Trang chủSự kiệnViệc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy...

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM

(Dân trí) – “TP Thủ Đức cần làm là đầu tư cho bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ để đủ sức vận hành một đô thị trên một triệu dân, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền”, TS Trần Du Lịch nói.
Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM

Sau gần 4 năm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức), TP Thủ Đức trở thành mô hình thành phố trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước. Qua từng năm, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm địa bàn (GRDP), thu ngân sách, vốn thu hút đầu tư của thành phố mới không ngừng tăng lên, từng bước tiến tới mục tiêu trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng mới của TPHCM như kỳ vọng đặt ra ban đầu.

Tuy nhiên, TP Thủ Đức chưa tạo được đột phá về hạ tầng, vẫn còn công trình, dự án lớn dang dở, những vấn đề cố hữu ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như kẹt xe, ngập nước chưa thể giải quyết dứt điểm. Các chuyên gia quy hoạch, đô thị, chính sách cũng nhìn nhận, TP Thủ Đức còn hàng loạt điểm nghẽn bên trong cần được tháo gỡ, sự cảm nhận của người dân về thành tựu phát triển của nơi đây còn khá mờ nhạt.

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 1
TP Thủ Đức còn nhiều điểm nghẽn bên trong cần tháo gỡ sau gần 4 năm thành lập (Ảnh: Hải Long).

Trong cuộc phỏng vấn với Dân trí, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, nhìn nhận, “kỳ vọng càng lớn – thách thức càng cao” là điều TP Thủ Đức đang gặp phải. Bên trong sự chuyển mình của một đô thị đặc biệt, Thủ Đức còn đó những ngổn ngang phải giải quyết, những tương phản giữa hạ tầng với vai trò, vị thế cần phải thu hẹp khoảng cách và những vấn đề cũ, vấn đề mới cần tìm ra lời giải.

Thủ Đức thực chất mới lên thành phố 1 năm

Sau gần 4 năm được sáp nhập để hình thành thành phố trong lòng thành phố đầu tiên của cả nước với kỳ vọng rất lớn, ông đánh giá ra sao về sự phát triển của TP Thủ Đức quãng thời gian qua?

– Trước tiên, tôi muốn nói việc thành lập mô hình thành phố trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thủ Đức là điều cần thiết vào thời điểm đó. Nhận định này được đưa ra dựa trên tính chất, quy mô, tiềm năng, lợi thế của cả 3 quận trước đây.

Với diện tích đất hơn 211km2, dân số trên 1 triệu người, đây là khu vực tập trung rất nhiều tiềm năng để tạo sự phát triển đột phá. Trong số các trung tâm được định hình là động lực phát triển, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được định hình là một trung tâm tài chính lớn; Khu công nghệ cao cùng một phần Đại học Quốc gia được định hình là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao.

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 2
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được định hình là một trung tâm tài chính lớn của TP Thủ Đức và cả TPHCM (Ảnh: Hải Long).

Thủ Đức có lợi thế cạnh tranh lớn khi có cảng Cát Lái là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Nằm gần đó là cảng Phú Hữu với vị trí thuận lợi bên sông Đồng Nai. Đặc biệt, TP Thủ Đức tập trung các đầu mối, cơ sở hạ tầng để phát triển ngành logistics.

Các địa phương trước khi sáp nhập là quận 2, quận 9, quận Thủ Đức có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Địa bàn đã hình thành những khu đô thị mới kiểu mẫu.

TP Thủ Đức được công bố thành lập cuối năm 2020 và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2021. Tuy nhiên, tôi đánh giá TP Thủ Đức thực chất chỉ mới lên thành phố hơn một năm. Mốc thời gian là từ khi Nghị quyết 98 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM có hiệu lực.

Trước thời điểm bản nghị quyết có hiệu lực, dù được gọi là thành phố trong lòng thành phố, Thủ Đức vẫn chỉ như một địa phương cấp quận, huyện. Điều này khiến cơ chế, thể chế, mô hình tổ chức, tính tự chủ, năng động, sáng tạo bị bó hẹp.

Sau khi Nghị quyết 98 có hiệu lực, những thay đổi lớn nào theo ông đã diễn ra đối với TP Thủ Đức?

– Trước đây, TPHCM từng có một số cơ chế phân cấp, ủy quyền cho TP Thủ Đức nhưng giới hạn về phạm vi. Trong quá trình xây dựng Nghị quyết 98 của Quốc hội, TPHCM đã kiến nghị, đề nghị xây dựng cơ chế mới, phân cấp, phân quyền cho TP Thủ Đức mạnh mẽ hơn.

