Trang chủSự kiệnVì sao Việt Nam không mua bản quyền truyền hình Olympic?

Vì sao Việt Nam không mua bản quyền truyền hình Olympic?

Việt Nam là một trong số ít những quốc gia không sở hữu bản quyền phát sóng Olympic 2024. Riêng ở Đông Nam Á, có đến 9/11 quốc gia sở hữu bản quyền, dù đa phần đều “ghi bàn ở phút 90”.
Vì sao Việt Nam không mua bản quyền truyền hình Olympic?- Ảnh 1.

Các siêu sao bơi lội giúp Olympic 2024 mở màn hấp dẫn – Ảnh: REUTERS

Vấn đề chung của hầu hết các quốc gia là chi phí bản quyền truyền hình ngày càng tăng cao do tính thương mại hóa trong thể thao.

Chi phí là rào cản chính

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một đài truyền hình đang sở hữu khá nhiều bản quyền các giải đấu quốc tế ở Việt Nam cho biết: “Trong quá trình đàm phán bản quyền truyền hình, rào cản lớn nhất vẫn là chi phí càng ngày càng đắt trong khi khai thác không hiệu quả, không bán được quảng cáo. Ngay các giải đấu như Euro, World Cup cũng rất khó khăn trong việc bán quảng cáo để bù đắp chi phí mua bản quyền. So với các giải đấu bóng đá, những người quan tâm Olympic thực sự chỉ chiếm một lượng nhỏ”.

Những năm trước người hâm mộ thường có phản ứng khá gay gắt trên các diễn đàn, mạng xã hội khi Việt Nam chậm (hoặc không có) bản quyền phát sóng các giải đấu lớn. Nhưng năm nay người hâm mộ đón nhận thông tin không có bản quyền phát sóng Olympic Paris 2024 theo kiểu “quen rồi”. Có rất nhiều lý giải cho sự thay đổi này. Đầu tiên phải thừa nhận thực tế sức hút của Olympic không quá lớn nên lượng người theo dõi không cao. Kế đến, Olympic 2024 có ít VĐV Việt Nam tham dự và hy vọng huy chương gần như không có. Tiếp đến là việc người hâm mộ vừa được thỏa mãn với các trận đấu hấp dẫn ở Euro 2024 và Copa America 2024.

Anh Nguyễn Văn Quân, 36 tuổi, nhân viên văn phòng, chia sẻ: “Với tôi, bản quyền Olympic 2024 có thì rất tốt, còn không cũng chẳng sao. Đúng là có một chút tiếc nuối nhưng tất cả xuất phát từ niềm tự hào quốc gia, đặc biệt là khi so sánh với các nước trong khu vực. Nhưng phải thừa nhận là Olympic 2024 là sân chơi quá tầm với thể thao Việt Nam. Xem Olympic gần như chỉ xem các VĐV thế giới thi đấu. Ngoài ra, múi giờ các cuộc đấu cũng không thực sự quá thuận lợi”.

Tương tự, anh Trần Ngọc Thanh Minh, một giáo viên cấp 2, cho biết Olympic ở đẳng cấp quá cao so với thể thao Việt Nam. Vì vậy anh hoàn toàn thông cảm với việc các đài truyền hình rụt rè trong việc mua bản quyền. Tuy nhiên, cần có giải pháp để mua bản quyền phát sóng ở những kỳ đại hội tiếp theo. Đây không phải là câu chuyện quá tầm với thể thao Việt Nam hay không mà là nhu cầu xem Olympic với nhiều khán giả là có thật.

Cách làm của Thái Lan

Đến tận đầu tháng 7, người Thái vẫn còn tranh cãi quyết liệt về vấn đề mua bản quyền. Từ nhiều năm qua, Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia bị nâng giá nhiều nhất về bản quyền phát sóng các giải đấu lớn.

Năm 2014, Thái Lan chi ra 13 triệu USD để mua bản quyền World Cup. Nhưng trong hai kỳ World Cup tiếp theo đó, họ đều phải bỏ ra số tiền gấp ba để có thể phát sóng các trận đấu ở giải bóng đá thế giới. Ủy ban Phát thanh và Truyền hình quốc gia Thái Lan (NTBC) nhiều lần họp bàn về quy định “phải có” mà chính phủ nước này đặt ra.

Quy định này ra đời từ năm 2012, tạo ra ràng buộc rằng Thái Lan luôn phải sở hữu bản quyền của 7 giải đấu lớn gồm World Cup, Olympic, Paralympic, Asian Games (Asiad), Asian Para Games, SEA Games và Para Games. Tuy người dân Thái Lan ủng hộ nhiệt liệt, nhưng quy định này cũng làm khó các nhà đài cũng như NTBC. Sau khi luật “phải có” ra đời, Thái Lan trở thành quốc gia bị “hét giá” bản quyền dữ dội nhất.

