Trang chủNewsThế giớiVì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev...

Vì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev “đùa với lửa” đúng hay sai?



Ukraine đang rất cần phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16 trong xung đột với Nga. Tuy nhiên, sẽ không kịp để loại vũ khí này xuất hiện trong đợt phản công của Kiev vốn được mong đợi từ lâu.

Tại sao F-16 không phải là “phép màu” cho Ukraine?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vận động các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16. (Nguồn: AP)

Sự nâng cấp cần thiết

Suốt nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã vận động các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16 cho nước này và tuyên bố việc chuyển giao “lịch sử” của họ sẽ “tăng cường sức mạnh đáng kể” cho các lực lượng của Kiev.

Trong khi đó, Điện Kremlin đã lên án đề xuất này, gọi đây là một rủi ro lớn và cho biết các quốc gia cung cấp máy bay hoặc huấn luyện binh sĩ Ukraine, bao gồm cả Anh, đang “đùa với lửa”.

Giống như bệ phóng tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard và tên lửa Patriot trước đó, những chiếc F-16 đã trở thành biểu tượng cho sự ủng hộ của phương Tây, mà người Ukraine cho rằng sẽ mang lại sức mạnh giúp đẩy lùi lực lượng Nga.

Theo các chuyên gia quân sự, sự xuất hiện của các máy bay tiêm kích mới này sẽ là sự nâng cấp rất cần thiết cho quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu với lực lượng không quân vượt trội của Nga.

Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng, sẽ mất nhiều tháng để hoàn thành việc tích hợp vũ khí mới vào hệ thống của quân đội Ukraine, có nghĩa là các máy bay tiêm kích mới khó có thể đóng vai trò đáng kể nào trong cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của quốc gia Đông Âu trong năm nay.

Trong tất cả những bất ngờ mà lực lượng Kiev đã tạo ra suốt 15 tháng qua, việc họ đủ khả năng chống trả lực lượng không quân Nga sẽ là một trong những điều lớn nhất.

Các máy bay tiêm kích ưu việt của Nga được kỳ vọng nhanh chóng tiêu diệt phi đội già cỗi của Ukraine, giúp Moscow dễ dàng chiếm ưu thế trong việc tiến hành các cuộc không kích theo ý muốn.

Trái lại, lực lượng không quân Ukraine vẫn kiên định, trong khi các máy bay Nga tác chiến tại Ukraine liên tục đối mặt với nguy cơ bị tên lửa đất đối không bắn hạ mặc dù không quân Ukraine đã phải chịu tổn thất nặng nề và tương quan lực lượng vẫn đang bất lợi cho Ukraine.

Các phi công Ukraine tiết lộ, họ phải điều khiển máy bay chiến đấu, ví dụ như MiG-29, bay ở độ cao thấp, rất nguy hiểm để tránh các máy bay tiêm kích mạnh hơn của Nga và các hệ thống phòng không đáng gờm của nước này.

Điều này làm hạn chế khả năng tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của Nga. Họ cũng đề cập việc bị áp đảo bởi các máy bay Su-35 và tên lửa R-37 có tầm bắn vượt trội của Nga.

Vì vậy, Kiev đã hứng chịu tổn thất nghiêm trọng về phi công và máy bay. Đại tá Volodymyr Lohachov, người đứng đầu bộ phận phát triển hàng không của Lực lượng không quân Ukraine, chia sẻ với báo chí đầu tháng này rằng “các phi công của chúng tôi đang bay trên lưỡi dao”.

Không phải phép màu

Tuần trước, ông Edward Stringer, Tướng đã nghỉ hưu thuộc lực lượng không quân Hoàng gia Anh (RAF) nhận định trên Financial Times: “F-16 không phải là phép màu, mà là một biểu tượng giúp cuộc xung đột cân bằng hơn”.

Chuyên gia hàng không Gareth Jennings tại công ty tình báo quốc phòng Janes cho biết: “Tôi không nghĩ rằng những chiếc F-16 tự chúng sẽ mang lại ưu thế trên không cho Ukraine và tôi không nghĩ đó là mục đích của chúng. Thay vào đó, chúng sẽ cho phép Kiev giữ lực lượng không quân Nga ở khoảng cách xa tối đa có thể”.

Chiếc F-16 “Fighting Falcon” do Mỹ chế tạo lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong kực lượng không quân nước này vào năm 1980.

Máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được chế tạo cho cả chiến đấu không đối không và không đối đất đã trở nên phổ biến với quân đội trên khắp thế giới.

Hiện nay, nhiều nước đã loại khỏi biên chế và bán bớt những chiếc F-16 để thay thế chúng bằng những chiếc máy bay hiện đại hơn như F-35.

Nhưng theo một số chuyên gia, F-16 vẫn là một “bước nhảy vọt” so với những gì lực lượng không quân Ukraine hiện sở hữu. Bên cạnh đó, hiệu quả tác chiến của chúng sẽ phụ thuộc vào loại F-16 nào được cung cấp.

Cho dù những năm qua, hệ thống F-16 đã được lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nâng cấp các hệ thống điện tử và radar bên trong, một số nhà phân tích hàng không vẫn cảnh báo rằng, nếu Ukraine chỉ được cung cấp các phiên bản F16 cũ hơn, họ vẫn sẽ bị loại máy bay mới nhất của Nga vượt mặt.

Nhận định rằng phương Tây sẽ viện trợ cho Kiev những thứ lỗi thời, ông Douglas Barrie, chuyên gia cấp cao về hàng không vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) nói: “Những vũ khí, khí tài mà các quốc gia phương Tây đã từng cung cấp cho Ukraine đều không phải là thứ ‘hết đát’ đến mức vô dụng mà còn khá mới”.

