Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao thí sinh điểm cao vẫn rớt đợt 1?

Vì sao thí sinh điểm cao vẫn rớt đợt 1?


Xét tuyển đại học: Vì sao thí sinh điểm cao vẫn rớt đợt 1?- Ảnh 1.

Phụ huynh cùng con đến trường làm thủ tục nhập học năm nay

Thông tin được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Còn cơ hội xét tuyển bổ sung?” do Báo Thanh Niên tổ chức chiều 20.8.

Thí sinh điểm cao vẫn rớt nguyện vọng

Gửi câu hỏi đến chương trình, một thí sinh viết: “Do em quá tự tin vào điểm thi nên chỉ đăng ký 2 nguyện vọng, cuối cùng trượt cả 2 dù chỉ thiếu 0,15-0,25 điểm. Em rất tiếc vì đã không có các phương án dự phòng…”. Chia sẻ trong chương trình, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, nói: “Câu chuyện này đã được cảnh báo rất nhiều trước khi thí sinh đặt nguyện vọng xét tuyển. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo không nên chọn quá nhiều nguyện vọng nhưng cũng không nên chọn quá ít tránh nguy cơ ‘trắng tay'”.

Không chỉ trường hợp trên, thạc sĩ Tư phân tích thêm: “Có những thí sinh điểm khá cao nhưng vẫn rớt nguyện vọng mong muốn. Điều này xuất phát từ sự chủ quan, thí sinh khi đặt nguyện vọng chỉ dựa vào điểm số của mình mà không dựa trên sự phân tích tổng thể tình hình chung. Nếu điểm mình cao và điểm nhiều bạn khác cũng cao thì cần phải có chiến lược chọn nguyện vọng phù hợp cho tình huống này”.

Nhưng trong giai đoạn này, thạc sĩ Quảng Tư cho rằng điều thí sinh cần làm tìm hiểu thông tin xét tuyển bổ sung của các trường. Hiện nhiều trường đang nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung đến hết ngày 31.8, ví dụ Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. Với kế hoạch kết thúc xét bổ sung này, thí sinh dù trúng tuyển đợt sau vẫn kịp nhập học cùng đợt với thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Liên quan vấn đề này, ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng nói: “Có những thí sinh may mắn trúng tuyển vào ĐH như mong muốn, có nhưng em vẫn chưa có được may mắn này. Thí sinh chưa trúng tuyển như nguyện vọng, cần cân nhắc kỹ việc có nên từ chối nhập học để xét bổ sung vì không phải trường nào, ngành nào cũng xét bổ sung. Nếu có xét tuyển bổ sung thì chỉ tiêu cũng không nhiều và điểm chuẩn phải từ mức ở đợt 1 trở lên”.

Xét tuyển đại học: Vì sao thí sinh điểm cao vẫn rớt đợt 1?- Ảnh 2.

Chuyên gia tham dự chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến của Báo Thanh Niên chiều 20.8

Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 vẫn muốn… đổi ngành

Nhiều câu hỏi đến chương trình tư vấn băn khoăn liệu các ngành ‘hot’ còn chỉ tiêu xét tuyển đợt bổ sung. Giải đáp băn khoăn này, thạc sĩ Cao Quảng Tư cho hay đặc thù của giai đoạn xét tuyển bổ sung mỗi trường thực hiện theo kế hoạch riêng. Do đó, thí sinh cần theo dõi thông tin từng trường thông báo. Hiện nhiều trường đã ra thông báo xét bổ sung nhưng có thể trường khác sẽ có thông báo trong các ngày tới. Ví dụ Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn hiện đang nhận xét tuyển bổ sung theo 3 phương thức cho tất cả các ngành, trong đó có nhiều ngành thí sinh quan tâm.

Ông Vũ Quang Huy cũng cho biết Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dự kiến xét khoảng 1.000 chỉ tiêu đợt bổ sung. Trong đó có các ngành “hot” như công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện, công nghệ kỹ thuật ô tô… Tuy nhiên, lời khuyên với thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 nhưng băn khoăn từ chối nhập học để xét bổ sung, ông Quang Huy cho rằng: “Trường hợp này, thí sinh cần suy nghĩ thật kỹ và không nên trông chờ quá nhiều vào xét tuyển bổ sung vì nhiều trường không còn bổ sung, có trường xét nhưng không nhiều chỉ tiêu. Do đó, việc có nên lựa chọn nhập học với một nguyện vọng thứ 4, 5 trong danh sách hay không thì vấn đề quan trọng là sự tương đồng với ngành nghề mình yêu thích ở mức độ nào”.

