Trang chủNewsChính trịVị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm...

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới

(Chinhphu.vn) – Chuyến công tác tại châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra khi Việt Nam đang trở thành một tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng ngày 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.

Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm mới 2024 của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trên cả bình diện đa phương và song phương.

Chuyến công tác diễn ra khi Việt Nam đang trở thành một tâm điểm chú ý trên toàn cầu, nhất là sau những thành tựu đối ngoại mang tính lịch sử trong năm 2023 dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có thể nói, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tận dụng thành công một cách tối đa những cơ hội quan trọng từ chuyến công tác để thông tin về thành tựu, định hướng của Việt Nam, khẳng định và giúp lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi thông điệp, hình ảnh, vị thế một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới.

Đồng thời, qua chuyến công tác, đoàn đại biểu Việt Nam còn nắm bắt, tận dụng thời cơ, xu thế mới, thu hút tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực có lợi ích thiết thực với WEF, Thụy Sĩ, Hungary, Romania và các đối tác; chia sẻ quan điểm, tầm nhìn về các vấn đề toàn cầu, khẳng định sự tham gia chủ động, tích cực, đóng góp một cách có trách nhiệm của Việt Nam.

Nhiều cơ quan báo chí, hãng truyền thông lớn của thế giới đã đưa tin sâu, đậm về các hoạt động năng động, hiệu quả của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nhiều thông điệp, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính được các hãng truyền thông lớn của thế giới lựa chọn phát đi toàn cầu.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”. Đây là một trong 8 phiên đối thoại với người đứng đầu nhà nước, chính phủ được WEF tổ chức tại Hội nghị Davos năm nay.- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành công và ấn tượng tại WEF Davos 2024

Hội nghị WEF Davos 2024 có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19, có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay. Qua hai ngày làm việc liên tục với lịch trình dày đặc hơn 30 cuộc làm việc, cuộc tiếp xúc, chuyến công tác của Thủ tướng dự Hội nghị đã thành công rất tốt đẹp ở nhiều phương diện, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra, để lại dấu ấn đậm nét đối với bạn bè và đối tác quốc tế.

Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao tư duy, tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ chia sẻ về thúc đẩy đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, xây dựng lòng tin chiến lược, bảo đảm cân bằng lợi ích và thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân…

Đặc biệt, những phiên họp là điểm nhấn của Hội nghị đã để lại ấn tượng sâu sắc về những thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội, các định hướng, chiến lược phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam; những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab trao đổi về những chủ đề lớn của Hội nghị WEF Davos năm nay, những thách thức hiện nay, các xu thế phát triển mới và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Qua diễn đàn kinh tế uy tín hàng đầu thế giới này, Việt Nam đã tranh thủ nắm bắt được các tư duy, ý tưởng hợp tác mới, cảm nhận được không khí của thời đại, của các xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu. Diễn đàn cho thấy thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các động lực tăng trưởng được thúc đẩy từ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

Sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và WEF ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, trong các lĩnh vực cụ thể như thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ phát triển kỹ năng mới cho nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó thiết lập hệ sinh thái để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong thời gian Hội nghị, Thủ tướng đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư- khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế, sở hữu trí tuệ.

Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng Việt Nam là một trong những lựa chọn phù hợp nhất, là điểm đến đầu tư và tìm kiếm cơ hội hợp tác lâu dài; ấn tượng về tầm nhìn phát triển chiến lược của Việt Nam và việc Chính phủ Việt Nam có các chính sách, biện pháp quyết liệt để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, luôn dành sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Mong muốn tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triển, chuyển đổi, đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp đã thể hiện sự hào hứng, quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh mới ở Việt Nam và đã ngay lập tức cam kết tổ chức các đoàn doanh nghiệp lớn vào Việt Nam trong thời gian tới.

