Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiVì sao vùng đất Quảng Nam la liệt giếng cổ Champa, ngàn...

Vì sao vùng đất Quảng Nam la liệt giếng cổ Champa, ngàn năm nước vẫn đầy, hút chả cạn?


Giếng Chăm cổ ở Quảng Nam, vì sao nước trong vắt cả trăm năm, hút chả bao giờ cạn?- Ảnh 1.

Giếng Chăm ở sát hè nhà ông Trần Hưng Thành (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: HOÀNG MINH 

Giếng cổ bên tháp Champa cổ

Nếu ví tháp Chăm – những công trình nổi – là những linga (tượng trưng cho dương vật) thì cũng có thể coi giếng Chăm – những công trình chìm – là những yoni (tượng trưng cho âm hộ), là cặp vật thờ biểu tượng cho nguyên lý sinh tồn của Bà-la-môn giáo, vốn là tín ngưỡng của người Chăm.

Từ niềm tin về sự bền bỉ của viên gạch do mình làm nên, người Chăm xưa đã dùng chính loại gạch xây tháp để xây giếng nước. 

Có thể nói như vậy qua thực nghiệm mài – chập: vốc nước mài những viên gạch ở giếng Chăm cổ vẫn thấy lượng bột gạch tạo ra trong quá trình mài (để trở nên là một loại hồ gắn kết 2 viên gạch lại với nhau khi xây gạch), cũng như có thể chạm khắc được các họa tiết trên viên gạch mà không bị vỡ dăm, vốn là những tính năng đặc biệt chỉ có ở gạch Chăm xây tháp xưa.

Giếng Chăm cổ ở Quảng Nam, vì sao nước trong vắt cả trăm năm, hút chả bao giờ cạn?- Ảnh 2.

 Ông Nguyễn Văn Mích bên giếng Chăm ở sân nhà tại làng Khương Mỹ (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: HOÀNG MINH

Cùng với sự tồn tại kỳ diệu của những viên gạch xây giếng ngâm mình hơn nghìn năm dưới nước (ước tính theo khoảng niên đại của những đền tháp, chùa, cảng Chăm nơi có giếng Chăm cổ), thì điều đáng nói là tài phong thủy của người xưa trong việc tìm ra những mạch nước vĩnh cửu này.

Những giếng Chăm cổ còn lại ở Quảng Nam đều nằm thành cụm, từ 2 giếng trở lên. Trước hết là cụm 2 giếng tròn ở xóm Suối (thôn An Thiện, xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), cách tháp Chăm Chiên Đàn chừng 1km về hướng nam. 

Nằm ngay ở đầu xóm, giếng ở vườn nhà ông Hồ Văn Xuân sâu chừng 4,5m, đường kính 1m, đáy giếng được táng bằng tảng sa thạch có hình chảo, ở giữa lòng chảo được khoét sâu như một chiếc gàu lớn. 

Theo lời ông Xuân, giếng này không bao giờ cạn, là nguồn nước uống của cả 2 làng An Phú Nam và An Phú Bắc trong những cơn đại hạn.

Giếng Chăm cổ ở Quảng Nam, vì sao nước trong vắt cả trăm năm, hút chả bao giờ cạn?- Ảnh 3.

 Giếng cổ Chăm ở vườn ông Võ Lang (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: HOÀNG MINH

Còn giếng ở vườn nhà ông Võ Đợi nằm ở cuối xóm Suối, kề sát suối Ông Thủ. Giếng này sâu khoảng 5m, đáy không táng bằng sa thạch, nay vẫn là nguồn nước ăn uống của 4 gia đình ở gần giếng. 

Ông Đợi cho biết, vào những lúc hạn hán giếng này vẫn có nước đầy khoảng 3m, vào mùa hạn phải dùng đến 3 mô tơ cùng bơm hút sau vài giờ mới cạn để nạo vét làm sạch giếng. 