Ngoài ra, điểm cốt yếu sẽ là loại vũ khí nào được cung cấp. Theo ông Barrie, việc cung cấp các tên lửa không đối không tầm xa hơn AIM-120 sẽ giúp hỗ trợ các lực lượng Ukraine về dài hạn.

Những chiếc F-16 cũng có thể được trang bị bom chính xác JDAM và tên lửa chống bức xạ HARM được thiết kế để tăng cường khả năng phòng không. Cả hai thứ vũ khí này đều đã được bàn giao cho Ukraine.

Tuy nhiên, theo ông Justin Bronk thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề an ninh-quốc phòng (RUSI), ngay cả với những tính năng trên, F-16 vẫn cần cảnh giác với hệ thống phòng không của Nga, có nghĩa là các tiêm kích này phải bay sát mặt đất khi ở gần tiền tuyến và điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của chúng.

Vậy làm thế nào tất cả điều này có thể được thực hiện nhanh chóng là câu hỏi lớn nhất. Riêng việc huấn luyện phi công ước tính mất tối thiểu 4 tháng, một số dự báo còn lâu hơn thế.

Ukraine cũng sẽ cần thợ cơ khí, đội ngũ hỗ trợ mặt đất và hậu cần. Sử dụng các nhà thầu phương Tây có thể tiết kiệm thời gian nhưng đây là một nhiệm vụ tối quan trọng. Điều đó có nghĩa là những chiếc F-16 sẽ không có khả năng đóng vai trò trong bất kỳ cuộc phản công nào sắp xảy ra.

Chuyên gia Barrie cho rằng, nếu có một cuộc phản công sắp được thực hiện trong thời gian tới, Ukraine sẽ phải vận dụng toàn bộ sức mạnh không quân đang sở hữu. Do đó, tác dụng lớn nhất của những chiến F-16 có lẽ sẽ là trong trung và dài hạn, như một sự đảm bảo quan trọng cho tương lai của Ukraine.

Kiev từ lâu đã nói rằng bất kể kết quả của chiến dịch giành lại lãnh thổ như thế nào, Ukraine cần một lực lượng quân sự theo tiêu chuẩn của NATO để bảo vệ đất nước trong thời gian dài.

Nhiều người coi quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đồng minh xuất khẩu F-16 là sự thừa nhận những lo ngại của Kiev là đúng và Washington sẵn sàng làm điều đó.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Xe tăng T-80BVM của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine tại khu vực Donetsk trong chiến sự Nga-Ukraine. Theo thông tin cập nhật từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/11, xe tăng T-80BVM của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine tại khu vực phía nam Donetsk. Cụ thể, các kíp lái T-80BVM...

Ukraine phàn nàn vì mới nhận được 1/10 số vũ khí Mỹ hứa chuyển

(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng thách thức lớn của Kiev là tới nay, chỉ 1/10 số vũ khí mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ trong năm 2024 được chuyển ra tiền tuyến. Theo Kiev Post, phát biểu gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng chỉ có 10% viện trợ quân sự mà Mỹ hứa chuyển cho Ukraine trong năm nay thực sự đã đến được tay phía Kiev, là có cơ sở.Trước đó,...

Switchblade 600 của Mỹ phá hủy tên lửa phòng không Tor của Nga

Đạn lảng vảng Switchblade 600 do Mỹ sản xuất tấn công và phá hủy thành công hệ thống tên lửa phòng không di động Tor của Nga tại Ukraine. Gần đây, một đoạn video lan truyền mạnh trên mạng xã hội đã ghi lại cảnh tượng đạn lảng vảng Switchblade 600 do Mỹ sản xuất tấn công và phá hủy thành công hệ thống tên lửa phòng không di động Tor của Nga tại Ukraine. Sự...

Bí mật phía sau khối ‘thép xanh’ của Thụy Điển khiến Nga ‘đứng ngồi không yên’

Kênh United 24 vừa công bố đoạn phim độc quyền ghi lại hình ảnh các xe tăng chủ lực Strv 122 của Thụy Điển trên chiến trường Ukraine vào ngày 27/10 vừa qua. Theo đó, Strv 122 được cho là phiên bản cải tiến của Leopard 2A5 của Đức, được thiết kế với lớp giáp dày hơn và nhiều tính năng nâng cấp, mang lại khả năng bảo vệ vượt trội trước hỏa lực của Nga....

Ứng dụng AI trong vũ khí tự động- con dao 2 lưỡi

(Dân trí) - Trong khi vũ khí tự động được sử dụng ngày càng nhiều, các nhà khoa học và người ủng hộ nhân quyền vẫn kêu gọi cần có quy định mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng các hệ thống này. Không có quy định cụ thể nào về vũ khí tự động sát thương và nhiều ý kiến khoa học cũng như nhân quyền cho rằng cần có những quy định như vậy.Tháng 11/2023, Úc đã bỏ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

Liên hợp quốc cảnh báo các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Mới nhất

Gấp rút xây đường dẫn lên cầu hơn 350 tỷ rồi… bỏ không

TPO - Tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thi công đường dẫn lên cầu Hà Bắc 2 nối tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh để sớm đưa công trình vào sử dụng. 09/11/2024 | 09:54 ...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5...

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

“1.001 tiện ích” sẵn sàng phục vụ cư dân mua căn hộ Sun Group tại Hà Nam

(Dân trí) - Đô thị Sun Urban City Hà Nam đang chinh phục nhiều khách hàng nhờ "1.001 tiện ích" đáp ứng mọi nhu cầu. Đây là minh chứng cho triết lý lấy con người làm gốc, đặt chất lượng sống của cư dân làm tôn chỉ phát triển mà chủ đầu tư Sun Group theo đuổi. Hệ sinh thái...

Mới nhất