Những cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết 98 đã cho mô hình thành phố trực thuộc TPHCM được phân cấp, phân quyền một số nội dung trước đây thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của cấp sở, ngành. Nghị quyết cũng có một số nội dung tạo sự chủ động hơn về tổ chức bộ máy TP Thủ Đức, xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, ngân sách…

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 3

TP Thủ Đức thực chất chỉ mới lên thành phố hơn một năm, từ khi Nghị quyết 98 có hiệu lực.

TS Trần Du Lịch Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98

Từ đó, loạt dự án đang phải chờ sở, ngành điều chỉnh quy hoạch, cấp phép cũng được chuyển giao cho TP Thủ Đức. Đây là những bước đệm để TP Thủ Đức phát triển mạnh mẽ và tiến tới đạt kỳ vọng lớn được đặt lên vai.

Với một người theo dõi quá trình thực hiện Nghị quyết 98 tại TPHCM, tôi cho rằng TP Thủ Đức đã triển khai nhanh, hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù. Không chỉ các nội dung phân cấp, ủy quyền, TP Thủ Đức còn tận dụng, huy động nguồn lực xã hội để tạo ra một số công trình phúc lợi, tạo điểm nhấn cảnh quan và cải thiện diện mạo đô thị như Công viên bờ sông Sài Gòn nằm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Công cụ để xóa yếu kém về hạ tầng

Những điểm nghẽn về hạ tầng của TP Thủ Đức đã được đề cập thời gian qua. So với kỳ vọng lớn của người dân, ông có nghĩ rằng TP Thủ Đức đang bị chậm trong khắc phục vấn đề này?

– Tôi cho rằng với vị thế, vai trò và tiềm năng đang có, hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của TP Thủ Đức đang ở mức cực kỳ yếu kém. Chưa cần so sánh với các đô thị trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi đặt TP Thủ Đức cạnh các thành phố lớn trong nước.

Ví dụ điển hình là Đà Nẵng, nếu không tính huyện đảo Hoàng Sa và huyện Hòa Vang, thì nơi đây chỉ nhỉnh hơn khoảng 20km2 so với TP Thủ Đức. Thế nhưng, hạ tầng giao thông của TP Đà Nẵng so với TP Thủ Đức là một khoảng cách rất xa.

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 4
Hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của TP Thủ Đức đang ở mức cực kỳ yếu kém so với vị thế, vai trò và tiềm năng (Ảnh: Hải Long).

Tại TP Thủ Đức, ngoài những công trình giao thông do địa phương này quản lý thì còn các công trình khác có quy mô, thẩm quyền của TPHCM, thậm chí có cả dự án liên vùng do Trung ương chịu trách nhiệm, như tuyến vành đai 3. Bài toán về nguồn lực đầu tư để tháo gỡ bất cập hạ tầng cũng là vấn đề được TPHCM và TP Thủ Đức, các cơ quan liên quan đặt ra một cách gay gắt.

Chúng ta thấy rõ được giữa vai trò và tiềm năng với hạ tầng đô thị của TP Thủ Đức luôn có một sự chênh lệch quá lớn. Nhiều dự án nhà ở, khu dân cư phát triển, khu đô thị tại TP Thủ Đức dù hoàn thành cũng chưa thu hút được dân cư, xuất phát từ lý do hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện, chưa được đầu tư đúng mức, hoặc chậm tiến độ.

Điểm nghẽn này khiến TP Thủ Đức chưa tận dụng được động lực sẵn có về phát triển ngành logistics. Các lĩnh vực khác cũng chịu ảnh hưởng vì phải chịu chi phí logistics cao.

Dựa trên những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế, bất cập đã nói ở trên, theo ông, đâu là điều TP Thủ Đức cùng các cơ quan cần sớm thực hiện để tạo ra sự thay đổi, bứt phá?

– Về mặt cơ chế, chính sách, TP Thủ Đức đã có khung pháp lý mạnh mẽ với Nghị quyết 98, được phân cấp, phân quyền trong nhiều lĩnh vực. Nhưng chúng ta cần nhớ, chiếc áo cơ chế của TP Thủ Đức mới chỉ được nới ra khoảng 1 năm, sẽ còn đó những bất cập khi áp dụng vào thực tế.

Việc TP Thủ Đức cần làm là đầu tư hơn cho bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ để đủ sức vận hành một đô thị trên một triệu dân, quy mô kinh tế rất lớn và đủ sức thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền. Với quy mô kinh tế, dân số bằng nhiều tỉnh cộng lại, nhưng tôi cho rằng, bộ máy của TP Thủ Đức chưa tương xứng về cả chất lượng cũng như số lượng.

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 5
Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 6

Đối với những bất cập về hạ tầng, chúng ta cũng không thể nóng vội tạo sự chuyển biến ngay. Qua theo dõi, tôi thấy TP Thủ Đức đã nỗ lực cùng TPHCM tìm giải pháp, nhưng thời gian 3-4 năm kể từ ngày thành lập chưa đủ để địa phương giải quyết những ngổn ngang.