Vào những năm hạn hán kéo dài đến mức cư dân thử đào sâu xuống lòng suối vẫn không có nước, thì giếng này là chỗ nước ăn uống cậy dựa cho dân làng Hòa Tây ở gần.

Cụm 4 giếng cổ Champa ở gần tháp Chăm Khương Mỹ (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ) đều là giếng vuông. 

Ngoài 1 giếng cổ nằm cách chân tháp chừng 40m, 3 giếng còn lại ở vườn nhà của các ông Nguyễn Văn Mích, Trần Hưng Thành, Võ Lang, đều nằm ở phía tây tháp, giếng xa nhất chỉ cách tháp chừng 400m. Cùng nằm trên vùng đất gò có bình độ bằng nhau, 4 giếng này đều có độ sâu 5 – 7m, rộng khoảng 1 – 1,1m. 

Ông Nguyễn Văn Mích (81 tuổi) kể: “Cơn đại hạn kéo dài gần 2 năm 1952 – 1953, dân các làng quanh đây toàn nhờ nguồn nước của 4 giếng cổ này. Người đến đây lấy nước cả ngày đêm, rứa mà không giếng nào cạn, nước giếng mô cũng trong cũng ngọt hết. Người xưa coi đất tìm mạch nước quá giỏi!”.

Giếng cổ bên cảng xưa, chùa cũ

Cụm giếng Chăm còn lại ở làng Trung Phường (xã Duy Hải, Duy Xuyên) cũng nằm kề các di tích Chăm có tiếng một thời: cảng Trung Phường, chùa Trung Phường, cách TP.Hội An chừng 3km về hướng đông nam.

Là cảng thị thịnh đạt của người Chăm xưa, Trung Phường là một trong những bến dừng chính trên “con đường tơ lụa trên biển” – trục giao thương hàng hải quốc tế mà Biển Đông là cửa ngõ bắt buộc phải đi qua của những con tàu xuôi ngược Đông – Tây thời bấy giờ. 

Cùng với sự thịnh vượng của thương cảng này, người Chăm xưa đã xây dựng ở gần cảng một ngôi chùa mà gạch dùng xây chùa cũng cùng loại với gạch xây tháp. 

Chưa thấy tài liệu về ngôi chùa Chăm cổ này nhưng có lẽ nó được xây dựng dưới triều Indrapura – vương triều coi đạo Phật là quốc giáo với sự ra đời của Phật viện – kinh thành Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, Thăng Bình), cách Trung Phường chừng 40km về hướng tây nam.

Giếng Chăm cổ ở Quảng Nam, vì sao nước trong vắt cả trăm năm, hút chả bao giờ cạn?- Ảnh 4.

 Giếng cổ Chăm kề bên cụm tháp Chăm Khương Mỹ. Ảnh: HOÀNG MINH

Thời cảng thị Trung Phường thịnh vượng, chùa Trung Phường được xem là nơi hành hương của những thương nhân trong chuyến hải hành dằng dặc trên Biển Đông. 

Hiện nay ở chùa Trung Phường còn giữ được một số loại tượng vốn là vật cúng dường của các thương nhân từ các tàu buôn cập cảng Trung Phường thời ấy.

Cụm 9 giếng Chăm cổ ở Trung Phường nằm trên một vệt dài chừng 400m là khu dân cư chạy dọc theo hướng bắc – nam của cồn cát tiếp giáp với biển. 

Theo anh Nguyễn Chánh – chủ hộ có 1 giếng Chăm ở vườn nhà mình, những giếng cổ này là nguồn nước ăn uống của cư dân trong làng từ bao đời nay. Nhưng gần đây một số hộ có giếng cổ trong vườn đã dời nhà đi nơi khác sinh sống nên một số giếng ở đó đã bị bỏ phế, một số bị vùi lấp, hiện chỉ còn 5 giếng.

Theo anh Chánh, trong số 9 giếng này có 3 giếng vuông, còn lại là giếng tròn, và người xưa đã làm nên những viên gạch hơi cong (có lẽ họ đã mài gạch) nhằm để dễ xây tròn. 