Có thể nói chuyến công tác tham dự WEF đã tạo ra một làn gió mới đối với hợp tác đầu tư nước ngoài chất lượng cao, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 4.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông điệp về sự năng động, hình ảnh, vị thế mới của Việt Nam

Là một trong những nguyên thủ, nhà lãnh đạo quốc gia mà WEF đánh giá là có tư duy, tầm nhìn chiến lược, khả năng truyền cảm hứng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được mời tham dự nhiều sự kiện điểm nhấn tại Diễn đàn như Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam, phiên thảo luận “Bài học từ ASEAN”, Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”. WEF cũng nhận định Việt Nam là một trong những nước được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất tại Hội nghị lần này.

Trong đó, Phiên đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu” là một trong 8 phiên đối thoại với người đứng đầu nhà nước, chính phủ được WEF tổ chức tại Hội nghị Davos năm nay.

Phiên đối thoại diễn ra vào thời điểm then chốt, giúp thúc đẩy quan hệ với các đối tác và chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn, là thành viên trách nhiệm và là hình mẫu trong nhiều mặt, lĩnh vực của cộng đồng quốc tế.

Phát biểu tại các sự kiện này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi, tìm kiếm và kiến tạo các động lực tăng trưởng mới là xu thế khách quan và tất yếu của thế giới ngày nay; không một quốc gia, nền kinh tế nào, nếu vẫn giữ tư duy cũ, chỉ dựa vào các động lực tăng trưởng truyền thống, có thể phát triển nhanh và bền vững.

Trước những cơ hội phát triển mới như quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng, Thủ tướng cho rằng đó là xu thế tất yếu dựa trên quy luật về cạnh tranh, quy luật cung cầu và nhấn mạnh các nước chỉ có thể duy trì sự phát triển bền vững khi lựa chọn cách tiếp cận cùng thắng, tôn trọng sự lựa chọn của mỗi quốc gia, xây dựng lòng tin dựa trên sự chân thành, đoàn kết và cân bằng lợi ích.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận “Bài học từ ASEAN” trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, để thúc đẩy chuyển đổi, kiến tạo, mở ra các động lực tăng trưởng mới, Việt Nam sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính. Thứ nhất, tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thứ hai, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ tư, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi, gồm chuyển đổi về kinh tế, làm mới những động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; chuyển đổi về cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng chiến lược cho chuyển đổi; chuyển đổi nguồn nhân lực.

Cùng với đó, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không”; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển; xây dựng kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, không ngừng nâng cao nội lực và khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 6.

Thủ tướng đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu. Trong ảnh, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo khẳng định chia sẻ sự quan tâm và sẽ thúc đẩy sớm thông qua EVIPA – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn trả lời những câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn. Nhà bình luận quốc tế nổi tiếng Thomas Friedman của tạp chí New York Times, tác giả cuốn sách “Thế giới phẳng”, cho rằng không có nhiều nước có thể làm được việc cân bằng và quan hệ tốt với cả hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi Tổng thống Biden vừa tới thăm Việt Nam và khoảng thời gian ngắn sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thăm Việt Nam. Ông đặt câu hỏi: Vậy Việt Nam đã làm thế nào? Bí quyết của Việt Nam là gì?

“Có lẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì dân tộc chịu đau thương, mất mát nhất là dân tộc Việt Nam, chúng tôi đã trải qua tất cả những cung bậc xấu nhất. Chúng tôi không quên quá khứ, đấy là một phần của lịch sử, chúng ta không thể làm méo mó đi được, và không thể bịa đặt, không xuyên tạc về lịch sử. Nhưng chúng tôi phải gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, khai thác tương đồng, hướng đến tương lai. Việt Nam có thể là một hình mẫu về khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh. Hai nước như ngài nói với chúng tôi hiện nay đều là đối tác chiến lược toàn diện”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đáp lại, trước hàng trăm lãnh đạo, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu là thành viên của WEF.