Kết quả là đến năm 2023 NTBC phải bỏ phiếu để loại World Cup khỏi danh sách 7 giải đấu “phải có”. Vì sao lại là World Cup? Thứ nhất vì bóng đá Thái Lan chưa vươn đến tầm thế giới. Thứ hai, vì nhóm các kỳ đại hội thể thao được xác định là tối thượng. Có thể không giàu tính thương mại và truyền thông bằng Euro hay World Cup, nhưng Olympic lại mang tính chất biểu tượng cho phong trào thể thao và mang theo nhiều tầng ý nghĩa khác.

Không chỉ Thái Lan bị nâng giá liên tục qua các giải đấu. Singapore, Malaysia hay Việt Nam cũng đối mặt tình trạng này. Từ World Cup 2014, các hãng viễn thông lớn của Singapore như Singtel, Starhub, Mediacorp đã bắt đầu hợp tác để thương thảo chuyện mua bản quyền.

Hỗ trợ từ chính phủ

Thái Lan cũng đi theo một mô hình gần tương tự, bao gồm cả sự ra tay của chính phủ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Ở World Cup 2022, họ sở hữu bản quyền với giá 42 triệu USD. Trong đó có 40% do Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT) trả tiền, và phần còn lại do các doanh nghiệp tư nhân. Đến Olympic Paris 2024, một nửa trong số tiền 11,2 triệu USD (400 triệu baht) do NTBC chi trả. Nửa còn lại thuộc về Quỹ phát triển thể thao quốc gia, huy động từ các doanh nghiệp. Có tổng cộng 6 nhà đài ở Thái Lan được phân bổ quyền phát sóng Olympic Paris.

Bằng cách này hay cách khác, mỗi quốc gia ở Đông Nam Á đều sở hữu bản quyền Olympic 2024. Ở Malaysia, Tập đoàn Astro nắm bản quyền và cho phép người dân xem miễn phí trọn vẹn 32 môn thể thao trong gói bản quyền có lẽ là lớn nhất từ xưa đến nay của họ. Người hâm mộ Philippines cũng được xem Olympic miễn phí qua One Sports và RPTV. Còn Indonesia phát sóng Olympic trên nền tảng OTT.

Hầu hết những quốc gia kể trên đều phải chờ đến “phút 90” mới có thể sở hữu bản quyền Olympic Paris 2024. Với Malaysia là vào tháng 5, Singapore vào đầu tháng 7, và Thái Lan thậm chí đến sát giờ lễ khai mạc. Nhìn chung quốc gia nào cũng phải đối mặt vấn đề bản quyền ngày càng tăng giá. Nhưng dưới sự hợp sức của chính phủ và các đơn vị tư nhân, người dân của họ hầu hết đều được xem Olympic.

Giá bản quyền Olympic quá cao, không thể chịu đựng nổi

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 30-7, lãnh đạo một đài truyền hình cho biết rất muốn mua bản quyền Olympic để phát nhưng giá quá cao, không thể mua nổi. Vị này chia sẻ:

“Thời gian qua khi Olympic diễn ra, chúng tôi tiếp nhận nhiều câu hỏi vì sao không mua bản quyền truyền hình Olympic 2024 để phát? Các nhà đài, doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chắc chắn đều muốn sở hữu bản quyền Olympic. Nhưng giá bản quyền Olympic tăng phi mã là rào cản lớn nhất khiến chúng tôi không thể mua được.

Giờ phát sóng các cuộc thi đỉnh cao Olympic Paris diễn ra ban đêm đến rạng sáng, lượng người xem không thể cao như Euro hay World Cup. Bỏ số tiền khổng lồ ra mua, nhưng nguồn thu về là gì để bù đắp là việc không giải quyết được. Không có ngân sách nhà nước nào rót tiền để mua bản quyền Olympic, Asiad, SEA Games… nên “lời ăn, lỗ chịu”. Vì thế bài toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay rất nan giải. Chúng tôi hy vọng những tập đoàn lớn chuyên kinh doanh bản quyền thể thao tại Việt Nam sẽ mua bản quyền Olympic, nếu được thì hợp tác sẻ chia phát sóng. Dù vậy đến phút cuối, ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh bản quyền thể thao cũng không mua được nên đành chịu”.

