Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVì sao thực phẩm bảo quản tủ lạnh vẫn có nguy cơ...

Vì sao thực phẩm bảo quản tủ lạnh vẫn có nguy cơ gây ngộ độc?


Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lưu ý, để đảm bảo an toàn thực phẩm, không chỉ tuân thủ các quy định về chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm, mà cần đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm suốt quá trình chế biến, phân phối, bao bì bao gói và điều kiện bảo quản.

Vì sao thực phẩm bảo quản tủ lạnh vẫn có nguy cơ gây ngộ độc? - Ảnh 1.

Môi trường tủ lạnh không diệt vi khuẩn và độc tố vi khuẩn nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn

Theo Cục an toàn thực phẩm, tại gia đình, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người còn lầm tưởng tủ lạnh là nơi vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển. Thực tế, thức ăn cho vào tủ lạnh nếu không đúng cách và bảo quản với thời gian không hợp lý vẫn có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn khi lấy đồ ăn từ tủ lạnh ra ăn.

Trong tủ lạnh kể cả ở ngăn đông, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá hủy. Chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người sẽ tỉnh táo trở lại, phát triển và hoạt động bình thường ngay.

Do đó, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá, trứng… không phải là loại thật tươi, sữa đã có vi khuẩn có hại…) thì nhiệt độ của tủ lạnh không thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm. Do đó, khi chúng ta ăn thực phẩm này có nguy cơ ngộ độc.

Để giảm thiểu các nguy cơ hư hỏng, ôi thiu, thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ít nhất từ 2 độ C hoặc thấp hơn, tránh vi khuẩn phát triển. Nếu nhiệt độ không khí trong ngăn tủ cho thấy cao hơn 2,5 độ C, hãy điều chỉnh điều khiển làm mát của tủ lạnh cho phù hợp.

Đôi khi nhiệt độ tủ lạnh vẫn chính xác nhưng cảm giác lại nóng hơn mức bình thường, vì lượng thực phẩm chứa trong tủ quá nhiều hoặc lưu trữ thực phẩm nóng hay mở tủ quá lâu. Do vậy, nên sử dụng nhiệt kế tủ lạnh, đặt nó trong phần ấm nhất của tủ lạnh, kiểm tra nhiệt độ không khí sau 24 giờ để đánh giá được thực phẩm đã được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ cần thiết.

Mù hè, thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, các vi khuẩn như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn… đều chịu lạnh giỏi.

Cục An toàn thực phẩm lưu ý, ở nhiệt độ lạnh tới -18 độ C, vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh -6 độ C thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli… vẫn tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, hầu hết các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách xử lý nhiệt và tránh nhiễm chéo, thực hành vệ sinh tốt. Trong đó, đun sôi thực phẩm trước khi ăn là biện pháp tốt nhất nhưng cần phải đảm bảo nấu chín kỹ phần bên trong thực phẩm, đặc biệt với thực phẩm đông lạnh.

Lưu ý bảo quản thực phẩm an toàn

Theo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), nên bảo quản lạnh hoặc đông lạnh ngay với các thực phẩm dễ ôi thiu nếu ở điều kiện thường. Nhưng nên nhớ, nhiệt độ bảo quản lạnh chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh; nhiệt độ đông lạnh là -18 độ C có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, nhưng vi khuẩn vẫn không bị chết.

Nên gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín; cần bảo quản riêng thực phẩm chín và thực phẩm tươi sống, rau củ.

Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh; nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu cần bỏ đi.

Đối với các sản phẩm từ sữa cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.

Luôn kiểm tra nhãn mác thực phẩm để thực hiện bảo quản thực phẩm đó theo đúng hướng dẫn.



Source link

Cùng chủ đề

Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Phụ huynh đồng hành giám sát, truy xuất nguồn gốc Năm đầu tiên được học tập ở ngôi trường mới, em Nguyễn Ngân Thùy, học sinh lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ, sau khi trải nghiệm bữa ăn bán trú đầu tiên ở ngôi trường mới, em thấy thú vị, khá ấn tượng. Thức ăn tại trường đa dạng, hợp khẩu vị, tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo ATTP. Đặc biệt, cứ vào thứ Sáu hàng...

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. ...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt

Lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng đó đã gây hoang mang dư luận, dẫn đến hậu quả, nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Liên quan đến vấn đề này, ngành y tế khẳng định, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào liên quan đến sử dụng muối tăng cường i-ốt ảnh hưởng sức khỏe. Trái lại,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng bất lợi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng bất lợi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

làm sao để kiểm soát?

Khát nước liên tục là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải đường. Quá trình này cũng làm...

Nối bàn tay đứt rời cho nữ bệnh nhân

Bàn tay phải của nữ bệnh nhân 54 tuổi bị đứt rời đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa nối thành công sau 6 giờ phẫu thuật. ...

Hà Giang: Tự chế pháo nổ, thanh niên 27 tuổi bị đa chấn thương

Theo các bác sỹ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, chấn thương của bệnh nhân Nguyễn Tuấn Anh, tổ 9, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, rất nặng, nguyên nhân có thể do tự chế pháo nổ. Chiều tối 14/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang tiếp nhận nam bệnh nhân Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1997), thường trú tại tổ 9, phường Quang Trung, thành...

Mới nhất

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Đồng chí Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thái Bình

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Trung,...

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

NDO - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Khu dân cư Khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn...

Mới nhất

làm sao để kiểm soát?