Lại có 1 giếng được xây vuông một đoạn, xây tròn một đoạn; có giếng được xây xen bằng sa thạch một đoạn, một số kẽ hở khi xây được chêm chặt bằng san hô. Ngoài ra, ở chùa Trung Phường cũng còn có 1 giếng Chăm.

Giếng Chăm cổ ở Quảng Nam, vì sao nước trong vắt cả trăm năm, hút chả bao giờ cạn?- Ảnh 5.

 Giếng Chăm ở vườn nhà ông Võ Đợi (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: HOÀNG MINH

Những giếng cổ ở Trung Phường cũng là những mạch nước kỳ diệu. “Hồi chưa có giếng khoan giếng đóng, tôi dùng một mô tơ hút nước ở cái giếng cổ của nhà tôi để tưới đậu cả ngày vẫn không cạn hẳn. Trong khi những giếng của người dân mình thì chỉ hút vài ba giờ là cạn trơ đáy” – anh Chánh nói.

Theo các vị lão làng ở Trung Phường, người xưa truyền lại rằng các giếng Chăm ở đây thời xưa là nơi cung ứng nước ngọt cho các thương thuyền cập cảng Trung Phường để giao thương hay nghỉ chân rồi nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình. 

Các tư liệu ghi chép của Ba Tư, A Rập từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIV được Louis Ferrand thu thập đã cho biết người Chăm đào giếng rất trong, ngọt và không bao giờ cạn nước, ở dọc các cồn cát ven biển để “xuất khẩu” nước cho các thương thuyền nước ngoài vào biển Chămpa lúc bấy giờ.

Giếng cổ Chămpa – những “yoni” sinh động với nguồn nước mát lành vĩnh cửu còn lại là những hiện vật quý trong bảo tàng cuộc sống. 

Mong sao có những công trình nghiên cứu và kế hoạch bảo tồn thích đáng để những giếng nước nghìn năm không chỉ không mất thêm mà còn khám phá ra những giá trị ẩn khuất từ những mạch nước kỳ diệu này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 3km, Làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) là ngôi làng đã có hàng ngàn năm tuổi, gắn với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. ...

Vì sao dự án gần 500 tỷ đồng chưa thi công sau 2 tháng khởi công?

Khởi công nhưng vẫn chưa thi công được Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, ngày 24/8, dự án Đường vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam chính thức khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 498 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương 398 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 100 tỷ đồng. Công trình do liên danh nhà thầu là Công ty CP Đại Thiên Trường và Công ty CP 873...

Vì sao mỏ cát khủng đấu giá đạt 370 tỉ lại có giá khởi điểm chỉ 1,4 tỉ đồng?

"Họ nói với tôi là cũng muốn được tiếp tục khai thác mỏ. Nhưng khi bỏ giá lên tới đâu đó 50 tỉ đồng thì thấy không thể theo được nữa nên đành bỏ cuộc" - bà Sương nói.Cũng theo bà Sương, sở dĩ mỏ cát ĐB2B được đẩy giá cao lên hàng trăm tỉ đồng có thể xuất phát từ khả...

Bảo vật quốc gia ở Bình Thuận là một cái linga Champa bằng vàng ròng sáng rực hiếm có khó tìm

 Đồng bào Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống rất lâu đời ở Bình Thuận. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng biệt, đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Bình Thuận và đất nước. Mới đây, khi Linga vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia lại càng làm...

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật khảo cổ lần 2 tại phế tích tháp Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiện trạng khu đất “vàng”, được đề xuất làm công viên dọc bờ sông Sài Gòn

Công viên chạy dọc 1,1km theo sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Hải Phòng có 97 xã nông thôn mới nâng cao, 61 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Tính đến hết tháng 10/2024, Hải Phòng có tổng cộng 97 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, 61 xã NTM kiểu mẫu. Theo kết hoạch, từ nay đến cuối năm, Hải Phòng tiếp tục xét, công nhận 40 xã NTM nâng cao, 31 xã NTM kiểu mẫu. ...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Heo rừng, con động vật hoang dã mõm dài hơn tai, nuôi thành công ở Kiên Giang, bán 150.000 đồng/kg

Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm ông Cuội đã thu về...

