Kinh tế, Giáo dục, Quân sự
Trong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.
Về quân sự, vừa lên ngôi, vua đã ra chỉ thị cho các vệ quân, phủ, trấn phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính không quên võ bị. Vua cho tổ chức lại quân đội một cách hùng mạnh và tinh nhuệ hơn, tiếp tục cho thực hiện phép ngụ binh ư nông từ những đời trước, đặt ra các chế độ trưng tập, huấn luyện, chế độ cấp pháp cho quân đội.
Về luật pháp, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thiện một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công, đưa nước Đại Việt trở thành nhà nước hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các đời vua sau noi theo.
Về hành chính, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại bộ máy hành chính thành 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công với những chức năng riêng. Về phân chia chính quyền các cấp, ông đã xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ dưới thời Lê Thái Tổ, đổi từ 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. Ngoài ra, Lê Thái Tông còn chỉ thị vẽ các tập bản đồ phục vụ quản lý hành chính và việc học tập.
Về kinh tế, Lê Thánh Tông chủ trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế. Mọi ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rực rỡ giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Về giáo dục, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ông cho mở rộng xây mới nhiều nhà học, kho chứa sách; thường xuyên tổ chức thi cử lấy nhiều tiến sĩ và trạng nguyên; tích cực cải tổ giáo dục, ra những chính sách mới nhằm tránh gian lận trong thi cử
.Về văn hóa, Nho học trở nên chiếm ưu thế. Vua chú trọng đến việc biên soạn lịch sử, sách, thơ văn.
Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị, vì diễn ra trong những năm Hồng Đức.