Nhà báo Thomas Friedman hỏi tiếp: “Tôi có một giả định thế này: Trong năm qua, khi Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam và nếu đều khuyên Việt Nam giảm bớt mức độ quan hệ với đối tác còn lại thì ông sẽ trả lời sao?”

Thủ tướng trả lời: “Cái được lớn nhất của hai chuyến thăm vừa qua là củng cố lòng tin chính trị. Khi đã có lòng tin chính trị rồi thì mọi quan hệ được giải quyết bằng sự chia sẻ, thông cảm và sự tôn trọng lẫn nhau. Cho nên hai nước đều là bạn và nhân dân hai nước đều là bạn bè. Tôi không được nghe lời khuyên như ngài hỏi; nhưng khi được khuyên như thế thì tôi sẽ nói lại là: Chúng tôi theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì mục tiêu hòa bình và phát triển”.

Thực tế, câu hỏi không chỉ riêng của tác giả “Thế giới phẳng”, mà đây cũng là mối quan tâm chung của dư luận quốc tế. Trước chuyến thăm, Thủ tướng cũng đã trả lời phỏng vấn tập đoàn truyền thông Clever của Romania, và một trong những câu hỏi là làm thế nào để Việt Nam đạt được vị trí ngày nay – một trong những chủ thể quan trọng nhất của thế giới trong quan hệ quốc tế, có quan hệ hữu nghị với tất cả các siêu cường, các nước lớn.

Đồng tình với những ý kiến phát biểu của Thủ tướng, Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới. Giáo sư đánh giá cao và tin tưởng vào vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam, cho biết Việt Nam thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh và thông minh.

Ông Joo-ok Lee, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương WEF cho biết: “Thực sự đã có nhiều lãnh đạo đến gặp tôi và nói rằng phiên thảo luận chiến lược quốc gia Việt Nam là một trong những cuộc trao đổi hay nhất mà họ từng có với một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ. Theo tôi, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là một ngôi sao đang lên, một điểm đến đầu tư tuyệt vời. Điều thực sự hữu ích cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là lắng nghe và thực sự hiểu bối cảnh và nguồn gốc của sự phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như định hướng phát triển trong tương lai”.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Rebeca Grynspan. Bà Rebeca Grynspan nhấn mạnh UNCTAD luôn coi Việt Nam là một hình mẫu về phát triển – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết đã nghiên cứu và rất ấn tượng với những chỉ số phát triển của Việt Nam, tính tự cường, ổn định của nền kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là khi nhiều quốc gia đang rơi vào tình trạng nợ nghiêm trọng hoặc có rất ít dư địa tài chính. Việt Nam đã cho thấy tầm nhìn dài hạn, giúp nền kinh tế kiên cường trước những cú sốc, trong một thế giới khủng hoảng liên tiếp. Và Việt Nam cũng đang trên con đường đúng đắn để tận dụng được việc tái cơ cấu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, định vị mình ở điểm tốt hơn, đi lên các bậc thang cao hơn của công nghệ và giá trị gia tăng.

Riêng với ASEAN, chia sẻ với những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Thái Lan cho biết chính Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gợi ý cho phía Thái Lan về việc cùng Lào, Campuchia, Việt Nam liên kết phát triển du lịch “4 quốc gia 1 điểm đến”.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 8.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam không bao giờ quên những người bạn chí tính, chí nghĩa

Chuyến thăm chính thức Hungary và Romania ngay sau khi tham dự WEF Davos của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Người đứng đầu Chính phủ trong 7 năm qua với Hungary và 5 năm với Romania trong bối cảnh Việt Nam và hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 9.

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán chủ trì lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hungary – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, trong đó có việc dành ưu tiên tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác toàn diện, đối tác truyền thống, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, đẩy mạnh quan hệ truyền thống tốt đẹp với hai nước bạn bè tại Trung Đông Âu trên tất cả các lĩnh vực.