Từ ngày thành lập tới nay, Thủ Đức đã phải thực hiện song song 2 việc là phát triển đô thị mới đi kèm chỉnh trang đô thị cũ, xử lý những tồn đọng của giai đoạn trước. Nhiều vấn đề vượt ngoài khả năng của TP Thủ Đức và cần sự nỗ lực của TPHCM, thậm chí cần cả cấp Trung ương hỗ trợ.

Vừa qua, TP Thủ Đức đã tích cực phối hợp với các cơ quan và trình Chính phủ đồ án Quy hoạch xây dựng TP Thủ Đức đến năm 2045, tầm nhìn 2060. Theo tôi biết, quy hoạch này sắp được phê duyệt.

Sau khi có đồ án quy hoạch, Thủ Đức sẽ có công cụ rất quan trọng để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án trong tương lai và tạo tiền đề phát triển. Đây cũng là cơ sở để địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án, xử lý những tồn đọng hiện có.

Ngoài ra, TP Thủ Đức đang có một lợi thế mà các nơi khác không có được là tiềm năng phát triển thị trường bất động sản. Tôi hi vọng một thời điểm nào đó, Trung ương chấp thuận cho TPHCM và TP Thủ Đức thí điểm công cụ tài chính chống đầu cơ đất đai là đánh thuế nhà, đất thứ 2.

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM - 7
TP Thủ Đức đang có một lợi thế mà các nơi khác không có được là tiềm năng phát triển thị trường bất động sản (Ảnh: Hải Long).

Bằng công cụ quy hoạch và công cụ tài chính này, TP Thủ Đức sẽ khơi thông được nguồn lực rất lớn thông qua việc điều hành, điều tiết và lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Trước đây, TPHCM từng đề xuất nội dung này, nhưng chưa được thông qua.

Tôi tin rằng, khi những tiềm năng, lợi thế sẵn có kết hợp với công cụ cần thiết, TP Thủ Đức sẽ hóa giải những điểm nghẽn, hoàn thiện và đưa vào hoạt động hàng loạt công trình hạ tầng, dự án giao thông. Khi đó, thành phố trong lòng TPHCM sẽ tạo ra sự đột phá xứng tầm về cả kinh tế – xã hội lẫn diện mạo đô thị.

Xin cảm ơn ông!

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/viec-tp-thu-duc-can-lam-de-tao-dot-pha-thuc-day-tang-truong-cho-tphcm-20241111115625460.htm

Cùng chủ đề

Khổ sở vì thường xuyên bị kẹt cứng trên các tuyến đường cửa ngõ Tây

TPO - Nằm ở phía Tây-Bắc TPHCM, trục đường Trường Chinh - Cộng Hòa có vai trò kết nối giao thông vào khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm thành phố. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các tuyến đường này đang dần quá tải, thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm. TPO - Nằm ở phía Tây-Bắc TPHCM, trục đường Trường Chinh - Cộng Hòa có vai trò kết nối giao...

Cỏ hoang um tùm trên đất ‘kim cương’ nghìn tỷ giữa trung tâm TPHCM

TPO - Tháp SJC Tower, Satra Tax Plaza là hai dự án nghìn tỷ cùng nằm trên "đất vàng" đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) hiện cỏ mọc hoang mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. TPO - Tháp SJC Tower, Satra Tax Plaza là hai dự án nghìn tỷ cùng nằm trên "đất vàng" đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) hiện cỏ mọc hoang mọc um tùm, gây lãng phí tài nguyên đất. ...

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.   Thủ tướng Chính phủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay. Sáng nay (19/11), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017...

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi giúp đất nước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nên một thế hệ người Việt Nam bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo, dẫn đầu trong lĩnh vực đang theo đuổi.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ sinh 3 lần giành giải nhất, được tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm

(Dân trí) - Tại chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc" vừa qua, Lê Huyền Trang - nữ sinh xuất sắc của ĐH Quốc gia Hà Nội - được vinh dự đại diện các bạn sinh viên tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. Nữ sinh "5 tốt" Sáng 18/11, trên sân khấu chương trình "Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc" năm 2024, một nữ sinh nhẹ nhàng trong tà áo dài trắng tinh...

Agribank đồng hành, tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

(Dân trí) - Agribank nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nhu cầu vay vốn đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. OCOP là một trong những chương trình quan trọng được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm trong công tác triển khai thực hiện trên...