Hồ Xuân Hương tại Đà Lạt sẽ vắng bóng hình ảnh “đạp vịt” của du khách

UBND TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu cơ quan chức năng chấm dứt, thanh lý hợp đồng kinh doanh dịch vụ Pedalo (đạp vịt) đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này tại hồ Xuân Hương và hồ Đa Thiện 3. ...

Bài đọc nhiều

Sức mạnh cốt yếu nhất của thông tin cơ sở là gần dân, trực tiếp

Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại “Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024”, ngày 8/10/2024. Thông tin cơ sở là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng Thông tin cơ sở (TTCS) là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam, là hệ...

Trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024

Sáng 11/10, tại Hà Nội, trong không khí chúc mừng kỉ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam đã diễn ra Chương trình trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ có 30 cá thể

Loài vật này là kết quả của một đột biến gen làm thay đổi màu lông. Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 30 cá thể được nuôi dưỡng tại những vườn thú. ...

Giải bài toán không bao giờ có đủ dữ liệu mang tên ‘khởi nghiệp’

'Không thầy cô nào đánh đố, bắt sinh viên giải toán nhưng thiếu dữ liệu mà còn thiếu thời gian. Bài toán khởi nghiệp lại khác', ông Phạm Tuấn Hiệp, giám đốc đầu tư quỹ BK Fund, chia sẻ với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. ...

Cùng chuyên mục

Đặc sản Quảng Ngãi – thưởng thức món ăn chế biến từ don

Con don Quảng Ngãi giống với con dắt của miền Bắc, thuộc loài nhuyễn thể, họ nhà hến, là nguyên liệu đặc biệt biến tấu ra nhiều món ăn ‘siêu cuốn’.

Thanh Thủy trình diễn ấn tượng trang phục dân tộc tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy có màn trình diễn thể hiện phong thái chuyên nghiệp, từng động tác đều toát lên vẻ thanh lịch, truyền tải trọn vẹn tinh thần của trang phục trong phần thi National Costume. Tối ngày 3/11, trong phần thi National Costume thuộc khuôn khổ cuộc thi Miss International 2024, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đã có màn trình diễn ấn tượng bộ trang phục truyền thống mang...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh tỉnh Bà Rịa

(NADS) - Sáng 3/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức thành công Đại hội chi hội nhiệm kỳ 2024-2029. NSNA Nguyễn Thái An, Trưởng ban Nhiếp ảnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được tín nhiệm cao và được bầu làm Chi hội trưởng khoá mới. ...

441 đại biểu dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX

Tại không gian mở sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã bắt đầu làm việc sáng 4-11. ...

Không tăng lương công chức, nhưng phải tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương hưu, trợ cấp, đặc biệt trợ cấp cho người có công trong năm 2025. Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 4/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho biết, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát...Đại biểu cũng đồng tình với báo cáo của Chính phủ trong năm 2025, phấn đấu tăng...

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất...

Iran chuẩn bị tấn công Israel mạnh hơn?

Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trả đũa Israel liên...

Người Mỹ ở Việt Nam bầu tổng thống ra sao?

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này từ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài có thể bỏ phiếu vắng mặt qua thư, thư điện tử hay fax tùy vào quy định mà tiểu bang họ đã sinh sống. Hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris cùng tranh cử tại bang chiến trường North...

Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024

Trong 3 ngày 22 - 24/10, Phó Cục trưởng Cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến đã đại diện cho Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024 tại Olympic Parktel. Đây là dịp mở ra cơ hội hợp tác, cùng nhau chia sẻ lợi ích thông qua di sản Olympic giữa các quốc gia. Diễn đàn Di...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, rủi ro đối với kinh tế châu Á đã gia tăng do căng thẳng thương mại leo thang, khó...

Mới nhất