Hai nước đều đã dành cho Thủ tướng Chính phủ, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, ấm áp, chân thành của những người bạn thân thiết. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi với tất cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị hai nước, phát biểu chính sách tại các trường đại học, dự diễn đàn doanh nghiệp, gặp hội hữu nghị hai nước với Việt Nam, gặp cộng đồng bà con người Việt và thăm một số cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Lãnh đạo Hungary và Romania bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ về thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, đánh giá cao vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; mong muốn đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất; phối hợp xử lý các vấn đề quốc tế và cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 10.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán gặp gỡ báo chí sau khi tiến hành hội đàm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ý kiến các giới của hai nước đều bày tỏ ngưỡng mộ chủ nghĩa anh hùng, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa của Việt Nam. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán nhận định Việt Nam đang phát triển vượt trội và dễ dàng tiên lượng sẽ là một trong những nước hàng đầu của châu Á. Chủ tịch Đảng Công nhân Hungary đánh giá Việt Nam là một tấm gương về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong điều kiện khó khăn. Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu khẳng định Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất với Romania; đề nghị tận dụng cơ hội để biến Romania trở thành cửa ngõ của Việt Nam vào châu Âu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, hợp tác chặt chẽ của Romania và Hungary trong rất nhiều lĩnh vực suốt gần 75 năm qua. Romania và Hungary là hai trong số những nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và đã luôn bên cạnh Việt Nam, kể cả trong những lúc khó khăn nhất.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hungary Katalin Novak – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Gần đây nhất, Hungary và Romania là hai trong những nước đầu tiên hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong thời điểm khó khăn nhất. Romania đã đóng vai trò tích cực trong việc ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào ngày 30/6/2019 – đúng ngày cuối cùng Romania đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên EC. Còn Hungary là quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). “Tất cả mọi thứ có thể qua đi nhưng tình bạn luôn luôn ở lại. Tất cả đang thay đổi, chỉ có tình cảm giữa con người với con người là không đổi thay và ngày càng nhân lên”, Thủ tướng chia sẻ với những người bạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo hai nước đã thống nhất nhiều biện pháp quan trọng nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Hungary và Romania sang giai đoạn phát triển mới.

Về chính trị-ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nhằm tăng cường tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, làm nền tảng để mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 12.

Thủ tướng và Phu nhân cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hungary – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kinh tế-thương mại-đầu tư, các nhà lãnh đạo khẳng định tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Hungary như dược phẩm, nông nghiệp, công nghệ thông tin và Romania như phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, thông tin truyền thông, chế biến thực phẩm.

Hungary – Việt Nam và Romania – Việt Nam nhất trí mở cửa hơn nữa thị trường của nhau đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản…; xem xét khả năng triển khai các dự án hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ ở mỗi nước. Lãnh đạo Hungary và Romania nhất trí ủng hộ triển khai đầy đủ, hiệu quả EVFTA, khẳng định sẽ thúc đẩy các nước thành viên EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA và EC sớm gỡ bỏ cảnh cáo “thẻ vàng” (IUU) đối với hàng thủy sản Việt Nam.

Việt Nam cùng hai nước cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực hợp tác truyền thống như giáo dục-đào tạo, văn hóa-thể thao-du lịch, lao động… và hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh như khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, dược phẩm, đổi mới sáng tạo, môi trường…

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 13.

Thủ tướng Ion-Marcel Ciolacu chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Romania – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hàng loạt văn kiện hợp tác trong lĩnh vực an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, lao động, nông nghiệp, thông tin truyền thông, hợp tác địa phương giữa Việt Nam và hai nước đã được ký kết. Một điểm nhấn của chuyến thăm là hợp tác giáo dục – đào tạo với việc ký kết gần 30 văn bản hợp tác giữa các trường Đại học của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của Hungary và Romania.

Thủ tướng cũng trao đổi sâu rộng với lãnh đạo hai nước về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, theo đó các nước đều nhất trí về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 14.