Cô gái Hà Nội chọn chồng giống hệt bố từ chuyện tình khó tin

(Dân trí) - Trong bức ảnh chụp lễ ăn hỏi của một cặp đôi ở Hà Nội, nhiều người bày tỏ bất ngờ khi con rể trông giống hệt bố vợ. Đằng sau bức ảnh là chuyện tình trùng hợp đến khó tin của Chiêu Dương - Thanh Tùng. Bức ảnh "con rể giống bố vợ" gây bão mạng Sau đám cưới hồi tháng 10, Lê Chiêu Dương (26 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ những khoảnh khắc trọng đại của...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về tương quan tiền lương của giáo viên với công chức

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình về chính sách tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên tại dự thảo Luật Nhà giáo. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ...

Siêu máy bay vận tải Airbus Beluga XL “cá voi trắng” lần đầu đến Việt Nam

(Dân trí) - Máy bay hình cá voi trắng khổng lồ Airbus Beluga XL lần đầu tiên hạ cánh xuống sân bay ở Việt Nam. Siêu máy bay có thể vận chuyển hơn 50 tấn hàng hóa hoặc chở riêng thân hoặc cặp cánh một chiếc A350. 18h40 ngày 19/11, chiếc máy bay đặc biệt của hãng Airbus hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong 5 chiếc máy bay siêu vận...

Bài đọc nhiều

Học vấn của dàn nhân sự được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn lựa

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bắt đầu quá trình bổ nhiệm nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai của ông. Nhìn chung, các nhân vật đều có học vấn ấn tượng. Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng (Ảnh: USA Today). Bà Susie Wiles (SN 1957) được Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh giá là nhân vật quan...

Elon Musk và con ông Trump cảnh báo Thế chiến 3 đến gần

Nhiều đồng minh của ông Trump đồng loạt phản hồi gay gắt với việc Nhà Trắng cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa đánh vào đất Nga. Ông Donald Trump Jr. - Ảnh: AFP Rạng sáng 18-11 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, phản ứng gay gắt việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gỡ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa do Mỹ cung cấp tấn công sâu vào...

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

NDO - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định...

Từ đứng ở “chợ người” xin việc đến vị thế quốc gia xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới

Bằng tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực “vá” hàng nghìn lỗi cho dự án số hóa bản đồ với khách hàng Nhật Bản trong hơn 3 tháng, 120 kỹ sư phần mềm Việt đã nhận được hành động tri ân đặc biệt từ hơn 500 nhân viên người Nhật. Đó là khoảnh khắc đẹp mà người làm phần mềm ở FPT nhắc nhớ mãi khi kể về những dấu ấn của 25 năm, từ năm 1999, lúc “cuộc...

Cân nhắc kỹ việc áp thuế suất VAT 10% đối với lĩnh vực văn hóa, phim ảnh

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, nên giữ nguyên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, phim ảnh như hiện nay để tiếp tục tạo điều kiện đưa công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội. Việc tăng thuế giá trị gia tăng với hoạt động văn hóa, thể thao được cho là sẽ hạn chế khả năng...

Cùng chuyên mục

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục họp đợt 2, dự kiến kéo dài đến ngày 30/11, để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp. Buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Truyền...

Đại biểu Quốc hội: Dạy thêm học thêm cũng có mặt tích cực, cần xem xét thấu đáo khi cấm

Dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực, không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: GIA HÂN Sáng 20-11, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Dự luật lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội xem xét, thảo luận. Có phụ huynh cho con học thêm để yên tâm làm...

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.   Thủ tướng Chính phủ...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về tương quan tiền lương của giáo viên với công chức

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình về chính sách tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên tại dự thảo Luật Nhà giáo. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ...

Chiến dịch trục xuất người nhập cư của ông Trump ảnh hưởng thế nào tới nước Mỹ?

Chiến dịch trục xuất người nhập cư trái phép quy mô lớn của ông Trump có thể đem lại những ảnh hưởng không mong muốn với nền kinh tế và thị trường lao động Mỹ. Theo CNN, kể từ nhiệm kỳ đầu tiên cho tới chiến dịch tranh cử năm nay, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump luôn thể hiện rõ quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư trái phép. "Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng, tôi sẽ khởi...

Mới nhất

Liên kết thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển du lịch

Ngày 19/11, tại thành phố Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị đã giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người, tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm...

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục họp đợt 2, dự kiến kéo dài đến ngày 30/11, để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp. Buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Bộ...

Đại biểu Quốc hội: Dạy thêm học thêm cũng có mặt tích cực, cần xem xét thấu đáo khi cấm

Dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực, không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: GIA HÂN Sáng 20-11, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Dự luật lần đầu...

Đại biểu Quốc hội đề nghị quản lý “dạy thêm, học thêm” thay vì cấm

(NLĐO)- Ngày 20-11, tham gia thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) quan tâm đến việc dạy thêm,...

Hòa Bình khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2, năm 2024

NDO - Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2024. Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cắt băng khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân...

Mới nhất