Trang chủNewsThời sựVị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một...

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối


“Nếu biết kết hợp sức mạnh của nội lực và ngoại lực, khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua”, ông Ngô Quang Xuân nói.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 1.

Ông đã tham gia vào ngành ngoại giao từ năm 1974, một năm sau thì miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Cảm xúc của ông và nhiều người lúc đó ra sao?

Tôi về Bộ Ngoại giao năm 1974 khi chiến dịch Hồ Chí Minh chưa bắt đầu. Nhưng không khí, tinh thần chống Mỹ cứu nước dâng cao. Trong Bộ Ngoại giao tinh thần đó càng nhận rõ hơn bởi Bộ Ngoại giao là nơi theo dõi toàn bộ diễn biến bên ngoài.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 2.

Đội công binh số 2 lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ ngày 8/8/2023 tại Hà Nội (Nguồn: Hoàng Phong)

Mỗi phong trào, mỗi quốc gia ủng hộ hoặc có tiếng nói chính thức về chiến tranh, Bộ Ngoại giao sẽ là nơi theo dõi hồ sơ từ đầu.

Khi chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn từ chiến dịch Buôn Ma Thuột và triển khai thần tốc, Bộ Ngoại giao là vùng “rất nóng” về tin tức. Hằng ngày, chúng tôi cập nhật tin tức từ chiến trường đưa về và tất cả đều được dịch, biên tập và phát, cập nhật kịp thời cho toàn thể cộng đồng các quốc gia đang theo dõi giai đoạn cuối chiến tranh Việt Nam.

Không khí lúc đó sôi động lắm. Bây giờ nhắc đến, cảm tưởng như mới xảy ra. Lòng tự hào dân tộc, cảm phục với sự đóng góp của nhân dân và sự hy sinh của chiến sĩ ta trên chiến trường vẫn còn nguyên trong tôi.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 3.

Đại diện phái đoàn Việt Nam tại thời điểm công bố kết quả Việt Nam nhận được 192 phiếu ủng hộ (trên tổng số 193 phiếu) và lần thứ 2 đắc cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021

Thời đó, cách thức chúng ta tuyên truyền, thông tin như thế nào để bạn bè quốc tế thấu hiểu?

Với riêng tôi, một người cả cuộc đời làm ngoại giao đa phương, với tổ chức Liên hợp quốc (LHQ), tôi nhận thấy việc tuyên truyền và cập nhật thông tin cho LHQ, các tổ chức quốc tế có giá trị rất lớn. Đó là con đường nhanh nhất để thông tin đến với các quốc gia. Trong các cuộc họp, diễn đàn, bạn bè các đoàn tiếp xúc với ta rất đông, khi gặp gỡ, chúng tôi sẽ tranh thủ chia sẻ với các bạn.

Khi chiến tranh xảy ra, đôi bên bao giờ cũng tìm cớ, kẽ hở để hạ thấp đối phương, dùng mọi biện pháp thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật. Nhưng dù họ có bóp méo thế nào cũng không có gì bằng sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đó là yếu tố cốt lõi thuyết phục bạn bè quốc tế, ngay cả nhân dân Mỹ. Bản thân họ có rất nhiều phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam và họ rất cần thông tin trên thực địa, thông tin chân thật.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 4.

Đại sứ Ngô Quang Xuân

Phải chăng, cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ hy sinh vì độc lập, giải phóng đất nước không chỉ có ý nghĩa riêng với Việt Nam mà còn cả khu vực nên chúng ta có nhiều lý do để thuyết phục, thưa ông?

Đúng vậy. Thời điểm ấy, chúng ta còn có cả hệ thống XHCN mạnh mẽ luôn ủng hộ Việt Nam về mọi mặt. Lực lượng người dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ thế giới cũng rất đông đảo.

Các tổ chức nhân đạo, từ thiện, chống chiến tranh và nhiều tổ chức thuộc hệ thống của LHQ cũng có mặt rất sớm tại Việt Nam. Họ thường xuyên có mặt động viên, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, dư luận, ủng hộ về chính trị rất lớn.