Hai Thủ tướng chứng kiến kí kết các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Romania – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hungary và Romania, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh bà con kiều bào đã có nhiều nỗ lực đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hội nhập vào xã hội sở tại và luôn hướng về quê hương, đất nước bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam ở hai nước tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ bà con cộng đồng làm ăn, sinh sống và hội nhập, với tinh thần “coi công việc của bà con như việc nhà mình, coi bà con như người thân ruột thịt của mình”. Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Hungary sớm công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số.

Chuyến thăm chính thức Hungary và Romania của Thủ tướng Chính phủ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary và quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống Việt Nam – Romania, gia tăng tin cậy chính trị, đẩy mạnh toàn diện hợp tác song phương trong giai đoạn phát triển mới ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Vị thế, hình ảnh Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, tầm vóc và uy tín mới- Ảnh 15.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Romania Klaus Iohannis – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp nối một năm 2023 cực kỳ sôi động và thành công của ngoại giao Việt Nam với nhiều thành tựu mang tính lịch sử, chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm 2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; những quan điểm chỉ đạo quan trọng trong cuốn sách mới ra mắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”./.

Hà Văn – Chinhphu.vn

Source link

Cùng chủ đề

Trương Mỹ Lan nhận trách nhiệm trong vụ án nhưng phủ nhận điều hành SCB

Ngày 5/11, phiên toà xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác tiếp tục với phần xét hỏi.Trong giờ giải lao, khi được tòa cho phép, bị cáo Trương Mỹ Lan đã gặp chồng là Chu Lập Cơ, sau đó trở lại phiên xét hỏi của đại diện VKS. Bị cáo khẳng định nhận hoàn toàn trách nhiệm trong vụ án nhưng phủ nhận việc điều hành...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Trung Đông

Chuyến thăm các nước UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng để lại dấu ấn quan trọng, với việc nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam với ba nước nói riêng và với khu vực Trung Đông, Bắc Phi nói chung. Theo đặc phái viên TTXVN, tối 01/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội kết thúc tốt...

Cuộc gặp đặc biệt của Thủ tướng với các kỹ sư trẻ người Việt ở Ả-rập Xê-út

(Dân trí) - Gần 2 tiếng trao đổi và gặp đại diện các kỹ sư trẻ người Việt ở Ả-rập Xê-út, Thủ tướng đã nghe những lời "gan ruột" với nhiều đề xuất cùng mong muốn được đóng góp cho quê hương của người con xa quê. Cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đại diện cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và kỹ sư trẻ người Việt tại Ả-rập Xê-út là một cuộc...

Chủ nhà hàng mời Thủ tướng và Phu nhân đến ăn phở Việt trên đất Abu Dhabi

(Dân trí) - Chia sẻ tự hào khi món ăn đậm chất Việt Nam như phở, bún chả, nem rán được yêu thích, chủ chuỗi cửa hàng Phở Việt tại UAE mời Thủ tướng và Phu nhân đến thưởng thức hương vị Việt trên đất Abu Dhabi. Chiều 27/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại...

Thủ tướng đến Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE

(Chinhphu.vn) - Trưa ngày 27/10 (theo giờ địa phương, chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) theo lời mời của Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan.   Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Chinhphu.vn) - Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.   Thủ tướng Lý Cường đón và trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành...

Viettel 5G2B và cuộc cách mạng tự động hoá toàn diện cho nhà máy thông minh

Máy móc vận hành tự động, robot xuất hiện ở mọi công đoạn để giảm sức người, hoạt động sản xuất được giám sát toàn trình… và tất cả được kết nối trên hạ tầng mạng 5G chính là viễn cảnh sản xuất thông minh mà 5G2B của Viettel đã và đang hiện thực hóa. Trên nền tảng kết nối 5G, quy trình sản xuất sẽ được tối ưu nhằm gia tăng tốc độ, sự chính xác và linh hoạt...

Hợp tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam

(Chinhphu.vn) - Bộ TT&TT vừa ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030. Bộ TT&TT ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ xúc tiến đầu...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật | 08/11/2024 ...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Mới nhất