Đại diện một đơn vị truyền hình khác cho biết ngoài vấn đề giá cao, không có nguồn thu bù đắp, việc vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam cũng khiến các đơn vị e ngại. Vị này nói: “Một doanh nghiệp bỏ ra cả chục triệu USD để mua bản quyền, khi họ phát sóng thì bị ăn cắp, mất kiểm soát, gây thiệt hại vô cùng lớn cho đơn vị sở hữu bản quyền”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh bản quyền thể thao nói ngoài việc giá bản quyền Olympic cao ra, đơn vị này quyết định không mua vì không có đội ngũ sản xuất đủ trình độ để làm về Olympic – đại hội có đến 32 môn thể thao với quy mô lớn, phức tạp, cần sự am hiểu.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/vi-sao-viet-nam-khong-mua-ban-quyen-truyen-hinh-olympic-2024073109584987.htm

Cùng chủ đề

Tặng bằng khen cho học sinh đoạt giải Olympic Khoa học trẻ quốc tế

(Dân trí) - Sáng nay (13/10), Sở GD&ĐT Hà Nội đón đoàn học sinh dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) trở về. Trong thời gian tham gia kỳ thi, đoàn học sinh đã tham gia các chương trình giao lưu văn hóa với nước sở tại và các đoàn quốc tế.Đặc biệt, thầy trò trong đoàn cũng đã đến chào xã giao và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani, được ngài Đỗ Đức Thành, Đại...

Vận động viên Phạm Thị Huệ: Máu có thể thiếu, nhưng “máu lửa” thì không!

Trải qua bao buồn vui thăng trầm trong sự nghiệp thể thao, tay chèo Phạm Thị Huệ học cách tự tìm niềm vui từ những điều giản đơn, những khoảnh khắc bình dị trong cuộc sống. So với chị em ở những ngành nghề khác, những nữ vận động viên thường phải chịu nhiều thiệt thòi hơn, chấp nhận đánh đổi những niềm vui của bản thân, gia đình... để hướng tới thành tích chung trong thi đấu thể thao. Tuy...

Kết quả thi Olympic quốc tế của Việt Nam trong 5 năm qua ra sao?

Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2024 có 109 đoàn từ 109 quốc gia và vùng lãnh thổ với 609 thí sinh dự thi. Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 6 học sinh dự thi. Kết quả, có 6/6 học sinh đoạt huy chương và bằng khen gồm 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng, 1 bằng khen. Đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

Nữ vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân đại diện thanh niên báo công tại đại hội

Nữ vận động viên vừa giành 2 HCV Giải vô địch quyền taekwondo thế giới Châu Tuyết Vân đại diện 980 đại biểu báo công, tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024. Đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại địa chỉ https://vietnam.vn. So với...

Trên cánh đồng năng lượng

“Nghĩ về Quảng Trị, người ta thường nhớ về những nghĩa trang với nỗi khổ đau và sự tàn khốc của chiến tranh, với miền cát trắng nóng ran trong những trưa hè đổ lửa. Có một chân dung khác của mảnh đất này có thể bạn chưa chạm đến. Nắng và gió Lào trở thành “đặc sản”, thành năng lượng tái tạo sẽ góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và...

Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, ngay sau khi ký kết thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam, Nvidia đã triển khai các công việc tuyển người, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thu hút nhân tài trong và ngoài nước "Cú hích" từ Nvidia Sáng nay (14/12), tại phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Trao 34 tác phẩm ảnh và video đạt giải ‘Việt Nam hạnh phúc 2024’

Tối 11/12, Bộ TT&TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh và video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Các tác giả đạt Huy chương vàng “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” - Ảnh: VGP/HM Đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam. So...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Cùng chuyên mục

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"... Một trong những điểm nhấn các chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trên VTV...

Lữ đoàn 167 Hải quân tổ chức Hội thao thể dục thể thao kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân...

Chiều 16/12, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) tổ chức khai mạc Hội thao thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Các chiến sĩ Lữ đoàn thi bật 3 bước chụm chân không đà. Hội thao diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 16/12 đến 19/12/2024)...

Chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 16/12, nhiều đơn vị vũ khí, khí tài quân sự hiện đại của Việt Nam đã được triển khai tại khu trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: QĐND) VTV.vn - Nhiều hoạt động diễn ra nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam là 1 trong những hoạt động điểm nhấn. Hôm nay (17/12) sẽ diễn ra...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Bắt đầu “mùa” mua sắm đặc biệt, hàng hóa được khuyến mãi tới 100%

Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong tháng 12-2024 có thể lên đến 100%, thay cho việc bị giới hạn ở mức 50% Sáng 2-12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024". Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024" Chương trình được triển khai từ ngày...

Mới nhất

Công an Bình Dương ra quân cao điểm phòng chống tội phạm dịp Tết Ất Tỵ

Từ ngày 15/12/2024, Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh Bình Dương đồng loạt triển khai ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Ất Tỵ năm 2025. Sáng 15/12, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội...

Chuỗi hoạt động chào mừng đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Ngày 7 /12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao chào mừng Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Bình Bương lần thứ IV năm 2024. Sự kiện là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số có dịp gặp gỡ, giao lưu...

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Mới nhất