Lúc đó, chúng tôi cứ làm hết sức mình thôi, nhưng sau này tổng kết mới nhận ra, thời điểm đó, ta đã vận dụng được đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là vận dụng được sức mạnh của thời đại. Chúng ta kết hợp được cả sức mạnh của nội lực và ngoại lực cùng hài hòa, trở thành sức mạnh tổng lực.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 5.

Trong sự nghiệp ngoại giao, ông từng là Đại sứ Việt Nam tại LHQ. Rất nhiều dấu ấn quan trọng của đất nước đã diễn ra từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nhìn lại quãng thời gian đó, cảm xúc của ông thế nào?

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 6.

Tôi bắt đầu nhiệm kỳ tại LHQ từ những năm 90 của thế kỷ trước, lúc Việt Nam và Mỹ đang đàm phán để bình thường hóa quan hệ. Lúc này Liên Xô, vốn là chỗ dựa của Việt Nam đã sụp đổ nên vô cùng khó khăn. Hoạt động đa phương đã phải thay đổi về nội dung và phương thức.

Thời điểm đó, chúng tôi đã tích cực thực hiện các hoạt động đa phương, tham gia vào cơ chế lãnh đạo, không thụ động mà chủ động định hình luật chơi cũng như vươn lên vai trò dẫn dắt.

Từ năm 1997, chúng ta đã tạo được một số điểm nhấn như: Lần đầu tiên làm Phó chủ tịch Đại hội đồng LHQ, tham gia vào các ủy ban quan trọng nhất và bắt đầu đăng ký tham gia làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.

Kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất?

Năm 1995, khi đang là Đại sứ tại LHQ, tôi vinh dự được chứng kiến một sự kiện lịch sử. Đó là, từ ngày 20-26/10/1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang Mỹ dự tuần lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập LHQ. Đây là lần đầu tiên máy bay Việt Nam hạ cánh xuống đất Mỹ, sân bay quốc tế John F. Kennedy của thành phố New York.

Đặc biệt hơn, cơ trưởng của chuyến bay là phi công Nguyễn Thành Trung, người đã lái máy bay FS-E ném bom xuống Dinh Độc lập ngày 8/4/1975.

Chủ tịch nước đã tặng LHQ một phiên bản trống đồng Ngọc Lũ đồ sộ. Theo thông lệ, khi một quốc gia thành viên tặng món quà, thường là một hiện vật biểu tượng đặc trưng văn hóa dân tộc thì cần phải báo cáo lên lãnh đạo để duyệt quyết định địa điểm trưng bày.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 7.

Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc, chiều 25/10/1995, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký LHQ Boutros B.Ghali (Nguồn: TTXVN)

Biết điều này, tôi đã khẩn trương làm việc với Vụ Lễ tân LHQ và chọn phương án đặt trống đồng Ngọc Lũ ngay lối ra vào phòng họp Hội đồng Bảo an vì cho rằng đây là địa điểm có ý nghĩa nhất. Song chỉ vài tuần sau, tôi bất ngờ được một vị lãnh đạo LHQ mời lên gặp và thông báo yêu cầu di dời tới nơi khác. Tôi nghĩ ngay, có thể có ai đó cảm thấy nhạy cảm khi sự hiện diện thường trực của Việt Nam ở ngay cửa Hội đồng Bảo an.

Tôi đã nói với vị lãnh đạo này rằng món quà Việt Nam tặng đã được cả thế giới cũng như hàng chục triệu người dân Việt Nam biết đến. Nếu phải chuyển qua địa điểm khác thì tôi không biết giải thích như thế nào với các lãnh đạo và hàng triệu đồng bào của mình.

Sau đó, phái đoàn phải mất đến nửa năm kiên trì, vận động, thuyết phục, cuối cùng những người có trách nhiệm đã đồng ý.

Giờ đây, phiên bản này vẫn giữ nguyên ở lối ra vào của phòng họp Hội đồng Bảo an, trở thành điểm đến không thể thiếu trong chương trình của các đoàn Việt Nam mỗi khi đến thăm và làm việc tại trụ sở LHQ.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 8.