Nói về trường hợp tương tự, thạc sĩ Cao Quảng Tư cho biết sau khi công bố điểm chuẩn có những thí sinh gọi về trường hỏi còn cách nào để thay đổi nguyện vọng đã trúng tuyển trong đợt 1. Trong đó có cả những thí sinh dù đã trúng tuyển ngay nguyện vọng 1 vẫn cảm thấy đó chưa phải là lựa chọn phù hợp nhất, ngành học yêu thích nhất nên muốn tìm thêm cơ hội xét tuyển bổ sung. Với các trường hợp này, thạc sĩ Tư tư vấn: “Thực ra mỗi ngành đào tạo đều luôn có giá trị nhất định. Không phải cứ học ngành đó là ra trường có việc làm và đương nhiên thành công. Sự thành công của một người đến từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là sự đam mê và sự nỗ lực của chính người học. Chỉ cần đủ khả năng, đam mê thì lựa chọn nào cũng là lựa chọn tốt. Chúng ta không có sự lựa chọn hoàn hảo nhất mà chỉ có sự lựa chọn phù hợp nhất”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/xet-tuyen-dai-hoc-vi-sao-thi-sinh-diem-cao-van-rot-dot-1-185240821094445769.htm

Cùng chủ đề

Trường THPT nào ở nội thành Hà Nội có điểm chuẩn 7-7,5 điểm/môn vào lớp 10?

(Dân trí) - Năm 2024, có khoảng 20 trường THPT ở các quận nội thành Hà Nội lấy điểm chuẩn vào lớp 10 trong khoảng 7-7,5 điểm/môn, tập trung nhiều ở quận Nam Từ Liêm, Long Biên và Thanh Xuân. Ở mức điểm chuẩn 7-7,5 điểm/môn vào lớp 10, Nam Từ Liêm, Long Biên và Thanh Xuân mỗi quận có 3 trường. Trong số này, Trường THPT Đại Mỗ lấy 34,5 điểm ở đợt tuyển bổ sung, tức chỉ 6,9...

Ra đề thi tốt nghiệp không đồng đều dẫn tới lạm phát điểm

Đại diện Bộ GD-ĐT nhận định việc ra đề tốt nghiệp giữa các năm và giữa các môn học không đồng đều nên có tình trạng lạm phát điểm cao. Năm 2025, trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ và thi riêng phải sau 31/5, Thí sinh dự thi khoa học xã hội gần gấp đôi khoa học tự nhiên Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. Ông...

Vì sao học phí đắt, lương thấp nhưng ngành y vẫn ‘hút’ người học?

Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học. ...

Lý do khiến loạt sinh viên trường top bị buộc thôi học

(Dân trí) - Hàng loạt sinh viên một trường đại học top đầu ở TPHCM dự kiến bị buộc thôi học, bị cảnh báo học tập. Theo thông tin từ Trường Đại học Luật TPHCM, hàng loạt sinh viên chính quy trường này dự kiến bị buộc thôi học, bị cảnh báo học tập vì lý do kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2023-2024 yếu kém.Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau: Có...

3 trường học dù tuổi đời non trẻ nhưng điểm chuẩn lớp 10 đứng nhất, nhì TPHCM

Trường THPT Gia Định Trường được thành lập từ năm 1956, thuộc giáo xứ Nguyễn Duy Khang do linh mục Vũ Khoa Cử làm giám đốc, nên được gọi là Trường tư thục Nguyễn Duy Khang. Sau ngày đất nước thống nhất, trường được quốc lập hóa và thành lập Trường Phổ thông cấp 2, 3 Thạnh Mỹ Tây, năm 1995 đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2,3 Gia Định. Đến năm 1999, trường tách cấp 2 và chuyển thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Phát huy vai trò là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Biểu dương những kết quả mà trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã đạt được trong thời gian qua, đồng chí Phan Xuân Thủy mong nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích, thế mạnh của mình, luôn là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh, được nhiều phụ huynh tin tưởng, gửi gắm con em mình vào học tập. ...

Đại sứ New Zealand: Việt Nam là thị trường giáo dục ưu tiên của chúng tôi

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford ví von giáo dục như một 'viên ngọc trên chiếc vương miện' của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Chia sẻ về lý do chọn Việt Nam triển khai học bổng NZUA, Đại...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386/ QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp...

Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của giáo viên

Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ nhiều câu chuyện, khó khăn và nguyện vọng với Người đứng đầu Chính phủ.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo...

Mới nhất

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. ...

Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn

Theo Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên toàn quốc có 74,2% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn, trong đó có 55,1% số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung và 19,1% số hộ sử dụng nước từ cấp nước hộ gia...

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 trên cơ sở tổng hợp báo cáo báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh...

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -...

Mới nhất