cho Mỹ”.

Ngoài ra, nó cũng sẽ cản trở công việc với các đồng minh và đối tác, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu Lầu Năm Góc có thể thực hiện các chương trình hay không, ông Austin khẳng định.

Thế giới - Việc vỡ nợ ảnh hưởng thế nào đến quân đội Mỹ? (Hình 2).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Mỹ năm 2022. Ảnh: CNN

“Nhưng quan trọng nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của quân đội và người dân của chúng ta. Đó là điều mà Trung Quốc và các quốc gia khác có thể khai thác”, ông Austin e ngại.

Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Lầu Năm Góc đưa ra cảnh báo về việc vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến quân đội như thế nào.

Trong một bức thư được công bố vào tháng 10/2021, khi khoản nợ của Washington gần chạm mức trần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã cảnh báo rằng việc vỡ nợ sẽ “làm suy yếu sức mạnh kinh tế mà an ninh quốc gia của chúng ta dựa vào, đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến các quân nhân và gia đình của họ”.

Ông Austin đã lưu ý rằng lợi ích của 2,4 triệu quân nhân về hưu và 400.000 người sống sót sẽ gặp rủi ro, các nhà thầu liên bang có thể bị chậm thanh toán, và danh tiếng quốc tế của Mỹ cũng như vai trò của đồng USD sẽ bị giảm sút.

Cuối năm 2021, Quốc hội Mỹ sau đó đã nâng trần nợ lên khoảng 31,4 nghìn tỷ USD.

Nguyễn Tuyết (Theo The Hill, Breaking Defense, SCMP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi WHO vào năm 2025?

Các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện chuẩn bị kế hoạch để Washington rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 20.1.2025. ...

Nước Mỹ trong vòng xoáy quyền lực của tỉ phú Elon Musk

Có tài sản khổng lồ cùng nhiều công ty đầy ảnh hưởng và nắm giữ một vị trí trong chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk đang tạo dựng quyền lực chưa từng có ở xứ...

Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục ‘giằng co’

Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu không bao gồm đòi hỏi then chốt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong khi ông kiện chính phủ liên quan vật liệu xây tường biên giới. ...

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ. ...

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Kỳ Sơn

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được coi là hướng đi đúng cho người dân huyện núi Kỳ Sơn (Nghệ An). Năm 2019, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình OCOP, Kỳ Sơn luôn bám sát mục tiêu mà Chính phủ hướng tới trong phát triển kinh tế- xã hội là phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.  Đến nay, chương trình OCOP của...

Hà Nội: Hàng ngàn người dân xem khai mạc lễ hội hoa

Tối 26/12, chương trình khai mạc lễ hội hoa Mê Linh 2024 đã diễn ra tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội thu hút hàng ngàn người dân và du khách. Lễ hội hoa sẽ được tổ chức trên quy mô gần 10.000m2, với 10 khu vực chính, 8 tiểu cảnh, hơn 100 gian hàng thương mại ...Các loài hoa phục vụ tại lễ hội năm nay đa dạng, hầu hết được chăm...

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu "cơm áo không đùa với khách thơ". Giữ gìn di sản Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian...

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Ngày 24/12, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên được cho là đã giải thể toàn bộ khoảng 10 tổ chức chính thức phụ trách các vấn đề liên Triều.

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Cùng chuyên mục

Các nước Baltic “cầu cứu” NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Ngày 26/12, một số nước Baltic đã lên tiếng yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển ở khu vực này, sau các sự cố liên quan các tuyến cáp ngầm thời gian qua.

Tuyên chiến không chính thức

Trong phát ngôn gần đây nhất, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ hành động nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen như đã và vẫn đang làm với Hamas ở Dải Gaza và lực lượng Hezbollah ở Li Băng. ...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025 bảo đảm an toàn, tiết kiệm

Ngày 26/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký văn bản số 1138/TTg-KTTH chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Văn bản nêu: Ngày 18/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 45/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Căn cứ Chỉ thị số...

Panama quyết không đàm phán với ông Trump về kênh đào, phủ nhận ảnh hưởng của Trung Quốc

Tổng thống Panama Jose Raul Mulino bác bỏ khả năng đàm phán với về quyền kiểm soát kênh đào Panama, khẳng định Trung Quốc không can thiệp vào hoạt động kênh đào, đồng thời tuyên bố sẽ không giảm phí cho tàu thuyền...

Mới nhất

Các nước Baltic “cầu cứu” NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Ngày 26/12, một số nước Baltic đã lên tiếng yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển ở khu vực này, sau các sự cố liên quan các tuyến cáp ngầm thời gian qua.

Hà Nội kích cầu tiêu dùng với Chương trình khuyến mại tập trung

Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội là giải pháp thiết thực nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của Hà Nội. Chương trình cũng đồng thời thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên...

Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7%. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa...

Mới nhất