Đội Công binh số 1 xây lớp học cho trẻ em khu vực Abyei. Nguồn: Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam)

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 9.
Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 10.

Ông nhận thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi thế nào trong 49 năm qua?

Vị thế của Việt Nam đã vươn lên tầm rất cao. Đến nay, chúng ta là thành viên của hầu hết các tổ chức đa phương, có quan hệ ngoại giao với hơn 190 nước và quan hệ về kinh tế – thương mại với hơn 200 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Càng có nhiều năm phát triển quan hệ với Việt Nam, các nước càng thấy Việt Nam như một điểm đến an toàn về mọi mặt, tin cậy về chính trị và hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa… Hiện nay, chúng ta có đến 30 đối tác chiến lược toàn diện và toàn diện, phát triển về mọi mặt.

Chúng ta cũng trở thành thành viên tích cực tham gia vào nhiều hoạt động của các tổ chức quốc tế. Một mặt tiếp tục học tập, mặt khác chúng ta chia sẻ kinh nghiệm đóng góp, tham gia hoạt động cốt lõi, gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia cùng lực lượng gìn giữ hòa bình của thế giới.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 11.

Đại sứ Ngô Quang Xuân gặp chào Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan tại Trụ sở Liên Hợp quốc, tháng 11/1999

Từ cuối những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, chúng ta đã thiết lập các vị thế và duy trì đến bây giờ. Tại các tổ chức uy tín lớn như UNESCO, Hội đồng Nhân quyền của LHQ, chúng ta đều vào ban lãnh đạo.

Rõ ràng, ta đã thể hiện được vai trò đóng góp, xây dựng, định hình luật chơi với các cường quốc, các quốc gia quan trọng bậc nhất của LHQ, tham gia vào quá trình dẫn dắt luật chơi. Thậm chí, nhiều diễn đàn không thể thiếu vắng tiếng nói, sự có mặt của Việt Nam.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 12.

Ông có cho rằng quan hệ đa phương là nền tảng quan trọng nhất để từ đó chúng ta phát triển quan hệ song phương, ký kết hiệp định khác?

Quan hệ song phương là quan hệ trực tiếp và thực chất nhất trên mọi phương diện. Nhưng vai trò của các cơ chế đa phương là không thể thiếu, nó tạo khuôn khổ về mặt pháp lý cho quan hệ song phương dựa trên đó để phát triển.

Chẳng hạn, tại LHQ văn bản luật pháp quốc tế quan trọng và toàn diện nhất là Hiến chương LHQ. Văn bản này đã trở thành mẫu mực trong quan hệ quốc tế giữa các nước. Khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế đều phải dựa vào khuôn khổ cơ sở pháp lý quốc tế như thế.

Hay như cơ chế Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng vậy. Không có cơ chế này thì không có tất cả các hiệp định thương mại tự do khác.

Quan hệ đa phương và song phương là không thể tách rời, bổ trợ và bổ sung cho nhau, làm cho nền chính trị, quan hệ giữa các nước vững chắc.

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 13.

Những chiến sĩ “mũ nồi xanh” Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

Trong bối cảnh hiện tại của thế giới, Việt Nam có cơ hội nào để tiếp tục khẳng định vị thế của mình?

Từ đại chiến Thế giới thứ II, các nước lớn luôn nghĩ rằng họ phải là người dẫn dắt, định hình luật chơi, nhưng xu hướng này ngày càng không đúng. Thế giới đa cực và nhiều trung tâm chính trị đang dần hình thành, chia sẻ quyền lực.

Các nước lớn không thể tự tung tự tác. Dù có mâu thuẫn, cạnh tranh vị trí số một trên toàn cầu như thế nào nhưng nhân dân yêu chuộng hòa bình không cho phép điều đó xảy ra.

Chúng ta đang có vai trò quan trọng ở các cơ chế đa phương và LHQ. Chúng ta là nước đã trải qua nhiều đau khổ, mất mát hy sinh ở các cuộc chiến tranh, đóng góp hy sinh vào nền hòa bình của khu vực và thế giới. Điều này đã được thế giới công nhận và đây chính là cơ sở để Việt Nam củng cố phát huy vai trò, làm cho vị thế Việt Nam ngày càng vững chắc.

Cám ơn ông!

Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 14.
Vị thế Việt Nam sau 49 năm non sông thu về một mối- Ảnh 15.

 
Trang Trần (thực hiện)
Thiết kế: Vân Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

ACB đồng hành với UBND TP HCM trong các chương trình an sinh xã hội

(NLĐO)- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trao tặng UBND TP HCM 10 tỉ đồng nhằm góp một phần nhỏ cùng thành phố thực hiện các chương trình an sinh xã hội. ...

Nhiều hoạt động đặc sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Đầu tiên là sự kiện trưng bày tư liệu "Hà Nội và những Cửa ô" khai mạc sáng ngày 7/10 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Ttrưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những Cửa ô" nhằm giới thiệu lịch sử của các...

Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố, các đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với công lao của các mẹ Việt Nam anh hùng; các Anh hùng Liệt sĩ, những người đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ các vị tiền nhân và Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo dỡ nhiều biển báo cấm tải trọng trên QL1 qua Quảng Ngãi

Khu Quản lý Đường bộ 3 đã tháo dỡ các biển báo cấm tải trọng cắm tạm trên QL1 qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sau phản ánh của Báo Giao thông. ...

Cảng Rạch Giá sẽ đưa vào khai thác từ ngày 31/12

Theo cam kết của nhà thầu đến ngày 31/12 Cảng Rạch Giá sẽ hoàn thành. Nếu không đúng, Sở GTVT tỉnh Kiên Giang sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý theo hợp đồng đã ký kết. ...

Chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025. ...

Phấn đấu khởi công dự án đầu tư mở rộng cao tốc Cao Bồ

Dự kiến, dự án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được khởi công trong tháng 12 tới đây. ...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... ...

‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh. Theo Army Recognition, việc xuất hiện pháo tự hành 2S43 Malva 152mm của Nga ở vùng Kursk gần biên giới Ukraine, được chia sẻ qua một video trên mạng xã hội Ukraine hôm 12/11, đã thu hút sự chú ý của giới quat sát. Pháo...

Chủ tịch Bình Định: Không có vùng cấm khi xử lý vi phạm nồng độ cồn

(Dân trí) - Trong 9 tháng năm nay, ngành chức năng Bình Định xử lý trên 130 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn. Đáng nói có trường hợp không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng. UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) 10 tháng và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại của năm...

Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở Quảng Ngãi bị tốc mái

Lốc xoáy bất ngờ quét qua trong đêm khiến hàng chục nhà dân ở xã Phổ Thuận (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị tốc mái. Rất may không có thiệt hại về người. Ngày 13/11, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phổ Thuận (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận gió lốc khiến 36 ngôi nhà của người dân bị tốc mái. Theo đó, khoảng 19h tối 12/11, lốc xoáy...

Lạng Sơn: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc từng bước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024 cũng như các năm tiếp theo trên địa bàn.Quảng Bình đã giải ngân...

Mới nhất

Chủ tịch Bình Định: Không có vùng cấm khi xử lý vi phạm nồng độ cồn

(Dân trí) - Trong 9 tháng năm nay, ngành chức năng Bình Định xử lý trên 130 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn. Đáng nói có trường hợp không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng. UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo...

Thuế VAT với mặt hàng phân bón: Bài cuối

Băn khoăn thuế VAT phân bón, chuyên gia cho rằng, Quốc hội nên lấy ý kiến riêng về việc này, trước khi trình biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Luật Thuế VAT Trăn trở của những người đại diện cho nông dân Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (VAT)...

Thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cụ thể số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. ...

Mưa trắng trời ở TPHCM

TPO - Sáng 13/11, nhiều khu vực tại TPHCM xuất hiện mưa rất lớn trên diện rộng, kèm với đó hiện tượng dông, sét, gió giật mạnh. TPO - Sáng 13/11, nhiều khu vực tại TPHCM xuất hiện mưa rất lớn trên diện rộng, kèm với đó hiện tượng dông, sét, gió giật mạnh. Theo ghi...

Mới nhất